Câu hỏi:
07/07/2024 490Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 21 đến 27:
Sao chổi bắt nguồn từ các khu vực xa nhất của hệ Mặt Trời, còn được gọi là vùng Oort. Chúng được hình thành từ những mảnh vỡ của các vật thể trong hệ Mặt Trời. Phần lõi của Sao chổi là một khối rắn có thành phần chủ yếu là bụi, khí và nước đóng băng, được bao xung quanh bởi một lớp khí đóng băng. Khi Sao chổi bị lực hấp dẫn kéo vào bầu khí quyển của Trái Đất và có thể nhìn thấy được, chúng được gọi là sao băng. Khi tiếp xúc với khí quyển, sao băng bắt đầu sáng lên do sự ma sát, thường xảy ra ở độ cao từ 50 đến 85 km so với bề mặt Trái Đất. Trước khi tiếp cận khoảng cách nhỏ hơn 50 km so với bề mặt Trái Đất, hầu hết sao băng bị bốc cháy hoàn toàn.
Những cuộc tranh luận về Sao chổi nhỏ tập trung vào việc liệu các đốm tối và vệt sẫm nhìn thấy trong các bức ảnh chụp bầu khí quyển Trái Đất có phải do nhiễu công nghệ ngẫu nhiên hay là do sự rơi liên tục của những Sao chổi nhỏ được tạo thành từ băng. Gần đây, các hình ảnh này được chụp bởi các thiết bị công nghệ cao là UVA và VIS, được đặt trong một vệ tinh quay quanh từ quyển của Trái đất. UVA và VIS được sử dụng để chụp ảnh hiện tượng bắc cực quang, xảy ra trong từ quyển. Công nghệ UVA và VIS có thể cung cấp hình ảnh của các bức xạ mà con người không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Ảnh chụp bầu khí quyển Trái Đất bằng các thiết bị UVA và VIS đều hiển thị các đốm tối và vệt sẫm rất rõ ràng, liệu đây có phải do nhiễu công nghệ, hay do các biến cố tự nhiên, chẳng hạn như Sao chổi nhỏ đi vào bầu khí quyển. Các lớp khí quyển của Trái Đất được thể hiện trong Hình 1.
Hai nhà khoa học đã tranh luận với nhau về việc liệu có một cơn mưa liên tục tạo ra bởi sự bốc cháy của các sao chổi trong từ quyển của Trái Đất hay không?
Nhà khoa học 1
Các Sao chổi nhỏ bị bị lực hấp dẫn kéo vào bầu khí quyển của Trái Đất và bốc cháy trong từ quyển. Chúng có đường kính khoảng 20 đến 30 feet và bốc cháy trong từ quyển vì chúng nhỏ hơn nhiều so với các Sao chổi trở thành các sao băng. Các Sao chổi có bán kính lớn hơn sẽ bốc cháy trong các phần của bầu khí quyển gần Trái Đất hơn. Khoảng 30000 Sao chổi nhỏ đi vào từ quyển của Trái Đất mỗi ngày. Các đốm tối và vệt sẫm màu trên ảnh UVA và VIS xảy ra khi các Sao chổi nhỏ bắt đầu bốc hơi trong từ quyển, giải phóng krypton, argon và tạo ra khí H2O tương tác với các gốc hydroxyl, OH-. Các hình ảnh được chụp bởi các thiết bị này tại các thời điểm khác nhau cho thấy các đốm tối và vệt sẫm ở cùng một tần số, đồng thời đưa ra bằng chứng thuyết phục ủng hộ giả thuyết Sao chổi nhỏ. Nếu các đốm tối và vệt sẫm là do sự nhiễu công nghệ ngẫu nhiên, thì tần suất xuất hiện của chúng sẽ dao động.
Nhà khoa học 2
Các đốm tối và vệt sẫm trong ảnh UVA và VIS là do nhiễu công nghệ, không phải là Sao chổi nhỏ. Nếu giả thuyết Sao chổi nhỏ là đúng và cứ mỗi phút có 20 Sao chổi nhỏ rơi xuống bầu khí quyển, thì cứ 5 phút sẽ nhìn thấy một vật thể sáng ít nhất 2 lần. Điều này là do, khi các vật thể đi vào tầng trung lưu của Trái Đất, chúng sẽ bốc cháy, tạo ra những đám mây hạt băng lớn. Khi các hạt băng bốc hơi, độ sáng của chúng trên bầu trời xấp xỉ bằng độ sáng của Sao Kim. Vì Sao chổi hiếm khi đi vào bầu khí quyển của Trái Đất nên những đốm sáng như vậy rất ít khi xảy ra, ít hơn rất nhiều so với hai lần sau mỗi 5 phút, vì vậy giả thuyết Sao chổi nhỏ là không đúng. Hơn nữa, vì Sao chổi bắt nguồn từ các khu vực xa nhất của hệ Mặt Trời, nên chúng chứa argon và krypton. Nếu giả thuyết Sao chổi nhỏ là đúng và và mỗi ngày có 30000 Sao chổi rơi xuống Trái Đất, thì lượng krypton trong khí quyển sẽ gấp 500 lần so với thực tế.
Phần tư duy khoa học / giải quyết vấn đê
Các thiên thạch khi nằm trong phạm vi 50 km từ bề mặt Trái Đất thì chúng sẽ
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Theo phần thứ nhất của đoạn văn, ta có: Hầu hết các thiên thạch bốc hơi hoàn toàn trước khi chúng nằm trong phạm vi 50 km từ bề mặt Trái Đất.
Chọn C
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Phát biểu sau đây là đúng hay sai?
Các Sao chổi ở vị trí cách bề mặt Trái Đất khoảng 50 đến 85 km sẽ ma sát với không khí khiến chúng phát sáng và có thể nhìn thấy được.
Lời giải của GV VietJack
Theo phần thứ nhất của đoạn dẫn: Khi Sao chổi bị lực hấp dẫn kéo vào khí quyển Trái Đất thì có thể tạo thành hiện tượng sao băng, tức là có thể nhìn thấy từ bề mặt Trái Đất. Khi tiếp xúc với khí quyển, Sao chổi bắt đầu sáng lên do sự ma sát, thường xảy ra ở độ cao từ 50 đến 85 km so với bề mặt Trái Đất.
Chọn B
Câu 3:
Nhà khoa học 1 có thể sẽ đề xuất sử dụng các thiết bị công nghệ cao để chụp ảnh các vật thể trong khí quyển nhằm nghiên cứu và tìm kiếm các sao chổi nhỏ trong khu vực nào sau đây?
Lời giải của GV VietJack
Theo lập luận của Nhà khoa học 1: Khoảng 30000 Sao chổi nhỏ đi vào từ quyển của Trái Đất mỗi ngày. Các đốm tối và vệt sẫm màu trên ảnh UVA và VIS xảy ra khi các Sao chổi nhỏ bắt đầu bốc hơi trong từ quyển, giải phóng krypton, argon và tạo ra khí H2O tương tác với các gốc hydroxyl, OH−. Các hình ảnh được chụp bởi các thiết bị này tại các thời điểm khác nhau cho thấy các đốm tối và vệt sẫm ở cùng một tần số, đồng thời đưa ra bằng chứng thuyết phục ủng hộ giả thuyết Sao chổi nhỏ.
Theo giả thuyết này, các thiết bị công nghệ cao có thể chụp ảnh từ quyển mới hữu ích cho việc quan sát các Sao chổi nhỏ.
→ Các thiết bị công nghệ cao có thể ghi dữ liệu cách mặt nước biển lớn hơn 600 km để chụp ảnh các vật thể trong khí quyển nhằm nghiên cứu và tìm kiếm các sao chổi nhỏ mới đem lại hiệu quả cao nhất.
Chọn D
Câu 4:
Đa phần các Sao chổi hiện nay trên có quỹ đạo là hình _______.
Lời giải của GV VietJack
Đáp án
Đa phần các Sao chổi hiện nay trên có quỹ đạo là hình elip.
Giải thích
Theo phần dẫn, ta có: Hầu hết các Sao chổi có quỹ đạo hình elip (hình bầu dục), nó khác biệt so với các vật thể khác trong Hệ Mặt Trời.
Câu 5:
Giả sử một nghiên cứu về các đốm tối và vệt sẫm trong hình ảnh UVA và VIS cho thấy mức độ krypton trong khí quyển cao gấp 500 lần so với mức bình thường. Những kết quả của nghiên cứu này sẽ ảnh hưởng đến quan điểm của các nhà khoa học như thế nào?
Lời giải của GV VietJack
Theo lập luận của Nhà khoa học 1: Các hình ảnh được chụp bởi các thiết bị này tại các thời điểm khác nhau cho thấy các đốm tối và vệt sẫm ở cùng một tần số, đồng thời đưa ra bằng chứng thuyết phục ủng hộ giả thuyết Sao chổi nhỏ. Nếu các đốm tối và vệt sẫm là do sự nhiễu công nghệ ngẫu nhiên, thì tần suất xuất hiện của chúng sẽ dao động.
→ Nhà Khoa học 1 cho rằng sự thay đổi trong điều kiện khí quyển xung quanh những đốm tối và vệt sẫm này sẽ hỗ trợ cho quan điểm đó. Nhà khoa học 1 cũng cho rằng: Sao chổi giải phóng krypton khi chúng bốc cháy, vì vậy việc phát hiện ra krypton xung quanh các đốm tối và vệt sẫm ủng hộ quan điểm của Nhà khoa học 1.
Chọn A
Câu 6:
Khẳng định nào sau đây về Sao chổi nhỏ là phù hợp nhất với quan điểm của Nhà khoa học 1?
Lời giải của GV VietJack
Nhà khoa học 1 cho rằng: Sao chổi nhỏ quá nhỏ để trở thành sao băng. Nhà khoa học 1 cũng cho rằng các Sao chổi nhỏ bốc cháy trong từ quyển, nhưng phần dẫn đề cập các sao băng bốc cháy ở độ cao từ 50 đến 85 km trên bề mặt Trái Đất, nghĩa là trong tầng trung lưu.
→ Không có Sao chổi nhỏ nào từng trở thành sao băng.
Chọn A
Câu 7:
Cho elip có phương trình \(\frac{{{x^2}}}{{{a^2}}} + \frac{{{y^2}}}{{{b^2}}} = 1\), với các tiêu điểm \({F_1}( - c;0),\,\,{F_2}(c;0);\,\,\left( {c = \sqrt {{a^2} - {b^2}} } \right)\). Với điểm M(x;y) thuộc elip, ta có bán kính qua tiêu của M là MF1, MF2 trong đó: \(M{F_1} = a + \frac{c}{a}x,\) \(M{F_2} = a - \frac{c}{a}x\) và tâm sai \(e = \frac{c}{a} < 1\).
Sao chổi Halley là sao chổi nổi tiếng nhất trong các sao chổi theo chu kỳ. Quỹ đạo chuyển động của sao chổi Halley là một elip, nhận tâm Mặt Trời là một tiêu điểm, có tâm sai bằng 0,967. Biết khoảng cách gần nhất từ sao chổi Halley đến tâm Mặt Trời là khoảng 88.106 km. Khoảng cách xa nhất từ sao chổi Halley đến tâm Mặt Trời là (1) _____ triệu km. (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất).
Lời giải của GV VietJack
Đáp án
Sao chổi Halley là sao chổi nổi tiếng nhất trong các sao chổi theo chu kỳ. Quỹ đạo chuyển động của sao chổi Halley là một elip, nhận tâm Mặt Trời là một tiêu điểm, có tâm sai bằng 0,967. Biết khoảng cách gần nhất từ sao chổi Halley đến tâm Mặt Trời là khoảng 88.106 km. Khoảng cách xa nhất từ sao chổi Halley đến tâm Mặt Trời là (1) 5245,3 triệu km. (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất).
Giải thích
Chọn hệ trục toạ độ sao cho tâm Mặt Trời trùng với tiêu điểm F1 của elip, đơn vị trên các trục là triệu km.
Phương trình chính tắc của quỹ đạo elip này là \(\frac{{{x^2}}}{{{a^2}}} + \frac{{{y^2}}}{{{b^2}}} = 1\,\,(a > b > 0)\)
Gọi toạ độ của sao chổi Halley là M(x; y).
Khoảng cách giữa sao chổi Halley và tâm Mặt Trời là MF1
\({\rm{M}}{{\rm{F}}_1} = {\rm{a}} + \frac{c}{a}{\rm{x}}\), vì \( - {\rm{a}} \le {\rm{x}} \le {\rm{a}}\) nên \({\rm{a}} - {\rm{c}} \le {\rm{M}}{{\rm{F}}_1} \le {\rm{a}} + {\rm{c}}\)
→ Khoảng cách gần nhất từ sao chổi Halley đến tâm Mặt Trời là a − c
Theo đề bài, ta có:
Khoảng cách gần nhất từ sao chổi Halley đến tâm Mặt Trời là khoảng 88.106 km
→ a − c = 88.
Mặt khác, elip có tâm sai bằng 0,967
\( \to \frac{c}{a} = 0,967 \to \frac{a}{1} = \frac{c}{{0,967}} = \frac{{a - c}}{{1 - 0,967}} = \frac{{88}}{{1 - 0,967}} = \frac{{8000}}{3} \to \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{a = \frac{{8000}}{3}}\\{c = \frac{{7736}}{3}}\end{array}} \right.\)
→ Khoảng cách xa nhất từ sao chổi Halley đến tâm Mặt Trời là:
\(a + c = \frac{{15736}}{3} \approx 5245,3\) (triệu km).
Vậy khoảng cách xa nhất từ sao chổi Halley đến tâm Mặt Trời là khoảng 5245,3 triệu km.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Phần tư duy đọc hiểu
Hãy tìm một cụm từ không quá hai tiếng trong văn bản để hoàn thành nhận định sau:
Theo đoạn [2], Mức độ rủi ro của selfie đã được khảo sát trên phạm vi (1) __________ và đối chiếu với mức độ nguy hiểm do cá mập tấn công ở một báo cáo khác.
Câu 6:
Trong không gian \(Oxyz\), cho ba vecto \(\vec a = \left( {1;2; - 3} \right),\vec b = \left( {2; - 1;0} \right),\vec c = \left( {m; - 2;3} \right)\). Giá trị của \(m\) để ba vectơ \(\vec a,\vec b,\vec c\) đồng phẳng là
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy tốc chiến Đại học Bách khoa năm 2023-2024 có đáp án (Đề 1)
ĐGTD ĐH Bách khoa - Đọc hiểu chủ đề môi trường - Đề 1
ĐGTD ĐH Bách khoa - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh - Thì tương lai hoàn thành
ĐGTD ĐH Bách khoa - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh - Thì hiện tại đơn
Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 24)
Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 7)
về câu hỏi!