Câu hỏi:
07/07/2024 644Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 28 đến 33:
Ở người, nguyên nhân gây hội chứng Down sơ cấp là do sự không phân li của cặp NST số 21 trong quá trình hình thành trứng. Trứng mang 2 NST số 21 thụ tinh với tinh trùng bình thường hình thành hợp tử mang 3 NST 21, phát triển thành cơ thể mang hội chứng Down. Quá trình này thường gặp ở những người mẹ sinh con khi lớn tuổi, không mang tính di truyền theo gia đình.
Tuy nhiên, có khoảng 4% người mang hội chứng Down thứ cấp là do di truyền và mang tính chất phả hệ trong gia đình. Nguyên nhân của hiện tượng này là do đột biến chuyển đoạn NST 14 – 21. Những người mang đột biến chuyển đoạn có 45 NST, trong đó 1 NST 21 gắn với NST số 14 hình thành 1 NST dài (14 – 21), có kiểu hình và sinh sản bình thường.
Trong quá trình hình thành giao tử ở người mang NST chuyển đoạn 14 – 21, các NST 21 và NST 14 phân li theo 3 cách với xác suất như nhau:
Cách 1: NST chuyển đoạn 14 – 21 đi về một giao tử và giao tử còn lại mang đồng thời 1 NST 21 và 1 NST 14.
Cách 2: NST chuyển đoạn 14 – 21 và NST 21 phân ly về cùng một giao tử, giao tử còn lại chỉ mang 1 NST 14.
Cách 3: NST 14 – 21 và NST 14 phân ly về cùng một giao tử, giao tử còn lại chỉ mang 1 NST 21.
Sự thụ tinh giữa giao tử có chứa đồng thời 1 NST 14 – 21, 1 NST số 21 với giao tử bình thường có chứa 1 NST số 14, 1 NST số 21 hình thành hợp tử có 46 NST nhưng dư một phần NST số 21, do đó phát sinh thành thể Down.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đột biến chuyển đoạn NST là sự trao đổi những đoạn NST không tương đồng, làm thay đổi nhóm gen liên kết, ví dụ như ở đây NST số 21 được gắn với NST số 14.
Chọn B
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về cha mẹ của người mắc hội chứng Down sơ cấp?
Lời giải của GV VietJack
Hội chứng Down sơ cấp không mang tính di truyền, nguyên nhân từ sự phân li bất thường của NST trong quá trình hình thành trứng. Vì vậy trong gia đình có con bị mắc bệnh Down, cha mẹ của người đó đều có kiểu hình bình thường, và trong tế bào sinh dưỡng có chứa 46 NST.
Chọn D
Câu 3:
Điền số thích hợp vào chỗ trống dưới đây
Người mắc hội chứng Down sơ cấp có (1) ______ nhiễm sắc thể.
Người mắc hội chứng Down thứ cấp có (2) _____ nhiễm sắc thể.
Lời giải của GV VietJack
Đáp án
Người mắc hội chứng Down sơ cấp có (1) __47_ _ nhiễm sắc thể.
Người mắc hội chứng Down thứ cấp có (2) __46_ _ nhiễm sắc thể.
Giải thích
Người mắc hội chứng Down sơ cấp có 3 NST số 21.
Người mắc hội chứng Down thứ cấp có 46 NST nhưng dư một phần NST số 21.
Câu 4:
Anh A bình thường sinh một người con trai mắc hội chứng Down. Chị của anh A bình thường nhưng sinh một người con gái mắc hội chứng Down. Anh trai của anh A bị Down. Biết rằng trong phân bào, quá trình phân ly NST diễn ra bình thường và không xuất hiện đột biến mới, vợ của anh A bình thường, không mang NST đảo đoạn 14 – 21. Phát biểu nào sau đây là đúng?
Lời giải của GV VietJack
Do quá trình phân ly NST diễn ra bình thường, không xuất hiện đột biến; mà anh A và chị của anh A bình thường đều sinh con mắc hội chứng Down → hội chứng Down thứ cấp do di truyền.
Người mắc hội chứng Down thứ cấp do di truyền vẫn có 46 NST, trong đó có 1 NST chuyển đoạn 14 – 21, nên con trai của anh A có 46 NST.
Anh A di truyền lại cho con NST số 14 – 21 mà anh A lại có kiểu hình bình thường, nên anh A có 45 NST.
Chọn C
Câu 5:
Một người đàn ông bình thường có 45 NST với 1 NST mang đột biến chuyển đoạn 14 – 21 kết hôn với người phụ nữ bình thường. Nếu tất cả các tế bào sinh tinh đều giảm phân theo cách 1 và không xuất hiện đột biến mới thì nội dung nào sau đây đúng?
Lời giải của GV VietJack
Do tế bào sinh tinh giảm phân theo cách 1 nên con của người đàn ông này có khả năng sẽ mang nhiễm sắc thể chuyển đoạn 14 – 21. Trong trường hợp này cháu của ông ta sẽ có khả năng mắc hội chứng Down. Nếu người con không mang NST chuyển đoạn thì bộ NST của người con sẽ bình thường, gồm 46 NST.
Chọn D
Câu 6:
Phát biểu sau đây đúng hay sai?
Một giao tử bình thường, kết hợp với một trong hai giao tử trong trường hợp phân li số 3, thì có khả năng tạo ra hợp tử không mang NST số 14 nào.
Lời giải của GV VietJack
Giao tử bình thường luôn chứa NST số 14, nên cho dù kết hợp với giao tử không chứa NST số 14 ở trường hợp phân li thứ 3, thì vẫn tạo ra được hợp tử chứa 1 NST số 14.
Chọn B
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Phần tư duy đọc hiểu
Hãy tìm một cụm từ không quá hai tiếng trong văn bản để hoàn thành nhận định sau:
Theo đoạn [2], Mức độ rủi ro của selfie đã được khảo sát trên phạm vi (1) __________ và đối chiếu với mức độ nguy hiểm do cá mập tấn công ở một báo cáo khác.
Câu 4:
Phần tư duy khoa học / giải quyết vấn đê
Các thiên thạch khi nằm trong phạm vi 50 km từ bề mặt Trái Đất thì chúng sẽ
Câu 6:
Phát biểu sau đúng hay sai?
Nếu Thí nghiệm 3 được lặp lại ở 80°C, độ dẫn điện của các dung dịch đều tăng, ngoại trừ hydrogen chloride giảm; nước tinh khiết và sucrose không thay đổi (do nước tinh khiết và sucrose không dẫn điện).
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy tốc chiến Đại học Bách khoa năm 2023-2024 có đáp án (Đề 1)
ĐGTD ĐH Bách khoa - Đọc hiểu chủ đề môi trường - Đề 1
ĐGTD ĐH Bách khoa - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh - Thì tương lai hoàn thành
ĐGTD ĐH Bách khoa - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh - Thì hiện tại đơn
Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 24)
Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 7)
về câu hỏi!