Câu hỏi:
07/07/2024 467Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 34 đến 40:
Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan. Trong đó, dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch và chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi. Quá trình phân li các chất khi tan trong nước thành các ion được gọi là sự điện li. Chất điện li là chất khi tan trong nước phân li thành các ion. Chất không điện li là chất khi tan trong nước không phân li thành các ion. Nước đóng vai trò quan trọng trong sự điện li của một chất. Điều này được giải thích bởi nước là phân tử phân cực (liên kết O – H là liên kết cộng hoá trị phân cực, cặp electron dùng chung lệch về phía oxygen, nên ở oxygen có dư điện tích âm, còn ở hydrogen có dư điện tích dương). Nên khi hoà tan một chất điện li vào nước, xuất hiện tương tác của nước với các ion. Tương tác này sẽ bứt các ion khỏi tinh thể (hoặc phân tử) để tan vào nước. Vì thế khi một chất có liên kết ion hay liên kết cộng hóa trị phân cực hòa tan vào nước thì phân tử các chất này sẽ bị bao bọc và tương tác với phân tử nước, tách các chất này ra thành các ion, ion dương tách ra bởi nguyên tử oxygen (mang điện âm) còn ion âm được tách ra bởi nguyên tử hydrogen (mang điện dương) của nước. Bản chất của dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện như electron (trong kim loại) hoặc ion (trong dung dịch, trong muối nóng chảy,...). Vì vậy, một số dung dịch chứa chất tan, dẫn điện được là do trong dung dịch của chúng có các tiểu phân mang điện tích chuyển động tự do được gọi là các ion. Ampe kế là một thiết bị được sử dụng để đo cường độ dòng điện (xem Hình 1).
Hình 1. Sơ đồ thí nghiệm về khả năng dẫn điện của một số dung dịch
Các thí nghiệm sau đây đã được thực hiện để kiểm tra giả thuyết: việc tăng lượng chất tan hoặc nhiệt độ sẽ làm tăng độ dẫn điện của dung dịch.
Thí nghiệm 1
Các dung dịch bao gồm 5,0 g mỗi chất tan hòa tan trong 100 ml nước tinh khiết ở 20°C. Nước tinh khiết cũng đã được thử nghiệm. Kết quả được thể hiện trong Bảng 1.
Bảng 1 |
|
Dung dịch |
Chỉ số trên ampe kế (mA) |
Nước tinh khiết (H2O) |
0,0 |
Hydrogen chloride (HCl) |
5,9 |
Sucrose (C12H22O11) |
0,0 |
Potassium chloride (KCl) |
2,9 |
Sodium fluoride (NaF) |
5,0 |
Magnesium acetate (Mg(C2H3O2)2) |
2,1 |
Thí nghiệm 2
Thí nghiệm 1 được lặp lại, trong đó lượng chất tan của mỗi dung dịch được tăng lên 10,0 g trong 100 ml nước tinh khiết ở 20°C. Kết quả được thể hiện trong Bảng 2.
Bảng 2 |
|
Dung dịch |
Chỉ số trên ampe kế (mA) |
Nước tinh khiết (H2O) |
0,0 |
Hydrogen chloride (HCl) |
11,4 |
Sucrose (C12H22O11) |
0,0 |
Potassium chloride (KCl) |
5,5 |
Sodium fluoride (NaF) |
8,5 |
Magnesium acetate (Mg(C2H3O2)2) |
3,4 |
Thí nghiệm 3
Thí nghiệm 2 được lặp lại ở 50°C. Kết quả được thể hiện trong Bảng 3.
Bảng 3 |
|
Dung dịch |
Chỉ số trên ampe kế (mA) |
Nước tinh khiết (H2O) |
0,0 |
Hydrogen chloride (HCl) |
1,7 |
Sucrose (C12H22O11) |
0,0 |
Potassium chloride (KCl) |
7,4 |
Sodium fluoride (NaF) |
12,0 |
Magnesium acetate (Mg(C2H3O2)2) |
4,7 |
Phát biểu sau đúng hay sai?
Nếu Thí nghiệm 3 được lặp lại ở 80°C, độ dẫn điện của các dung dịch đều tăng, ngoại trừ hydrogen chloride giảm; nước tinh khiết và sucrose không thay đổi (do nước tinh khiết và sucrose không dẫn điện).
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Dựa vào kết quả của Thí nghiệm 2 và 3, ta thấy khi tăng nhiệt độ thì độ dẫn điện của các dung dịch đều tăng, ngoại trừ HCl giảm (từ 11,4 xuống 1,7); nước tinh khiết và sucrose không thay đổi (do nước tinh khiết và sucrose không dẫn điện).
Chọn A
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Các phát biểu sau đúng hay sai?
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
Khả năng dẫn điện của nước vôi trong (dung dịch Ca(OH)2 trong nước) khi để trong không khí giảm dần theo thời gian. |
||
Nước tinh khiết được thử nghiệm trong cả ba thí nghiệm để chứng minh nước tinh khiết là một chất dẫn điện tốt. |
||
Dung dịch NaF dẫn được điện, còn NaF nóng chảy và NaF rắn, khan không có khả năng dẫn điện. |
||
Từ Thí nghiệm 1 và 2, kết quả thí nghiệm của dung dịch HCl không ủng hộ giả thuyết: việc tăng lượng chất tan sẽ làm tăng độ dẫn điện của dung dịch. |
Lời giải của GV VietJack
Đáp án
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
Khả năng dẫn điện của nước vôi trong (dung dịch Ca(OH)2 trong nước) khi để trong không khí giảm dần theo thời gian. |
X | |
Nước tinh khiết được thử nghiệm trong cả ba thí nghiệm để chứng minh nước tinh khiết là một chất dẫn điện tốt. |
X | |
Dung dịch NaF dẫn được điện, còn NaF nóng chảy và NaF rắn, khan không có khả năng dẫn điện. |
X | |
Từ Thí nghiệm 1 và 2, kết quả thí nghiệm của dung dịch HCl không ủng hộ giả thuyết: việc tăng lượng chất tan sẽ làm tăng độ dẫn điện của dung dịch. |
X |
Giải thích
1. Đúng, vì: Vì Ca(OH)2 phản ứng với CO2 trong không khí tạo thành kết tủa CaCO3 và H2O làm giảm nồng độ các ion trong dung dịch:
Ca2+ + 2OH– + CO2 → CaCO3 + H2O
2. Sai, vì: H2O được thử nghiệm trong cả 3 thí nghiệm nhằm xác định độ dẫn điện của dung dịch được đóng góp bởi dung môi.
3. Sai, vì: Dung dịch NaF và NaF nóng chảy dẫn được điện, còn NaF rắn, khan không có khả năng dẫn điện.
4. Sai, vì: Theo Bảng 1 và 2, ta thấy khi tăng lượng chất tan thì độ dẫn điện của các dung dịch đều tăng, ngoại trừ nước và sucrose (C12H22O11) không thay đổi (do nước và sucrose không dẫn điện).
Câu 3:
magnesium acetate |
potassium chloride |
sodium fluoride |
hydrogen chloride |
sucrose |
Từ kết quả của thí nghiệm 1 và 2, khả năng dẫn điện của các dung dịch (ngoại trừ nước tinh khiết) được sắp xếp theo thứ tự giảm dần là:
_______, _______, ______ , _______, _______.
Lời giải của GV VietJack
Đáp án
Từ kết quả của thí nghiệm 1 và 2, khả năng dẫn điện của các dung dịch (ngoại trừ nước tinh khiết) được sắp xếp theo thứ tự giảm dần là:
hydrogen chloride, sodium fluoride, potassium chloride, magnesium acetate, sucrose.
Giải thích
Theo Bảng 1 và 2, khả năng dẫn điện của các dung dịch (ngoại trừ nước tinh khiết) được sắp xếp theo thứ tự giảm dần là: hydrogen chloride, sodium fluoride, potassium chloride, magnesium acetate, sucrose.
Câu 4:
Điền số vào chỗ trống
Dựa vào Thí nghiệm 2 và 3, nếu hòa tan 20 g C12H22O11 và (1) ____ g KCl trong 100 ml H2O ở (2) ____°C, giá trị của ampe kế đọc được khoảng 7,4 mA.
Lời giải của GV VietJack
Đáp án
Dựa vào Thí nghiệm 2 và 3, nếu hòa tan 20 g C12H22O11 và (1) __10__ g KCl trong 100 ml H2O ở (2) __50__ °C, giá trị của ampe kế đọc được khoảng 7,4 mA.
Giải thích
Thí nghiệm 2 và 3, lượng chất tan thử nghiệm là 10 g và nhiệt độ thử nghiệm là 50°C.
Mà C12H22O11 không dẫn điện nên khi hòa tan 10 g C12H22O11 và 10 g KCl trong 100 ml H2O ở 50°C, giá trị của ampe kế đọc được khoảng 7,4 mA.
Câu 5:
Trong dung dịch CH3COOH 4,3.10–2 M, người ta xác định được nồng độ H+ bằng 8,6.10–4 M. Hỏi có bao nhiêu phần trăm phân tử CH3COOH trong dung dịch này phân li ra ion?
Lời giải của GV VietJack
\({\rm{C}}{{\rm{H}}_3}{\rm{COOH}} \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {\rm{C}}{{\rm{H}}_3}{\rm{CO}}{{\rm{O}}^ - } + {{\rm{H}}^ + }\)
Nồng độ ban đầu: 4,3.10–2 ……….0…… 0 (M)
Nồng độ cân bằng: (4,3.10–2 – 8,6.10–4) ← 8,6.10–4 ← 8,6.10–4 (M)
Phần trăm phân tử CH3COOH trong dung dịch này phân li ra ion: \(\frac{{8,{{6.10}^{ - 4}}}}{{4,{{3.10}^{ - 2}}}}.100\% = 2\% \)
CHọn B
Câu 6:
Theo kết quả của cả 3 thí nghiệm, dung dịch chứa chất tan Mg(C2H3O2)2 trong trường hợpnào sau đây có khả năng dẫn điện tốt nhất?
Lời giải của GV VietJack
Từ kết quả của Thí nghiệm 1 và 2, ta thấy khi tăng lượng chất tan Mg(C2H3O2)2 trong 100 ml nước thì độ dẫn điện của dung dịch tăng.
Từ kết quả của Thí nghiệm 2 và 3, ta thấy khi tăng nhiệt độ từ 20°C lên 50°C, độ dẫn điện của dung dịch cũng tăng.
Do đó, phương án có nhiệt độ cao nhất và lượng chất tan cao nhất là phù hợp.
Chọn C
Câu 7:
Trên cơ sở kết quả của các thí nghiệm, thử nghiệm tiếp theo nào sau đây là phù hợp để có thêm thông tin về độ dẫn điện của dung dịch?
Lời giải của GV VietJack
Ta thấy, Thí nghiệm 1, 2 và 3 đã thử nghiệm về ảnh hưởng của lượng chất tan và ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng dẫn điện của dung dịch → A sai.
Màu sắc của dung dịch và nước không ảnh hưởng đến khả năng dẫn điện của dung dịch→ B và C sai.
Do đó, để có thêm thông tin về độ dẫn điện của dung dịch, ta có thể thử nghiệm về ảnh hưởng của các dung môi khác nhau đến độ dẫn điện.
Chọn D
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Phần tư duy đọc hiểu
Hãy tìm một cụm từ không quá hai tiếng trong văn bản để hoàn thành nhận định sau:
Theo đoạn [2], Mức độ rủi ro của selfie đã được khảo sát trên phạm vi (1) __________ và đối chiếu với mức độ nguy hiểm do cá mập tấn công ở một báo cáo khác.
Câu 5:
Phần tư duy khoa học / giải quyết vấn đê
Các thiên thạch khi nằm trong phạm vi 50 km từ bề mặt Trái Đất thì chúng sẽ
Câu 6:
Hai bạn \(A\) và \(B\) chơi một trò chơi: hai bạn sẽ tung hai con xúc xắc luân phiên, để giành chiến thắng thì tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc phải bằng 8 . Biết bạn \({\rm{A}}\) là người chơi trước, xác suất giành chiến thắng của bạn \({\rm{A}}\) bằng (1) __________.
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy tốc chiến Đại học Bách khoa năm 2023-2024 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 2)
Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 24)
Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 5)
ĐGTD ĐH Bách khoa - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh - Thì tương lai hoàn thành
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 3)
về câu hỏi!