Câu hỏi:
07/07/2024 479Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 54 đến 60:
Ở dạng nguyên tố, kim loại nặng trong nước không gây hại nhiều cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, khi tồn tại ở dạng ion thì đây là những chất kịch độc, gây nên những ảnh hưởng bất thường, dẫn tới nhiều bệnh và tật nguy hiểm. Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt (QCVN 01-1:2018/BYT), hàm lượng Ni2+ trong nước phải nhỏ hơn 0,07 mg/L. Vượt qua con số này sẽ gây ngộ độc cho con người và là nguyên nhân tiềm ẩn các bệnh tim mạch, huyết áp, …
Học sinh nghiên cứu quá trình loại bỏ Ni2+ khỏi nước thải bằng phương pháp kết tủa hóa học. Sản phẩm thu được là chất rắn nên có thể loại bỏ ra khỏi dung dịch bằng phương pháp lọc. Trong nước, hydroxide (OH–) phản ứng với Ni2+ tạo thành nickel hydroxide monohydrate [Ni(OH)2.H2O] theo phương trình phản ứng:
Ni2+ + 2OH− + H2O → Ni(OH)2.H2O
Học sinh tiến hành 2 thí nghiệm để nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian phản ứng và phương pháp lọc đến quá trình loại bỏ Ni2+ ra khỏi dung dịch.
Thí nghiệm 1: Gồm 3 thử nghiệm 1, 2 và 3, mỗi thử nghiệm được tiến hành theo 4 bước sau đây:
Bước 1: Cho 32 mL dung dịch OH– 1,0 mol/L và 260 mL dung dịch Ni2+ 0,06 mol/L vào cốc thủy tinh dung tích 500 mL.
Bước 2: Khuấy đều hỗn hợp ở 22∘C trong các khoảng thời gian 10 phút, 3 ngày và 7 ngày.
Bước 3: Thu hồi kết tủa rắn bằng phễu lọc thông thường (Hình 1).
Bước 4: Xác định nồng độ của Ni2+ trong dịch lọc (kí hiệu là CNF (mg/kg)).
Thí nghiệm 2: Gồm 3 thử nghiệm 4, 5 và 6. Tiến hành tương tự như thí nghiệm 1, riêng bước 3, chất rắn được thu hồi bằng phương pháp lọc chân không (Hình 2).
Kết quả của thí nghiệm 1 và 2 được thể hiện trong Bảng 1.
(Số liệu theo K. Blake Corcoran và cộng sự công bố năm 2010 trong bài "Chemical Remediation of Nickel (II) Waste: A Laboratory Experiment for General Chemistry Students" trên tạp chí Journal of Chemical Education)
Phát biểu sau đúng hay sai?
Một sinh viên dự đoán rằng khi nickel hydroxide monohydrate rắn được thu hồi bằng phương pháp lọc thông thường, CNF trong thời gian phản ứng 3 ngày sẽ lớn hơn so với thời gian phản ứng 10 phút.
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
Cách 1: nhìn nhanh các giá trị CNF trong Bảng 1, ta thấy ở cả 2 thí nghiệm, CNF ở thời gian phản ứng 3 ngày đều cao hơn CNF ở thời gian phản ứng 10 phút.
Cách 2:
Thí nghiệm 1 sử dụng phương pháp lọc thông thường.
Theo Bảng 1, khi thời gian phản ứng là 3 ngày thì CNF là 39 mg/kg (thử nghiệm 2) và khi thời gian phản ứng là 10 phút thì CNF là 6 mg/kg (thử nghiệm 1).
→ CNF trong 3 ngày sẽ lớn hơn so với 10 phút (bằng phương pháp lọc thông thường).
Chọn A
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Tóm tắt các bước tiến hành trong 2 thí nghiệm trên như sau:
(1) Đo CNF.
(2) Trộn dung dịch Ni2+ và dung dịch OH–.
(3) Thu hồi chất rắn bằng cách lọc.
Tiến trình thí nghiệm đúng là
Lời giải của GV VietJack
Đầu tiên, các dung dịch OH– và Ni2+ được trộn với nhau và khuấy đều. Sau đó thu hồi chất rắn bằng cách lọc (lọc thông thường hoặc lọc chân không) và cuối cùng là đo CNF.
Chọn C
Câu 3:
Phương pháp lọc chân không cho CNF cao hơn phương pháp lọc thông thường, đúng hay sai?
Lời giải của GV VietJack
Đúng. Vì: Từ kết quả trong Bảng 1, CNF trong thí nghiệm 2 (phương pháp lọc chân không) cao hơn thí nghiệm 1 (phương pháp lọc thông thường).
Chọn A
Câu 4:
Có (1) _______ trong số 6 thử nghiệm mà nickel hydroxide monohydrate được thu hồi bằng phương pháp lọc thông thường sau thời gian phản ứng ít nhất 3 ngày.
Lời giải của GV VietJack
Đáp án
Có (1) __2__ trong số 6 thử nghiệm mà nickel hydroxide monohydrate được thu hồi bằng phương pháp lọc thông thường sau thời gian phản ứng ít nhất 3 ngày.
Giải thích
Theo thông tin trong bài, các thử nghiệm 1, 2 và 3 sử dụng phương pháp lọc thông thường. Trong đó, thử nghiệm 1 có thời gian phản ứng là 10 phút; thử nghiệm 2 có thời gian phản ứng là 3 ngày và thử nghiệm 3 có thời gian phản ứng là 7 ngày.
Do đó, chỉ có thử nghiệm 2 và thử nghiệm 3 là chất rắn được thu hồi bằng phương pháp lọc thông thường sau thời gian phản ứng ít nhất 3 ngày.
Câu 5:
Dựa trên kết quả của thí nghiệm 1 và 2, sự kết hợp giữa thời gian phản ứng và phương pháp lọc nào làm cho nồng độ Ni2+ trong dịch lọc là cao nhất?
Lời giải của GV VietJack
Theo Bảng 1, nồng độ Ni2+ trong dịch lọc cao nhất ở thử nghiệm 6 – phương pháp lọc chân không, trong thời gian phản ứng là 7 ngày.
Chọn B
Câu 6:
Lực tác dụng lên hỗn hợp trong phễu lớn hơn trong thử nghiệm 3 hay trong thử nghiệm 6?
Lời giải của GV VietJack
Lực tác dụng lên hỗn hợp khi sử dụng phương pháp lọc chân không lớn hơn khi sử dụng phương pháp lọc thông thường.
Thử nghiệm 3 sử dụng phương pháp lọc thông thường → Loại A và B.
Thử nghiệm 6 sử dụng phương pháp lọc chân không → Chọn C.
Chọn C
Câu 7:
Dựa trên kết quả của thí nghiệm 1 và 2, sự kết hợp giữa thời gian phản ứng và phương pháp lọc nào làm cho nồng độ Ni2+ trong dịch lọc là thấp nhất?
Lời giải của GV VietJack
Theo Bảng 1, nồng độ Ni2+ trong dịch lọc thấp nhất ở thử nghiệm 1 – phương pháp lọc thông thường, trong thời gian phản ứng là 10 phút.
Chọn A
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Phần tư duy đọc hiểu
Hãy tìm một cụm từ không quá hai tiếng trong văn bản để hoàn thành nhận định sau:
Theo đoạn [2], Mức độ rủi ro của selfie đã được khảo sát trên phạm vi (1) __________ và đối chiếu với mức độ nguy hiểm do cá mập tấn công ở một báo cáo khác.
Câu 5:
Hai bạn \(A\) và \(B\) chơi một trò chơi: hai bạn sẽ tung hai con xúc xắc luân phiên, để giành chiến thắng thì tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc phải bằng 8 . Biết bạn \({\rm{A}}\) là người chơi trước, xác suất giành chiến thắng của bạn \({\rm{A}}\) bằng (1) __________.
Câu 6:
Phần tư duy khoa học / giải quyết vấn đê
Các thiên thạch khi nằm trong phạm vi 50 km từ bề mặt Trái Đất thì chúng sẽ
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 1)
Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 24)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 2)
Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 5)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 3)
Đề thi Đánh giá tư duy tốc chiến Đại học Bách khoa năm 2023-2024 có đáp án (Đề 1)
ĐGTD ĐH Bách khoa - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh - Thì tương lai hoàn thành
về câu hỏi!