Câu hỏi:

20/07/2024 147

Các nhóm tham gia thí nghiệm báo cáo thực hành theo mẫu:

1. Mục tiêu.

2. Vật liệu, dụng cụ.

3. Cách tiến hành.

4. Thảo luận, đánh giá kết quả.

5. Kết luận.

Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH

THIẾT KẾ BỘ LỌC LÀM GIẢM ĐỘ ĐỤC VÀ MÀU CỦA NƯỚC

Trường: ……………………………………

Lớp: ……………………………………….

Nhóm: ……………………………………

Họ tên các thành viên: ……………………

I. Mục tiêu

Thực hiện được thí nghiệm làm giảm độ đục và cường độ màu của mẫu nước.

II. Vật liệu và dụng cụ

- Vật liệu: phèn hoặc PAC, cát, than hoạt tính, đá hoặc sỏi được rửa sạch.

- Dụng cụ: cốc thuỷ tinh 250 mL, đũa thuỷ tinh, dao nhỏ; vỏ chai nhựa 1,5 lít, dao hoặc kéo cắt vỏ chai.

III. Cách tiến hành

Thí nghiệm 1. Thí nghiệm làm giảm độ đục của nước

+ Bước 1: Thu thập mẫu nước bị đục, nhiễm phù sa hoặc có cặn bẩn lơ lửng.

+ Bước 2: Rót vào 2 cốc thuỷ tinh (1) và (2), mỗi cốc khoảng 150 mL mẫu nước. Cho một ít phèn chua vào cốc (1), khuấy đều và để yên 2 cốc sau khoảng 30 phút (tuỳ vào mẫu nước).

Thí nghiệm 2: Thí nghiệm làm giảm cường độ màu của mẫu nước

+ Bước 1: Cắt bỏ phần đáy vỏ chai. Cho một ít bông ở dưới, sau đó xếp lần lượt các lớp vật liệu theo thứ tự: lớp đá, than, cát và đá vào vỏ chai (mỗi lớp có độ dày khoảng 4 cm – 5 cm). Có thể dùng bông thấm ngăn cách giữa các lớp vật liệu.

+ Bước 2: Thu thập mẫu nước bị nhiễm màu.

+ Bước 3: Rót mẫu nước vào bộ lọc, kiểm tra chất lượng nước sau khi lọc.

IV. Thảo luận, đánh giá kết quả

- Mẫu nước đạt yêu cầu sau khi lắng loại bỏ được nhiều cặn bẩn hơn mẫu nước còn lại.

- Mẫu nước đạt yêu cầu sau khi lọc phải trong suốt, không màu, không mùi.

V. Kết luận

Sử dụng các chất keo tụ như phèn, PAC và các loại vật liệu như cát, than hoạt tính, sỏi hoặc đá trong lọc nước giúp làm trong nước và giảm cường độ màu, khử mùi.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Xử lí nước bằng phèn chua hoặc phèn nhôm sẽ gây ra tình trạng gì? Sử dụng chất keo tụ PAC sẽ hạn chế vấn đề đó như thế nào?

Xem đáp án » 20/07/2024 645

Câu 2:

Tìm hiểu và cho biết trong quy trình xử lí nước, hoá chất chloramine B, clorua vôi thường được sử dụng trước khi lọc hay sau khi lọc qua các lớp vật liệu.

Xem đáp án » 20/07/2024 427

Câu 3:

Nước sinh hoạt được sử dụng cho nhu cầu nào? Nước sinh hoạt uống được trực tiếp không?

Xem đáp án » 20/07/2024 278

Câu 4:

Ngoài vật liệu cát, một bộ lọc đơn giản cần thêm loại vật liệu nào? Loại nào có tác dụng khử mùi?

Xem đáp án » 20/07/2024 262

Câu 5:

Một số vùng phát triển nghề nuôi thuỷ sản thường có dư lượng thức ăn, chất thải của thuỷ sản trong nước, dễ gây ô nhiễm sinh học nguồn nước. Nêu một số hoá chất xử lí tác nhân ô nhiễm trên.

Xem đáp án » 20/07/2024 227

Câu 6:

Tại sao cần sử dụng hoá chất trong xử lí nước sinh hoạt?

Xem đáp án » 20/07/2024 211

Câu 7:

Nước sinh hoạt ở nhiều vùng bị nhiễm bùn, phù sa, cặn bẩn … Tìm hiểu và cho biết có thể sử dụng hoá chất nào để làm trong nước.

Xem đáp án » 20/07/2024 173

Bình luận


Bình luận