Câu hỏi:
20/07/2024 1,281Để tái chế kim loại, trước tiên cần tách chúng ra khỏi hỗn hợp phế liệu. Theo em, quá trình tái chế kim loại được thực hiện như thế nào?
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Quá trình tái chế kim loại được thực hiện theo các công đoạn sau:
+ Công đoạn 1: Thu gom và phân loại phế liệu
Phế liệu kim loại được thu gom về bãi. Chúng được phân loại dựa vào sự khác nhau về màu sắc, từ tính, khối lượng riêng, độ dẫn điện, … Các tạp chất không phải kim loại (nhựa, chất kết dính, …) được tách ra khỏi phế liệu bằng phương pháp thích hợp.
+ Công đoạn 2: Nghiền, băm nhỏ
Phế liệu kim loại được ép, nghiền để không chiếm nhiều thể tích khi di chuyển trong băng chuyền. Tiếp theo, chúng được băm nhỏ nhằm tiết kiệm năng lượng ở công đoạn nung chảy.
+ Công đoạn 3: Luyện kim
Công đoạn này gồm nung chảy phế liệu và tinh luyện.
Việc nung chảy phế liệu được tiến hành trong lò nung với nhiệt độ và thời gian nung tuỳ thuộc vào loại, lượng phế liệu và loại lò.
Việc tinh luyện thường được tiến hành trong quá trình nung chảy bằng cách thêm chất tạo xỉ giúp loại bớt tạp chất. Việc tinh luyện cũng có thể tiến hành bằng phương pháp điện phân sau khi kim loại tái chế nóng chảy được làm nguội, hoá rắn, …
+ Công đoạn 4: Tạo vật liệu
Trong quá trình làm nguội, kim loại tái chế được tạo hình thành vật liệu kim loại tái chế phù hợp với các mục đích sử dụng khác nhau. Một số vật liệu kim loại tái chế có thể được xử lí bổ sung bằng cách mài, đánh bóng, phủ bề mặt, thêm chất phụ gia để cải thiện tính chất và chất lượng sản phẩm.
+ Công đoạn 5: Vận chuyển
Vật liệu kim loại tái chế được phân loại, đóng gói, vận chuyển đến các nhà kho lưu trữ hoặc chuyển đến nơi tiêu thụ.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Những đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về tái chế nhôm?
a) Có thể tách phế liệu nhôm ra khỏi hỗn hợp phế liệu kim loại bằng nam châm cỡ lớn.
b) Nhiệt độ để nung chảy phế liệu nhôm cao hơn nhiệt độ để nung chảy phế liệu đồng.
c) Việc sử dụng hỗn hợp các muối như NaCl, KCl để tăng hiệu quả của quá trình tạo xỉ sẽ làm tăng độ tinh khiết của nhôm tái chế.
Câu 2:
Theo em, công đoạn nào được mô tả trong Hình 3.2 có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất và nước? Vì sao?
Câu 3:
Nêu các lợi ích của việc nghiền, ép, băm nhỏ phế liệu trong tái chế kim loại.
Câu 6:
Tìm hiểu và chỉ ra những lợi ích của việc tái chế kim loại từ rác thải điện tử (điện thoại, máy tính xách tay, … cũ, hỏng).
41 câu Trắc nghiệm Hóa 12 Cánh diều Chủ đề 5: Pin điện và điện phân
15 câu trắc nghiệm Hóa 12 Kết nối tri thức Bài 15. Thế điện cực và nguồn điện hóa học có đáp án
Tổng hợp bài tập Hóa vô cơ hay và khó (P3)
15 câu Trắc nghiệm Hóa 12 Cánh diều Bài 12: Điện phân có đáp án
21 câu Trắc nghiệm Hóa 12 Cánh diều Chủ đề 4: Polymer
15 câu trắc nghiệm Hóa 12 Kết nối tri thức Bài 16. Điện phân có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Hóa 12 Kết nối tri thức Bài 1: Ester - Lipid có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Hóa 12 Cánh diều Bài 11: Nguồn điện hoá học có đáp án
về câu hỏi!