Câu hỏi:

24/07/2024 838

Một túi đựng các viên kẹo giống hệt nhau, chỉ khác màu, trong đó có 5 viên kẹo màu đen, 3 viên kẹo màu đỏ, 7 viên kẹo màu trắng. Lấy ngẫu nhiên một viên kẹo trong túi. Tính xác suất của các biến cố sau:

a) E: Lấy được viên kẹo màu đen;

b) F: Lấy được viên kẹo màu đen hoặc màu đỏ;

c) G: Lấy được viên kẹo màu trắng;

d) H: Không lấy được viên kẹo màu đỏ.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Trong túi có: 5 + 3 + 7 = 15 (viên kẹo). Do đó, số kết quả có thể là 15.

Vì lấy ngẫu nhiên nên các kết quả có thể nảy là đồng khả năng.

a) Trong túi có 5 viên kẹo màu đen.

Do đó, có 5 kết quả thuận lợi cho biến cố E.

Vậy PE=515=13.

b) Trong túi có 5 viên kẹo màu đen và 3 viên kẹo màu đỏ.

Do đó, có 5 + 3 = 8 kết quả thuận lợi cho biến cố F.

Vậy PF=815.

c) Trong túi có 7 viên kẹo màu trắng.

Do đó, có 7 kết quả thuận lợi cho biến cố G. Vậy PG=715.

d) Trong túi có 5 viên kẹo màu đen và 7 viên kẹo màu trắng, tức là có 5 + 7 = 12 viên kẹo không phải màu đỏ.

Do đó, có 12 kết quả thuận lợi cho biến cố H.

Vậy PH=1215=45.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Mũi tên có thể dừng ở một trong 20 hình quạt như nhau, ghi số 1; 2;…; 20 nên có 20 kết quả có thể là đồng khả năng.

a) Khi mũi tên dừng ở hình quạt ghi số chia hết cho 4, tức là các số 4; 8; 12; 16; 20 thì biến cố E xảy ra.

Do đó, có 5 kết quả thuận lợi cho biến cố E.

Vậy PE=520=14.

b) Khi mũi tên dừng ở hình quạt ghi số không phải là số nguyên tố, tức là các số 1; 4; 6; 8; 9; 10; 12; 14; 15; 16; 18; 20 thì biến cố F xảy ra.

Do đó, có 12 kết quả thuận lợi cho biến cố F.

Vậy PF=1220=35.