Câu hỏi:
28/07/2024 155
Các nhà sinh thái học đã nghiên cứu quần đảo nhỏ trong bản đồ Hình dưới đây. Họ đã so sánh hệ sinh thái của đất liền với hệ sinh thái trên các đảo gần đó và đã đưa ra một vài khám phá. Khu vực này chưa có con người đến sinh sống, vì vậy nó vẫn còn rất tự nhiên. Đất liền có một dãy núi thấp cách bờ biển khoảng 50 km (đỉnh cao nhất khoảng 400m so với mực nước biển) và gió thịnh hành là hướng Tây.
|
|
I. Trong 6 đảo trên, đảo 3 được cho là có độ đa dạng về loài lớn nhất
II. Các nhà sinh thái học theo dõi số lượng tắc kè trên đảo 3 và thấy rằng tỷ lệ sinh sản của chúng là 25% , tỉ lệ tử vong 5% mỗi năm và không có xuất cư và nhập cư. Họ cũng xác định được có 110 con tắc kè trên đảo trong năm đó. Số lượng tắc kè trên đảo này vào cùng một thời điểm này trong một năm sau là 132 con.
III. Chỉ xem xét những đảo 2, 4, 5, 6; đảo 6 được kỳ vọng sẽ có độ đa dạng sinh học lớn nhất.
IV. Các nhà sinh thái học nghiên cứu sự đa dạng sinh học trên các đảo và nhận thấy rằng những con tắc kè ở đảo 3 trông sẫm màu hơn so với những con ở đảo 1, mặc dù phân tích gen cho thấy chúng cùng loài. Điều có khả năng nhất tạo ra sự khác biệt về màu sắc của tắc kè ở đảo 3 và đảo 1 là áp lực của vật dữ ở đảo 3.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Chọn đáp án C
I sai.
- Đảo 1 sẽ có độ đa dạng về loài lớn nhất, do có diện tích lớn và gần đất liền nhất (theo lý thuyết về đa dạng đảo của MacArthur và Wilson).
- Vì đất liền là nguồn phát tán (di cư) của các loài tới đảo, do đất liền có diện tích lớn, địa hình đa dạng → điều kiện sống có sự phân hóa cao → nên số loài nhiều.
II đúng.
Số lượng tắc kè trên đảo 3 sau 1 năm là: 110 + (110 × 0,2) = 132 con.
III sai.
Trong số các hòn đảo 2, 4, 5, 6, thì đảo 5 được kỳ vọng sẽ có độ đa dạng sinh học lớn nhất, vì diện tích 4 đảo này tương đương nhau, nhưng đảo 5 gần đất liền nhất, nên khả năng di cư của các loài từ đất liền ra đảo cao hơn và khả năng bị tuyệt chủng của các loài ở đảo 5 sẽ thấp hơn các đảo khác do gần đất liền và được dãy núi cao che chắn.
IV đúng.
- Tắc kè ở đảo 3 trông sẫm màu hơn so với những con ở đảo 1, mặc dù phân tích gen cho thấy chúng là cùng loài → Điều có khả năng nhất tạo ra hiện tượng này là áp lực của vật dữ ở đảo 3.
- Giải thích: vì màu sắc ở ĐV có 3 ý nghĩa: nhận biết đồng loại, ngụy trang và cảnh báo kẻ thù để tự vệ. Ở đây màu sắc khác nhau giữa 2 đảo không có ý nghĩa nhận biết đồng loại (vì cùng loài). Hai ý nghĩa còn lại là do áp lực của vật ăn thịt chúng mà có (tức là để ngụy trang hoặc cảnh báo) → màu sẫm chủ yếu để ngụy trang.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Ở người, chứng loạn dưỡng cơ Duchenne (DMD) là một bệnh liên quan đến gen lặn trên nhiễm sắc thể X, ảnh hưởng đến cơ bắp. Khi nghiên cứu tế bào của 6 bé trai bị DMD, ngoài ra còn có thêm nhiều rối loạn khác, người ta tìm thấy có vùng bị mất đoạn nhỏ trên nhiễm sắc thể X, được hiển thị ở hình bên dưới. Theo lý thuyết, hãy cho biết phát biểu nào sao đây sai?
|
Chú thích: i → vi: NST X của các bé trai bị DMD. 1 → 13: Các vị trí tương ứng trên NST X ở người bình thường. Đoạn bị trống là các đoạn NST tương ứng bị mất.
|
Câu 2:
Dưới đây là sơ đồ cấu trúc nhiễm sắc thể giới tính ở người bình thường (số 1) và hai người bị đột biến (số 2 và số 3). Trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán sai? I. Người số 3 vừa bị đột biến cấu trúc, vừa bị đột biến số lượng NST. II. Người mang đột biến số 2 nhiều khả năng sẽ có cơ thể phát triển bất thường. III. Ở vùng đầu mút của nhiễm sắc thể giới tính Y chứa gen quy định giới tính nam. IV. Lệch bội ở cặp NST giới tính khiến các thể đột biến có kiểu hình nam. |
|
Câu 3:
Câu 4:
Hội chứng tự nhiễm thiếu hụt alpha1-antitrypsin gây nên do alen lặn a. Thể đồng hợp về alen này không có enzyme phân giải trypsin. Người bình thường có kiểu gen đồng hợp trội hoặc dị hợp. Các thực nghiệm về hoạt tính của enzyme cho thấy mỗi cá thể biểu hiện một trong ba mức độ hoạt động khác nhau của enzyme alpha1-antitrypsin có trong huyết thanh. Hình bên thể hiện lượng trypsin bị phân giải trên mỗi mL huyết thanh ở ba nhóm cá thể khác nhau. |
Nhóm I: quần thể nói chung. Nhóm II: tập hợp các gia đình có một vài thành viên bị alpha1-antitrypsin. Nhóm III: nhóm các bệnh nhân bị thiếu hụt alpha1-antitrypsin. |
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây về hội chứng trên là đúng?
I. Các cá thể con cháu bị bệnh chủ yếu là do có cả bố và mẹ cùng bị bệnh.
II. Alen lặn tồn tại chủ yếu trong quần thể dưới dạng dị hợp.
III. Một người phụ nữ có kết quả xét nghiệm lượng trypsin bị phân giải trong huyết thanh là 0.5 mg/mL thì cô ấy là thể dị hợp mang kiểu gen Aa.
IV. Nếu một đứa trẻ bị thiếu hụt alpha1-antitrypsin, có thể dự đoán được mức độ phân giải trypsin của người bố bình thường là 1.6 mg/mL.
Câu 6:
Câu 7:
Đồ thị sau mô tả kết quả nghiên cứu trữ lượng cácbon có trong đất rừng và cây rừng phân bố theo vĩ độ. Quan sát và phân tích đồ thị, em hãy cho biết có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?
I. Trữ lượng cácbon trong đất rừng, cây rừng làm giảm trực tiếp lượng khí CO2 trong khí quyển.
II. Trữ lượng cácbon trong đất rừng tỷ lệ thuận với trữ lượng cácbon trong cây rừng ở các vĩ độ nghiên cứu.
III. Khi đi từ xích đạo đến cực bắc, trữ lượng cácbon trong cây rừng giảm dần nhưng trong đất từng tăng dần.
IV. Phần lớn diện tích nam bán cầu là đại dương nên diện tích rừng rất thấp.
về câu hỏi!