Câu hỏi:
29/07/2024 2,119Sơ đồ dưới đây thể hiện các thành phần và cơ chế di truyền xảy ra trong tế bào. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đây là tế bào nhân thực, A là phân tử ADN, E là đơn vị cấu tạo nên prôtêin.
II. C là nhân tế bào, B là mARN, G là nơi tổng hợp prôtêin.
III. D là các axit amin và là đơn phân cấu tạo nên các thành phần của F.
IV. Thông qua cơ chế di truyền này mà thông tin di truyền trong gen được biểu hiện thành tính trạng.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Chọn đáp án C
I. Sai. D là aa là đơn vị cấu tạo nên prôtêin.
II. Đúng.
III. Đúng.
IV. Đúng
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Hình dưới đây mô tả các dạng đột biến đa bội ở các loài thực vật. Theo lý thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
Câu 3:
Quá trình hình thành loài lúa mì (T. aestivum) được các nhà khoa học mô tả như sau: Loài lúa mì (T. Monococcum có bộ NST 2n = 14 AA) lai với loài cỏ dại (T. Speltoides có bộ NST 2n = 14 BB) đã tạo ra con lai số 1. Con lai này được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì (T. Dicoccum). Loài lúa mì (T. Dicoccum) lai với loài lúa mì hoang dại (A. Squarrosa có bộ NST 2n = 14 DD) đã tạo ra con lai con lai số 2. Con lai này lại được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì (T. aestivum). Khi nói về quá trình hình thành loài lúa mì (T. aestivum) có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Loài lúa mì (T. Dicoccum) là thể song nhị bội.
II. Loài lúa mì (T. aestivum) mang bộ NST lưỡng bội của hai loài khác nhau.
III. loài lúa mì (T. aestivum) có kiểu gen đồng hợp tất cả các gen do có sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử.
IV. Con lai số 2 có số lượng NST là 42 và tồn tại thành từng cặp tương đồng.
Câu 4:
Câu 6:
Trong một thí nghiệm, chất gây đột biến 5-bromo uracil (5-BU) được bổ sung vào môi trường nuôi vi khuẩn E. coli kiểu dại đang phân chia nhanh. Thành phần môi trường nuôi giàu dinh dưỡng và có bổ sung axit amin Arginine (Arg). Sau khoảng thời gian tương ứng một lần phân bào, các tế bào được rửa sạch chất gây đột biến, rồi được nuôi trên môi trường tối thiểu chỉ bổ sung Arg. Các đĩa nuôi cấy có khuẩn lạc được phân tách tốt, nghĩa là mỗi khuẩn lạc có nguồn gốc chỉ từ một tế bào duy nhất. Các khuẩn lạc sau đó được chuyển lên môi trường tối thiểu bằng phương pháp đóng dấu.
Một khuẩn lạc phát triển khi có Arg, nhưng không phát triển trên môi trường tối thiểu được phân lập. Khuẩn lạc này được rửa bằng nước cất vô trùng, rồi phân chia đều vào 20 ống nghiệm chứa môi trường tối thiểu bổ sung Arg. Sau khi tế bào trong mỗi ống nghiệm phát triển tới mật độ ~108 tế bào/mL, người ta thu 0,1 mL từ mỗi ống và cấy trải trên đĩa chứa môi trường thạch tối thiểu không có Arg (mỗi đĩa được đánh số tương ứng với ống nghiệm gốc). Bảng dưới cho thấy số lượng khuẩn lạc quan sát được trên mỗi đĩa.
Số hiệu đĩa/dòng |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
Số lượng khuẩn lạc |
1 |
0 |
4 |
0 |
15 |
116 |
1 |
45 |
160 |
0 |
3 |
1 |
130 |
1 |
0 |
0 |
7 |
9 |
320 |
0 |
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến phục hồi (đột biến đảo ngược) về tổng hợp Arg đã không xảy ra ở 5 dòng.
II. Đột biến phục hồi xảy ra sớm nhất ở dòng 19.
III. Nếu 5-BU được thêm vào môi trường ở cả 20 ống, thì số lượng khuẩn lạc ở mỗi đĩa đều tăng.
IV. Nếu hóa chất thuộc nhóm acrydine (như ethidium bromide) được bổ sung vào môi trường ở cả 20 ống (thay vì 5-BU) thì số lượng khuẩn lạc ở mỗi đĩa đều tăng.
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 7. Di truyền học có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 5)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 1: Sinh học tế bào có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 2)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 4)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 8. Tiến hoá có đáp án
30 đề thi THPT Quốc gia môn Sinh năm 2022 có lời giải (Đề số 1)
về câu hỏi!