Câu hỏi:

29/07/2024 350

Quạ mỏ đỏ là loài chim ăn tạp, phân bố trên đảo và đất liền ở Tây Ban Nha. Nguồn thức ăn của chim trên hai địa điểm được trình bày ở hình bên, trong đó thức ăn động vật không xương sống có nguồn lipit và prôtêin cao, còn thức ăn từ quả, hạt lại giàu cacbohiđrat. Chim non ở đảo thường có lông kém phát triển hơn chim non ở đất liền. Đồ thị (A) dưới đây thể hiện tần suất xuất hiện trong môi trường của các nhóm động vật gồm kiến, côn trùng khác, nhện, động vật chân khớp khác, thằn lằn. Đồ thị (B) thể hiện độ phong phú tương đối của các loại thức ăn của chim non, gồm côn trùng, động vật chân khớp khác, động vật khác, quả, hạt.

Quạ mỏ đỏ là loài chim ăn tạp, phân bố trên đảo và đất liền ở Tây Ban Nha (ảnh 1)

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Độ phong phú của nguồn thức ăn ở đảo cao hơn độ phong phú của nguồn thức ăn ở đất liền.

II. Côn trùng là loại thức ăn được quạ yêu thích nhất.

III. Tốc độ sinh trưởng của chim ở đất liền thấp hơn và thời gian thế hệ của chim ở đảo dài hơn tốc độ sinh trưởng và thời gian thế hệ của chim ở đảo.

IV. Chim ở đảo có ổ sinh thái rộng hơn chim ở đất liền.

Đáp án chính xác

Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Chọn đáp án D 

I. Sai. Độ phong phú của nguồn thức ăn ở đất liền cao hơn độ phong phú của nguồn thức ăn ở đảo.

Độ phong phú của nguồn thức ăn ở đất liền cao hơn độ phong phú của nguồn thức ăn ở đảo.

Quan sát đồ thị B cho thấy nguồn thức ăn có nguồn gốc từ động vật ở đất liền đều có độ phong phú cao hơn nguồn thức ăn có nguồn gốc từ động vật ở đảo.

II. Đúng. Loài côn trùng là loài được yêu thích nhất do độ phong phú của loài là cao nhất, quạ có nhiều sự lựa chọn hơn —> côn trùng bị ăn nhiều hơn—> là loại thức ăn được ưa thích nhất.

III. Sai. Tốc độ sinh trưởng của chim ở đảo thấp hơn và thời gian thế hệ của chim ở đảo dài hơn tốc độ sinh trưởng và thời gian thế hệ của chim ở đất liền. Chim ở đảo có lông kém phát triển hơn chim ở đất liền —> tốc độ chuyển hoá thấp —> thời gian sinh trưởng dài hơn. Mặc dù nguồn thức ăn của chim ở đảo dồi dào hơn nhưng thức ăn từ thực vật chủ yếu sinh tổng hợp năng lượng còn thức ăn từ động vật chủ yếu sinh tổng hợp ra các prôtêin.

IV. Đúng. Chim ở đảo có ổ sinh thái rộng hơn chim ở đất liền. Quan sát đồ thị B cho thấy nguồn thức ăn của chim dồi dào hơn (có thêm 2 loại quả và hạt) so với nguồn thức ăn của chim ở đất liền (chỉ có động vật).

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Sơ đồ dưới đây thể hiện các thành phần và cơ chế di truyền xảy ra trong tế bào. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

Sơ đồ dưới đây thể hiện các thành phần và cơ chế di truyền xảy ra trong tế bào (ảnh 1)

I. Đây là tế bào nhân thực, A là phân tử ADN, E là đơn vị cấu tạo nên prôtêin.

II. C là nhân tế bào, B là mARN, G là nơi tổng hợp prôtêin.

III. D là các axit amin và là đơn phân cấu tạo nên các thành phần của F.

IV. Thông qua cơ chế di truyền này mà thông tin di truyền trong gen được biểu hiện thành tính trạng.

Xem đáp án » 29/07/2024 2,381

Câu 2:

Ở thực vật, loại tế bào nào sau đây chưa nhiều lục lạp nhất?

Xem đáp án » 29/07/2024 1,401

Câu 3:

Hình dưới đây mô tả các dạng đột biến đa bội ở các loài thực vật. Theo lý thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?

Hình dưới đây mô tả các dạng đột biến đa bội ở các loài thực vật (ảnh 1)

Xem đáp án » 29/07/2024 978

Câu 4:

Quá trình hình thành loài lúa mì (T. aestivum) được các nhà khoa học mô tả như sau: Loài lúa mì (T. Monococcum có bộ NST 2n = 14 AA) lai với loài cỏ dại (T. Speltoides có bộ NST 2n = 14 BB) đã tạo ra con lai số 1. Con lai này được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì (T. Dicoccum). Loài lúa mì (T. Dicoccum) lai với loài lúa mì hoang dại (A. Squarrosa có bộ NST 2n = 14 DD) đã tạo ra con lai con lai số 2. Con lai này lại được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì (T. aestivum). Khi nói về quá trình hình thành loài lúa mì (T. aestivum) có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Loài lúa mì (T. Dicoccum) là thể song nhị bội.

II. Loài lúa mì (T. aestivum) mang bộ NST lưỡng bội của hai loài khác nhau.

III. loài lúa mì (T. aestivum) có kiểu gen đồng hợp tất cả các gen do có sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử.

IV. Con lai số 2 có số lượng NST là 42 và tồn tại thành từng cặp tương đồng.

Xem đáp án » 29/07/2024 960

Câu 5:

Một loài có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n=36. Theo lý thuyết, có bao nhiêu dạng đột biến thể một?

Xem đáp án » 29/07/2024 682

Câu 6:

Khi nói về đột biến NST, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án » 29/07/2024 636

Câu 7:

Phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở người:

Phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở người (ảnh 1)

Xem đáp án » 29/07/2024 430

Bình luận


Bình luận