Câu hỏi:

27/08/2024 378 Lưu

Có ý kiến cho rằng: “Thiên nhiên là người bạn tốt của con người, con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên”. Ý kiến đó đã phản ánh giá trị của sinh thái nhân văn. Giá trị của sinh thái nhân văn được thể hiện như thế nào và trong những lĩnh vực nào? Con người đã yêu mến, bảo vệ thiên nhiên như thế nào?

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

- Giá trị sinh thái nhân văn được thể hiện trong nhiều lĩnh vực như:

+ Giá trị của sinh thái nhân văn với hệ sinh thái nông nghiệp: Bằng trí tuệ và lao động, con người đã cải tạo tự nhiên, xây dựng nên các hệ sinh thái nông nghiệp phát triển bền vững, nông nghiệp hữu cơ theo hướng thân thiện với môi trường phục vụ đời sống của mình.

+ Giá trị của sinh thái nhân văn với hệ sinh thái đô thị: Với mục đích xây dựng các không gian xanh, con người đã cải tạo thiên nhiên, xây dựng các hệ sinh thái đô thị. Phát triển đô thị bền vững và phục hồi hệ sinh thái nhân văn đô thị bằng văn hóa nhằm hình thành, phát triển các mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, đồng thời gìn giữ văn hóa dân gian trong các lễ hội.

+ Giá trị của sinh thái nhân văn với bảo tồn và phát triển: Đảm bảo sự an toàn cho các loài sinh vật, hệ gene và hệ sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững là mục tiêu của con người. Bảo tồn, phục hồi các nguồn lực về thiên nhiên, các yếu tố văn hóa, bảo tồn tri thức bản địa là những biện pháp đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững, tạo ra các hệ sinh thái tồn tại các mối quan hệ nhân văn.

+ Giá trị của sinh thái nhân văn với thích ứng biến đối khí hậu: Con người đã chủ động giải quyết những xung đột do biến đổi khí hậu gây ra bằng cách chuyển đổi các mô hình sản xuất và sinh hoạt thích hợp với sự biến đổi khí hậu; chuyển từ quản lí thiên tai truyền thống (tập trung vào ứng phó và phục hồi) sang giảm thiểu các rủi ro hiện hữu, tăng cường khả năng chống chịu ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, tự nhiên, văn hóa, xã hội, môi trường nhằm thích ứng với sự biến đối khí hậu và cải biến.

- Con người thực hiện nhiều hành động để bảo vệ thiên nhiên: Xây dựng đô thị xanh, đô thị sinh thái; xử lí chất thải, tăng cường các hoạt động tái chế, tái sử dụng, giảm thiểu tác hại lên môi trường; bảo vệ rừng tự nhiên, phủ xanh đất trống đồi trọc, phục hồi các hệ sinh thái rừng; bảo vệ động vật hoang dã và khôi phục các hệ sinh thái tự nhiên; chuyển từ việc sử dụng năng lượng hóa thạch sang sử dụng nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, nước để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường;…

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

- Hệ sinh thái nông nghiệp là hệ sinh thái nhân văn điển hình vì: Hệ sinh thái nông nghiệp được con người tạo ra nhằm thoả mãn nhu cầu của mình. Trong hệ sinh thái nông nghiệp, con người không ngừng tìm ra các giải pháp thích hợp để nâng cao chất lượng hoạt động thực tiễn của con người, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

- Phân tích giá trị nhân văn trong hệ sinh thái nông nghiệp:

+ Bằng kinh nghiệm, thông qua quá trình lao động, con người đã tạo nên các hệ sinh thái nông nghiệp cho năng suất cao, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của mình.

+ Con người đã lựa chọn những đối tượng sinh vật phù hợp với điều kiện khí hậu, nông hóa thổ nhưỡng cũng như các biện pháp chăm sóc giúp tăng năng suất nhằm đem lại giá trị kinh tế cao.

Lời giải

Giá trị sinh thái nhân văn trong bảo tồn và phát triển bền vững được thể hiện thông qua bảo tồn đa dạng sinh học; bảo tồn, phục hồi các nguồn lực về thiên nhiên và các yếu tố văn hóa; bảo tồn tri thức bản địa:

- Bảo tồn đa dạng sinh học là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền.

- Bảo tồn, phục hồi các nguồn nhân lực về thiên nhiên là việc tập trung vào phục hồi các nguồn lực về thiên nhiên (rừng, hệ thống mặt nước, cây xanh đã biến mất hoặc suy giảm); phục hồi các yếu tố văn hóa vật thể và phi vật thể bị mai một do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường. Cuộc sống của con người không chỉ gắn liền với lao động sản xuất mà còn gắn liền với thiên nhiên và các yếu tố văn hóa. Do đó, trong mọi hoạt động, cần quan tâm đến bảo tồn phục hồi các nguồn lực về thiên nhiên và các yếu tố văn hóá. Ví dụ: Bảo tồn và phát triển các khu du lịch như Suối Tiên, Vịnh Hạ Long,...

- Bảo tồn tri thức địa phương: Tri thức bản địa là hệ thống tri thức của các cộng đồng cư dân bản địa với các quy mô khác nhau, nó được tồn tại dưới nhiều hình thức, được truyền từ đời này sang đời khác. Đối với phát triển bền vững cần bảo tồn tri thức địa phương. Ví dụ: bảo tồn dân ca quan họ Bắc Ninh, hát ca trù, nghi lễ kéo co,...

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP