Chuyên đề Sinh học 12 Chân trời sáng tạo Ôn tập chuyên đề 2
28 người thi tuần này 4.6 145 lượt thi 5 câu hỏi
🔥 Đề thi HOT:
Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 24 (có đáp án): Các bằng chứng tiến hóa
Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P2)
615 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải chi tiết (P5)
30 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
150 Bài tập Hệ sinh thái (Sinh học 12) cực hay có lời giải (P1)
512 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P1)
Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P1)
Bài tập Tiến Hóa (Sinh học 12) có lời giải chi tiết (P1)
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Lời giải
a) Châu chấu tre lưng vàng đã xâm nhập và gây hại cho hàng trăm ha cây trồng, chủ yếu là tre, nứa và một phần diện tích cây nông nghiệp (như ngô, lúa) gây thiệt hại cho sản xuất nông, lâm nghiệp.
b) - Các biện pháp để phòng chống nạn châu chấu:
+ Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ kĩ thuật, người dân về tác hại, cách nhận biết và các biện pháp phòng, chống châu chấu.
+ Xây dựng quy trình giám sát châu chấu tre lưng vàng trên đồng ruộng.
+ Tăng cường phát triển và ứng dụng biện pháp sinh học; sử dụng các chế phẩm sinh học trong phòng chống châu chấu.
+ Sử dụng thuốc trừ sâu hóa học trong trường hợp cấp thiết như khi châu chấu bùng phát thành dịch.
+ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát hệ thống và cảnh báo sớm sự xuất hiện của châu chấu.
+ Nghiên cứu ứng dụng một số chế phẩm sinh học như nấm Metarhizium anisopliae, Beauveria bassiana, Nuclear Polyhedrosis virus và nhân nuôi các loài thiên địch (gà, vịt, chim) để kiểm soát châu chấu tre lưng vàng tại một số tỉnh miền núi phía bắc.
- Các biện pháp trên (trừ trường hợp dùng thuốc trừ sâu hóa học) đảm bảo an toàn trong việc kiểm soát sinh học vì có thể kiểm soát côn trùng gây hại mà không gây ảnh hưởng đến môi trường và các loài sinh vật khác.
c) Đề xuất hai biện pháp phòng chống nạn châu chấu và đảm bảo an toàn sinh học:
- Tăng cường sử dụng thuốc trừ sâu sinh học, sử dụng các loài thiên địch.
- Tạo các giống cây trồng (lúa, ngô) chuyển gene có khả năng kháng côn trùng gây hại.
Lời giải
- Giống: Đều dựa trên mối quan hệ đối kháng giữa các loài sinh vật (vật ăn thịt - con mồi, kí sinh - vật chủ,…), nhờ đó, các loài sinh vật có thể kiểm soát kích thước quần thể của nhau.
- Khác:
+ Cơ sở khoa học: Hiện tượng khống chế sinh học dựa trên mối quan hệ sinh thái tự nhiên giữa các loài sinh vật; kiểm soát sinh học ngoài dựa trên mối quan hệ sinh thái tự nhiên còn dựa trên cơ sở di truyền học.
+ Phương thức tác động: Hiện tượng khống chế sinh học trong tự nhiên được thực hiện dựa trên sự tác động qua lại giữa vật ăn thịt và con mồi, vật kí sinh và vật chủ; kiểm soát sinh học được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau như: sử dụng các loài thiên địch, dùng thuốc trừ sâu sinh học, gây đột biến bất dục,...
+ Kết quả: Hiện tượng khống chế sinh học trong tự nhiên là duy trì kích thước của các quần thể sinh vật ở mức ổn định; kiểm soát sinh học làm suy giảm kích thước quần thể sinh vật gây hại nhằm phục vụ lợi ích của con người.
Lời giải
a) Dùng kĩ thuật côn trùng bất dục sẽ mang lại hiệu quả cao hơn vì vừa tiêu diệt được côn trùng gây hại, vừa không gây ô nhiễm môi trường và gây hại cho các loài sinh vật khác.
b) Mục đích của việc thả các con đực bất dục trở lại môi trường tự nhiên: Khi các con đực bất dục được thả trở lại môi trường tự nhiên, chúng sẽ giao phối với con cái nhưng con cái không có khả năng sinh sản hoặc sinh sản nhưng trứng không nở hay ấu trùng không có khả năng sống. Từ đó, làm giảm mật độ quần thể côn trùng gây hại.
Lời giải
a) Tên phổ thông và tên khoa học của những loài sinh vật ngoại lai trên:
(a) Ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata);
(b) Cây mai dương (Mimosa pigra);
(c) Cóc mía (Rhinella marina);
(d) Rùa tai đỏ (Trachemys scripta).
b)
|
Loài xâm hại |
Loài có nguy cơ xâm hại |
Tiêu chí |
- Đang lấn chiếm nơi sinh sống, cạnh tranh thức ăn hoặc gây hại đối với các sinh vật bản địa, phát tán mạnh hoặc gây mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển ở Việt Nam. - Được đánh giá là có nguy cơ xâm hại cao đối với đa dạng sinh học và được ghi nhận là xâm hại ở khu vực có khí hậu tương đồng với Việt Nam hoặc qua khảo nghiệm, thử nghiệm có biểu hiện xâm hại. |
- Có khả năng phát triển và lan rộng nhanh, có biểu hiện cạnh tranh thức ăn, môi trường sống và có khả năng gây hại đến các loài sinh vật bản địa của Việt Nam. - Được ghi nhận là xâm hại tại khu vực có khí hậu tương đồng với Việt Nam. - Được đánh giá là có nguy cơ xâm hại cao đối với đa dạng sinh học của Việt Nam. |
Ví dụ |
Ốc bươu vàng, mai dương, rùa tai đỏ. |
Cóc mía. |
c) Biện pháp ngăn chặn sự phát triển của sinh vật ngoại lai được ưu tiên hàng đầu vì một khi sinh vật ngoại lai xâm hại đã thích nghi và phát triển thì chi phí để tiêu diệt chúng là rất lớn và hầu như rất khó tiêu diệt hoàn toàn.
Lời giải
HS tìm hiểu các biện pháp được sử dụng để tiêu diệt và khống chế các loài sinh vật gây hại tại địa phương:
STT |
Biện pháp kiểm soát sinh học |
Sinh vật gây hại bị tiêu diệt hoặc khống chế |
Loài cây trồng được bảo vệ |
1 |
Bảo vệ các loài thiên địch trong tự nhiên (Bọ cánh cứng ba khoang, kiến ba khoang) |
Rầy nâu, sâu cuốn lá |
Lúa |
2 |
Bảo vệ các loài thiên địch trong tự nhiên (Ong) |
Sâu sừng |
Lúa |
3 |
Thả thiên địch (Nhện bắt mồi) |
Nhện đỏ |
Cam, chanh |
4 |
Tự diệt |
Sâu bướm hại táo |
Táo |
5 |
Thuốc trừ sâu sinh học (thuốc trừ sâu Bt) |
Sâu xanh, sâu đục thân, sâu cuốn lá, sâu tơ,… |
Lúa, ngô, các loại rau,… |
6 |
Bẫy sinh học |
Ruồi vàng, bướm của các loài sâu xanh, sâu ăn tạp, sâu đục quả |
Đậu đũa |
… |
… |
… |
… |
29 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%