Giải SGK Sinh học 12 CTST BÀI 28: PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG có đáp án

33 người thi tuần này 4.6 177 lượt thi 17 câu hỏi

🔥 Đề thi HOT:

1012 người thi tuần này

Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 24 (có đáp án): Các bằng chứng tiến hóa

7.2 K lượt thi 58 câu hỏi
740 người thi tuần này

Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P2)

13.5 K lượt thi 40 câu hỏi
499 người thi tuần này

615 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải chi tiết (P5)

15.4 K lượt thi 50 câu hỏi
336 người thi tuần này

Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P1)

13.1 K lượt thi 40 câu hỏi
303 người thi tuần này

Bài tập Tiến Hóa (Sinh học 12) có lời giải chi tiết (P1)

10.4 K lượt thi 40 câu hỏi
266 người thi tuần này

30 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án

1.6 K lượt thi 29 câu hỏi
244 người thi tuần này

150 Bài tập Hệ sinh thái (Sinh học 12) cực hay có lời giải (P1)

5.5 K lượt thi 40 câu hỏi
237 người thi tuần này

512 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P1)

25.2 K lượt thi 30 câu hỏi

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1

Hội nghị nguyên thủ quốc gia của hơn 170 nước trên thế giới họp vào tháng 6 năm 1992 tại Rio de Janiero (Brazil) đã thống nhất lấy “Phát triển bền vững” làm mục tiêu của toàn nhân loại trong thế kỉ XXI. Hình 28.1 thể hiện một số nội dung cơ bản của phát triển bền vững. Vậy, phát triển bền vững là gì? Làm thế nào để thực hiện tốt mục tiêu phát triển bền vững?

Hội nghị nguyên thủ quốc gia của hơn 170 nước trên thế giới họp vào tháng 6 năm 1992 tại Rio de (ảnh 1)

Lời giải

- Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai.

- Để thực hiện tốt mục tiêu phát triển bền vững, cần có chiến lược lâu dài, xây dựng và thực hiện có kế hoạch, phù hợp với các quốc gia, từng bước đạt được từng mục tiêu đề ra.

Câu 2

Lấy ví dụ về sự tác động qua lại giữa kinh tế – xã hội – môi trường trong quá trình phát triển.

Lời giải

Ví dụ về sự tác động qua lại giữa kinh tế – xã hội – môi trường trong quá trình phát triển:

- Khi kinh tế phát triển bền vững sẽ tạo ra việc làm và thu nhập cho con người, sẽ có nguồn lực để phát triển xã hội và bảo vệ môi trường; khi xã hội phát triển sẽ tạo ra lao động có chất lượng và một xã hội ổn định cho kinh tế phát triển, con người trong xã hội đó có ý thức và hành động bảo vệ môi trường; khi môi trường bền vững sẽ tạo ra các nguồn lực thiên nhiên (đất đai, nguồn nước, cảnh quan,...) dồi dào để phục vụ nền kinh tế và thúc đẩy xã hội phát triển.

- Nền công nghiệp hóa phát triển dẫn đến gia tăng việc khai thác tài nguyên thiên nhiên và gia tăng chất thải. Do đó, môi trường dần bị suy thoái. Suy thoái môi trường dẫn tới suy giảm sức khỏe, suy giảm kinh tế và gây những xáo trộn xã hội.

Câu 3

Ngoài tài nguyên thiên nhiên, còn có những loại tài nguyên nào khác?

Lời giải

Ngoài tài nguyên thiên nhiên, còn có tài nguyên xã hội. Ví dụ: tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm; tinh thần vượt khó, đấu tranh với thiên nhiên; truyền thống tôn sư, trọng đạo;…

Câu 4

Cho ví dụ minh hoạ về những hoạt động của con người gây lãng phí và gây huỷ hoại tài nguyên.

Lời giải

Ví dụ minh hoạ về những hoạt động của con người gây lãng phí và gây huỷ hoại gây lãng phí và tài nguyên:

- Lãng phí nước, gây ô nhiễm môi trường nước: mở vòi nước quá lớn khi rửa tay; vứt rác bừa bãi trên sông, hồ,…

- Khai thác quá mức các nguồn tài nguyên khoáng sản dẫn đến nguy cơ cạn kiệt trong tương lai, gây ô nhiễm môi trường.

- Gia tăng nguồn chất thải khó phân hủy như túi bọc thức ăn, sản phẩm đóng gói nilon.

- Lãng phí thực phẩm: mua quá nhiều thực phẩm so với nhu cầu sử dụng, sau đó vứt bỏ do hư hỏng không sử dụng hết.

Câu 5

Hãy nêu vai trò và đề xuất các biện pháp khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên nước, đất, rừng và năng lượng.

Lời giải

Tài nguyên

Vai trò

Biện pháp khai thác, sử dụng hợp lí

Nước

Cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt; điều hòa khí hậu; là môi trường sống của nhiều sinh vật.

Hạn chế gây ô nhiễm; bảo vệ và phát triển rừng; chống xâm nhập mặn; sử dụng tiết kiệm, tránh lãng phí;…

Đất

Là nơi sinh sống, canh tác, sản xuất và làm nhà ở; cung cấp khoáng sản, nguyên vật liệu cho sản xuất; là môi trường sống của nhiều sinh vật.

Hạn chế chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông, lâm nghiệp; nâng cao hiệu quả sử dụng đất; bảo vệ đất, tránh thoái hóa; hạn chế gây ô nhiễm đất;…

Rừng

Cung cấp gỗ, thực phẩm, dược phẩm; là địa điểm nghiên cứu, học tập, thư giãn; là nơi ở và cung cấp thức ăn cho nhiều sinh vật; điều tiết nước và điều hòa khí hậu.

Bảo vệ và phát triển rừng tự nhiên; hạn chế chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp; phủ xanh đất trống, đồi núi trọc; thực hiện tốt việc chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Năng lượng

Cung cấp năng lượng cho sản xuất, sinh hoạt, giao thông – vận tải,…

Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên năng lượng; bảo vệ rừng; tăng cường khai thác tài nguyên năng lượng vĩnh cửu; thay thế tài nguyên năng lượng hóa thạch bằng tài nguyên năng lượng tái tạo.

Câu 6

Quan sát Hình 28.5, hãy liệt kê thêm một số loại ô nhiễm môi trường theo tác nhân gây ô nhiễm.

Quan sát Hình 28.5, hãy liệt kê thêm một số loại ô nhiễm môi trường theo tác nhân gây ô nhiễm. (ảnh 1)

Lời giải

Một số loại ô nhiễm môi trường theo tác nhân gây ô nhiễm: ô nhiễm rò rỉ dầu, hoá chất; ô nhiễm phóng xạ; ô nhiễm phân bón, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp; ô nhiễm rác thải sinh hoạt; ô nhiễm khí thải;…

Câu 7

Phân tích ý nghĩa của các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường. Hãy đánh giá về việc hạn chế ô nhiễm môi trường ở địa phương em đang sống.

Lời giải

- Ý nghĩa của các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường: Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường giúp môi trường phát triển bền vững. Khi môi trường bền vững sẽ tạo ra các nguồn lực thiên nhiên (đất đai, nguồn nước, cảnh quan,...) dồi dào để phục vụ nền kinh tế và thúc đẩy xã hội phát triển, tạo môi trường sống cho các sinh vật phát triển.

- HS tự đánh giá về việc hạn chế ô nhiễm môi trường ở địa phương em đang sống.

Câu 8

Phân tích các nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh học. Tại sao việc tạo giống mới cây trồng, vật nuôi được coi là nguyên nhân dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học?

Lời giải

- Một số nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh học:

Nguyên nhân

Tác động

Thay đổi về sử dụng đất và biển

Thu hẹp diện tích phân bố của sinh vật; Gây ô nhiễm môi trường; Chia nhỏ hệ sinh thái,...

Khai thác quá mức tài nguyên sinh vật

Tài nguyên sinh vật không kịp phục hồi.

Biến đổi khí hậu

Làm thay đổi điều kiện môi trường sống quen thuộc mà sinh vật đã thích nghi; Biến đổi khí hậu gây ra những thảm họa khác (lũ lụt; sạt lở bờ biển; xâm nhập mặn; tan băng; nước biển dâng).

Ô nhiễm môi trường

Làm môi trường biến đổi tính chất theo hướng bất lợi cho sinh vật.

Sự du nhập của các loài ngoại lai xâm hại

Thay đổi cấu trúc thành phần loài của quần xã, các loài vốn tồn tại không thể tồn tại, phát triển.

- Việc tạo giống mới cây trồng, vật nuôi được coi là nguyên nhân dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học vì trong tạo các giống cây trồng, vật nuôi mới, con người chỉ giữ lại những giống phù hợp với nhu cầu, lợi ích, loại bỏ dần các giống không phù hợp dẫn đến mất nguồn gene, giảm sự đa dạng. Ngoài ra, việc tạo giống mới bằng phương pháp biến đổi gene sẽ có thể gây ra những xáo trộn thành phần loài trong quần xã.

Câu 9

Giải thích ý nghĩa biện pháp “Kết hợp hài hoà giữa bảo tồn với khai thác, sử dụng hợp lí đa dạng sinh học và với việc xoá đói, giảm nghèo”.

Lời giải

Việc kết hợp hài hòa giữa bảo tồn với khai thác, sử dụng hợp lí đa dạng sinh học với việc xóa đói, giảm nghèo có ý nghĩa quan trọng, vì: Công tác xóa đói, giảm nghèo chính là thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Nếu thực hiện tốt việc xóa đói, giảm nghèo thì việc khai thác tài nguyên thiên nhiên của người dân sẽ giảm về áp lực và cường độ.

Câu 10

Nêu sự khác biệt cơ bản giữa hình thức bảo tồn tại chỗ với hình thức bảo tồn chuyển chỗ.

Lời giải

Sự khác biệt cơ bản giữa hình thức bảo tồn tại chỗ với hình thức bảo tồn chuyển chỗ:

- Bảo tồn tại chỗ: Bảo tồn sinh vật ngay tại nơi chúng đang sinh sống; thường áp dụng đối với các loài chưa ở mức độ rất nguy cấp; ít tốn kém. 

- Bảo tồn chuyển chỗ: Bảo tồn sinh vật ở ngoài nơi chúng đang sinh sống; thường áp dụng đối với các loài ở mức độ rất nguy cấp, đang bị tổn thương...; hình thức này khá tốn kém.

Câu 11

Hãy nêu những việc em đã thực hiện tốt và chưa thực hiện tốt trong việc góp phần phát triển bền vững.

Lời giải

- Những việc em đã thực hiện tốt:

+ Tham gia các hoạt động tái sử dụng đồ nhựa, thu gom pin đúng nơi quy định.

+ Trồng cây gây rừng ở địa phương.

+ Tham gia các hoạt động, cuộc thi nhằm tuyên truyền và bảo vệ hệ sinh thái.

- Những việc chưa thực hiện tốt: Còn lãng phí điện, nước, thức ăn.

Câu 12

Ở nơi em sống, có những biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học nào? Trong những biện pháp đó, biện pháp nào có hiệu quả nhất?

Lời giải

- Các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học:

+ Nâng cao ý thức bảo tồn đa dạng sinh học cho cộng đồng.

+ Hạn chế ô nhiễm môi trường. 

+ Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn với khai thác, sử dụng hợp lí đa dạng sinh học và với việc xóa đói, giảm nghèo. 

+ Chú trọng bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù; bảo tồn loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm. 

+ Kết hợp bảo tồn tại chỗ với bảo tồn chuyển chỗ.

+ Tổ chức, cá nhân hưởng lợi từ việc khai thác đa dạng sinh học phải chia sẻ lợi ích để phục vụ bảo tồn đa dạng sinh học.

+ Quản lí rủi ro do sinh vật biến đổi gene và mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gene. 

+ Điều tra cơ bản, xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học và quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.

+ Thành lập các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu vực bảo vệ cảnh quan, khu di sản văn hóa và tự nhiên, khu dự trữ sinh quyển; phát triển bền vững các vùng đệm.

- Trong các biện pháp bảo tồn trên, biện pháp nâng cao ý thức bảo tồn đa dạng sinh học cho cộng đồng là có hiệu quả nhất vì ý thức sẽ quyết định hành động.

Câu 13

Quan sát Hình 28.8, giải thích vai trò của các biện pháp trong nông nghiệp bền vững.

Quan sát Hình 28.8, giải thích vai trò của các biện pháp trong nông nghiệp bền vững. (ảnh 1)

Lời giải

Vai trò của các biện pháp chủ yếu trong nông nghiệp bền vững: 

- Luân canh cây trồng: giảm tác hại của sâu, bệnh hại cây trồng; hạn chế sự thoái hóa đất. 

- Trồng cây che phủ đất: chống xói mòn; tăng cường chất dinh dưỡng cho đất; tăng thu nhập từ việc trồng cây. 

- Tạo dinh dưỡng cho đất: tăng độ phì nhiêu cho đất. 

- Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo: hạn chế ô nhiễm môi trường; bảo tồn tài nguyên. 

- Quản lí sâu hại bằng các phương pháp sinh học: giảm tác hại của sâu, bệnh hại cây trồng; hạn chế ô nhiễm do sử dụng chất bảo vệ thực vật. 

- Bảo tồn các giống địa phương: duy trì đa dạng nguồn gene; tăng cường khả năng chống chịu của vật nuôi, cây trồng. 

- Quản lí giống và nguồn nước: hạn chế việc suy thoái giống vật nuôi, cây trồng; tạo điều kiện phát triển chăn nuôi, trồng trọt; tiết kiệm tài nguyên nước.

Câu 14

Phân tích mối quan hệ giữa dân số - môi trường - phát triển. Giải thích các chỉ tiêu của dân số.

Lời giải

- Mối quan hệ giữa dân số - môi trường - phát triển:

+ Dân số: Tăng dân số đã khiến cho nhu cầu về lương thực thực phẩm và nơi ăn, chốn ở tăng lên, dẫn đến ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, tạo ra lượng lớn rác thải và khí thải, góp phần vào sự ô nhiễm môi trường.

+ Môi trường: Môi trường tạo ra các nguồn lực thiên nhiên (đất đai, nguồn nước, cảnh quan,...) dồi dào để phục vụ cho con người.

+ Phát triển: Dân số ổn định và môi trường bền vững là điều kiện cần cho sự phát triển. Đồng thời, sự phát triển cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi về cả kinh phí và kĩ thuật cho việc kiểm soát dân số và bảo vệ môi trường

- Giải thích các chỉ tiêu của dân số:

+ Quy mô dân số: là số người sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lí kinh tế hoặc một đơn vị hành chính tại thời điểm nhất định.

+ Cơ cấu dân số: là tổng số dân được phân loại theo giới tính, độ tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và các đặc trưng khác,…

+ Phân bố dân cư: là sự sắp xếp dân số trên một lãnh thổ nhất định.

+ Những yếu tố gây biến động dân số: là những yếu tố ảnh hưởng tới quy mô dân số.

Câu 15

Làm thế nào để hạn chế được những vấn đề bất cập về dân số?

Lời giải

Một số vấn đề bất cập về dân số: dân số tăng nhanh, khó kiểm soát; phân bố dân số không đều; tình trạng mất cân bằng giới tính; bất hợp lí trong cơ cấu dân số;… Để hạn chế được những vấn đề bất cập về dân số cần đề ra, tuyên truyền và vận động thực hiện các chính sách điều chỉnh tỉ lệ tăng dân số; điều chỉnh mật độ và sự phân bố dân số; khắc phục bất hợp lí về cơ cấu dân số; ngăn chặn tỉ lệ giới tính bất hợp lí;…

Câu 16

Phân tích ý nghĩa của giáo dục môi trường đối với phát triển bền vững.

Lời giải

Ý nghĩa của giáo dục môi trường đối với phát triển bền vững: Giáo dục môi trường có vai trò đem lại cho các đối tượng được giáo dục có cơ hội hiểu biết bản chất của các vấn đề môi trường làm nền tảng (Giáo dục về môi trường). Từ đó, người được giáo dục về môi trường có thái độ, cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề môi trường và có tri thức, kĩ năng, phương pháp hành động với các vấn đề môi trường cụ thể (Giáo dục vì môi trường).

Câu 17

Dựa trên các giải pháp chủ yếu cho phát triển bền vững, hãy đề xuất các hoạt động bản thân có thể làm được, nhằm góp phần phát triển bền vững (Bảng 28.2).

Dựa trên các giải pháp chủ yếu cho phát triển bền vững, hãy đề xuất các hoạt động bản thân có thể làm được, nhằm góp phần phát triển bền vững (Bảng 28.2). (ảnh 1)

Lời giải

 

Các giải pháp chủ yếu cho phát triển bền vững

 

Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên

Hạn chế gây ô nhiễm môi trường

Bảo tồn đa dạng sinh học

Phát triển nông nghiệp bền vững

Giáo dục bảo vệ môi trường

Đề xuất các hoạt động bản thân

- Tiết kiệm điện, nước.

- Không lãng phí thức ăn.

- Tăng cường tái sử dụng và tái chế.

- Không vứt rác bừa bãi.

- Tham gia trồng cây gây rừng.

- Tham gia các dự án bảo tồn động vật quý hiếm và hoang dã.

- Tìm hiểu thêm các phương pháp phát triển nông nghiệp sinh thái.

- Tham gia các dự án tìm hiểu về công nghệ sản xuất sạch.

- Trang bị kiến thức về vai trò của môi trường và các chính sách bảo vệ môi trường.

- Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

4.6

35 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%