Giải SGK Sinh học 12 CTST BÀI 6: THỰC HÀNH: QUAN SÁT ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ; TÌM HIỂU TÁC HẠI G Y ĐỘT BIẾN CỦA MỘT SỐ CHẤT ĐỘC có đáp án

22 người thi tuần này 4.6 272 lượt thi 5 câu hỏi

🔥 Đề thi HOT:

1051 người thi tuần này

Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 24 (có đáp án): Các bằng chứng tiến hóa

7.5 K lượt thi 58 câu hỏi
787 người thi tuần này

Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P2)

13.7 K lượt thi 40 câu hỏi
531 người thi tuần này

615 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải chi tiết (P5)

15.6 K lượt thi 50 câu hỏi
360 người thi tuần này

Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P1)

13.3 K lượt thi 40 câu hỏi
339 người thi tuần này

Bài tập Tiến Hóa (Sinh học 12) có lời giải chi tiết (P1)

10.6 K lượt thi 40 câu hỏi
289 người thi tuần này

30 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án

1.6 K lượt thi 29 câu hỏi
285 người thi tuần này

512 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P1)

25.4 K lượt thi 30 câu hỏi
284 người thi tuần này

150 Bài tập Hệ sinh thái (Sinh học 12) cực hay có lời giải (P1)

5.6 K lượt thi 40 câu hỏi

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Lời giải

STT

Nội dung vấn đề

Câu hỏi giả định

1

Có thể xác định được số lượng và hình thái nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi

Bằng cách nào có thể phát hiện nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi?

2

Dựa trên quan sát nhiễm sắc thể đồ, người ta có thể xác định được các dạng đột biến nhiễm sắc thể.

Có phải khi quan sát nhiễm sắc thể đồ có thể nhận biết được các bất thường về nhiễm sắc thể?

3

Hiện nay, một số loại hoá chất như: thuốc trừ sâu DDT (Dichloro – Diplenyl –Trichloroethane), thuốc tẩy giun sán Dipterex,… đã bị cấm sản xuất và sử dụng.

Có phải những hoá chất như: thuốc trừ sâu DDT (Dichloro – Diplenyl –Trichloroethane), thuốc tẩy giun sán Dipterex,… gây hại cho con người và môi trường?

Lời giải

STT

Nội dung giả thuyết

Phương án kiểm chứng giả thuyết

1

Tại kì giữa của quá trình phân bào, các nhiễm sắc thể co xoắn cực đại nên có hình thái đặc trưng.

Quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể ở kì giữa để xác định được số lượng và hình thái nhiễm sắc thể.

2

Quan sát nhiễm sắc thể đồ có thể thấy được các bất thường về cấu trúc và số lượng nhiễm sắc thể.

Quan sát, so sánh tiêu bản bộ NST bình thường và bộ NST bị đột biến ở cùng một loài.

3

Các loại hóa chất này có tác hại gây đột biến ở người.

Tìm hiểu về cấu tạo, tác dụng và cơ chế gây đột biến của các hóa chất.

Lời giải

a. Quan sát đột biến nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định.

- Học sinh tiến hành quan sát đột biến nhiễm sắc thể trên tiêu bản tạm thời.

b. Tìm hiểu tác hại gây đột biến của một số chất độc.

KẾT QUẢ TÌM HIỂU TÁC HẠI GÂY ĐỘT BIẾN CỦA MỘT SỐ CHẤT ĐỘC

- Lớp:………………………………………….Nhóm thực hiện:……………………

- Họ và tên thành viên:………………………………………………………………..

- Loại chất độc: Dioxin

Thành phần

Tác dụng

Cơ chế gây đột biến

Hậu quả

Thực trạng sử dụng hiện nay

2,3,7,8-TetraCDD1

Đây là một loại thuốc diệt cỏ được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam đã gây ô nhiễm chất độc da cam

Là trung gian thông qua liên kết Aryl hydrocarbon Receptor (AhR), một yếu tố phiên mã hoạt động như một cảm biến về các kích thích từ môi trường. Sự tăng tiết AhR bởi TCDD trong các mô hình động vật ngăn chặn sự phát triển của các tế bào tiền thân tạo máu và tác động xấu đến sự biệt hóa tế bào lympho, do đó thể hiện một sự kiện quan trọng trong quá trình sinh ung thư ở người.

Nguyên nhân dẫn đến ung thư ở người, rối loạn chức năng sinh sản, phát triển, hệ thống miễn dịch và có liên quan tới các đột biến gây dị dạng bẩm sinh ở trẻ, giảm khả năng sinh con, các vấn đề về phổi, da.

Bị cấm sử dụng tuy nhiên vẫn còn được buôn bán tràn lan không kiểm soát các sản phẩm độc hại có chứa TCDD. 

Lời giải

STT

Nội dung giải thuyết

Đánh giá giả thuyết

Kết luận

1

Tại kì giữa của quá trình phân bào, các nhiễm sắc thể co xoắn cực đại nên có hình thái đặc trưng.

Đúng

Để xác định rõ số lượng và hình thái NST nên quan sát ở kì giữa của quá trình phân bào.

2

Quan sát nhiễm sắc thể đồ có thể thấy được các bất thường về cấu trúc và số lượng nhiễm sắc thể.

Đúng

Bộ NST bị đột biến có hình thái hoặc số lượng NST khác so với bộ NST bình thường.

3

Các loại hóa chất này có tác hại gây đột biến ở người.

Đúng

Các hóa chất độc hại có thể gây đột biến NST dẫn đến ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng và các hoạt động sống khác của con người.

Lời giải

BÁO CÁO: KẾT QUẢ THỰC HÀNH

QUAN SÁT ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ;

TÌM HIỂU TÁC HẠI GÂY ĐỘT BIẾN CỦA MỘT SỐ CHẤT ĐỘC

Thứ……ngày….tháng……năm

Nhóm:…………………Lớp:…………Họ và tên thành viên:………………………..

1. Mục đích thực hiện nghiên cứu.

- Thực hành, quan sát được đột biến nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định.

- Tìm hiểu được tác hại gây đột biến ở người của một số chất độc (dioxin, thuốc diệt cỏ 2,4D,…).

2. Kết quả và giải thích.

a. Điền kết quả quan sát bộ nhiễm sắc thể (hình thái, số lượng) trên tiêu bản cố định vào bảng sau. Mô tả cơ chế phát sinh dạng đột biến nhiễm sắc thể quan sát được.

Bảng 1. Kết quả quan sát đột biến nhiễm sắc thể

STT

Đối tượng

Bộ nhiễm sắc thể bình thường

Bộ nhiễm sắc thể đột biến

Dạng đột biến

Hình vẽ minh hoạ

1

Người

46 NST

47 NST

Đột biến số lượng NST

Viết và trình bày báo cáo theo mẫu: (ảnh 2)

2

Cà độc dược

24 NST

26 NST

Đột biến số lượng NST

Viết và trình bày báo cáo theo mẫu: (ảnh 3)

Cơ chế phát sinh dạng đột biến nhiễm sắc thể quan sát được:

+ Cơ chế phát sinh của Hội chứng Down: Trong quá trình phát sinh giao tử, bố hoặc mẹ bị rối loạn phân li trong quá trình phân bào dẫn đến sự hình thành giao tử chứa hai nhiễm sắc thể số 21, bên còn lại giảm phân bình thường chứa một nhiễm sắc thể số 21. Sự kết hợp giữa hai giao tử này hình thành hợp tử chứa ba nhiễm sắc thể số 21, hợp tử phát triển thành trẻ mắc hội chứng Down.

+ Cơ chế phát sinh thể ba kép ở cà độc dược: Trong quá trình phát sinh giao tử, do rối loạn phân li trong quá trình phân bào dẫn đến sự hình thành giao tử các loại giao tử đột biến như n + 1 (có 2 chiếc NST số 8), n + 1 (có 2 chiếc NST số 9), n + 1 + 1 (có 2 chiếc NST số 8 và 2 chiếc NST số 9). Sự kết hợp của 2 giao tử n + 1 (có 2 chiếc NST số 8) và n + 1 (có 2 chiếc NST số 9) hoặc giao tử n + 1 + 1 (có 2 chiếc NST số 8 và 2 chiếc NST số 9) với giao tử bình thường n, hình thành nên hợp tử chứa 3 nhiễm sắc thể số 9 và 3 nhiễm sắc thể số 9, hợp tử phát triển thành cây cà độc dược mang đột biến số lượng nhiễm sắc thể thể ba kép.

b. Cho biết tác hại của một số loại hoá chất (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,...) đối với con người. Đề xuất một số biện pháp để phòng chống sự tác động của các chất độc gây đột biến đến con người.

- Tác hại: Sự phơi nhiễm liên tục với thuốc trừ cỏ đã dẫn đến với nhiều loại bệnh khác nhau trên con người bao gồm khả năng gây ung thư, gây độc cho hệ thần kinh, khả năng sinh sản, trao đổi chất và phát triển của con người.

- Biện pháp:

+ Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp bền vững, sản xuất theo hướng hữu cơ nhằm tạo sản phẩm nông sản sạch và an toàn.

+ Tăng cường công tác quản lý, kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm là nhiệm vụ cần thiết.

+ Kiểm tra, giám sát việc buôn bán, sử dụng thuốc trừ cỏ được phân cấp cụ thể từ Trung ương đến địa phương, nhằm hướng dẫn và giám sát người nông dân sử dụng theo nguyên tắc bốn đúng (đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng cách, đúng lúc).

3. Kết luận.

- Nhiễm sắc thể quan sát rõ nhất khi nhiễm sắc thể co xoắn cực đại ở kì giữa của quá trình phân bào.

- Dựa vào số lượng và hình thái nhiễm sắc thể có thể xác định được các dạng đột biến nhiễm sắc thể.

- Các hóa chất như thuốc trừ sâu DDT (Dichloro – Diplenyl –Trichloroethane), thuốc tẩy giun sán Dipterex,… có thể gây đột biến NST dẫn đến ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng và các hoạt động sống khác của con người.

4.6

54 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%