Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
BÁO CÁO: KẾT QUẢ THỰC HÀNH
QUAN SÁT ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ;
TÌM HIỂU TÁC HẠI GÂY ĐỘT BIẾN CỦA MỘT SỐ CHẤT ĐỘC
Thứ……ngày….tháng……năm
Nhóm:…………………Lớp:…………Họ và tên thành viên:………………………..
1. Mục đích thực hiện nghiên cứu.
- Thực hành, quan sát được đột biến nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định.
- Tìm hiểu được tác hại gây đột biến ở người của một số chất độc (dioxin, thuốc diệt cỏ 2,4D,…).
2. Kết quả và giải thích.
a. Điền kết quả quan sát bộ nhiễm sắc thể (hình thái, số lượng) trên tiêu bản cố định vào bảng sau. Mô tả cơ chế phát sinh dạng đột biến nhiễm sắc thể quan sát được.
Bảng 1. Kết quả quan sát đột biến nhiễm sắc thể
Cơ chế phát sinh dạng đột biến nhiễm sắc thể quan sát được:
+ Cơ chế phát sinh của Hội chứng Down: Trong quá trình phát sinh giao tử, bố hoặc mẹ bị rối loạn phân li trong quá trình phân bào dẫn đến sự hình thành giao tử chứa hai nhiễm sắc thể số 21, bên còn lại giảm phân bình thường chứa một nhiễm sắc thể số 21. Sự kết hợp giữa hai giao tử này hình thành hợp tử chứa ba nhiễm sắc thể số 21, hợp tử phát triển thành trẻ mắc hội chứng Down.
+ Cơ chế phát sinh thể ba kép ở cà độc dược: Trong quá trình phát sinh giao tử, do rối loạn phân li trong quá trình phân bào dẫn đến sự hình thành giao tử các loại giao tử đột biến như n + 1 (có 2 chiếc NST số 8), n + 1 (có 2 chiếc NST số 9), n + 1 + 1 (có 2 chiếc NST số 8 và 2 chiếc NST số 9). Sự kết hợp của 2 giao tử n + 1 (có 2 chiếc NST số 8) và n + 1 (có 2 chiếc NST số 9) hoặc giao tử n + 1 + 1 (có 2 chiếc NST số 8 và 2 chiếc NST số 9) với giao tử bình thường n, hình thành nên hợp tử chứa 3 nhiễm sắc thể số 9 và 3 nhiễm sắc thể số 9, hợp tử phát triển thành cây cà độc dược mang đột biến số lượng nhiễm sắc thể thể ba kép.
b. Cho biết tác hại của một số loại hoá chất (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,...) đối với con người. Đề xuất một số biện pháp để phòng chống sự tác động của các chất độc gây đột biến đến con người.
- Tác hại: Sự phơi nhiễm liên tục với thuốc trừ cỏ đã dẫn đến với nhiều loại bệnh khác nhau trên con người bao gồm khả năng gây ung thư, gây độc cho hệ thần kinh, khả năng sinh sản, trao đổi chất và phát triển của con người.
- Biện pháp:
+ Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp bền vững, sản xuất theo hướng hữu cơ nhằm tạo sản phẩm nông sản sạch và an toàn.
+ Tăng cường công tác quản lý, kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm là nhiệm vụ cần thiết.
+ Kiểm tra, giám sát việc buôn bán, sử dụng thuốc trừ cỏ được phân cấp cụ thể từ Trung ương đến địa phương, nhằm hướng dẫn và giám sát người nông dân sử dụng theo nguyên tắc bốn đúng (đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng cách, đúng lúc).
3. Kết luận.
- Nhiễm sắc thể quan sát rõ nhất khi nhiễm sắc thể co xoắn cực đại ở kì giữa của quá trình phân bào.
- Dựa vào số lượng và hình thái nhiễm sắc thể có thể xác định được các dạng đột biến nhiễm sắc thể.
- Các hóa chất như thuốc trừ sâu DDT (Dichloro – Diplenyl –Trichloroethane), thuốc tẩy giun sán Dipterex,… có thể gây đột biến NST dẫn đến ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng và các hoạt động sống khác của con người.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Các nhóm tiến hành nghiên cứu, so sánh kết quả để chứng minh cho nội dung giả thuyết đã đề ra.
a. Quan sát đột biến nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định.
b. Tìm hiểu tác hại gây đột biến của một số chất độc.
Câu 2:
Hãy xác định vấn đề được nêu ra trong mỗi hiện tượng thực tiễn sau đây và đặt ra các câu hỏi nghiên cứu về hiện tượng mà em quan sát được.
1. Có thể xác định số lượng và hình thái của nhiễm sắc thể thông qua quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi quang học.
2. Dựa trên quan sát nhiễm sắc thể đồ, người ta có thể xác định được các dạng đột biến nhiễm sắc thể.
3. Hiện nay, một số loại hoá chất như: thuốc trừ sâu DDT (Dichloro – Diplenyl –Trichloroethane), thuốc tẩy giun sán Dipterex,… đã bị cấm sản xuất và sử dụng.
Câu 3:
Hãy đề xuất các giả thuyết để giải thích cho các vấn đề đã nêu và đề xuất phương án kiểm chứng cho mỗi giả thuyết đó.
Câu 4:
Các nhóm mô tả kết quả quan sát được và đưa ra kết luận giả thuyết đúng/sai, từ đó, kết luận vấn đề nghiên cứu.
về câu hỏi!