Câu hỏi:
26/08/2024 150Bướm đêm (hay ngài) là một loài côn trùng thuộc bộ Cánh vảy (Lepidoptera). Đây là loài côn trùng gây hại cho nhiều loài cây ăn quả như nho, cam, táo,... Chúng thường đục và ăn phần bên trong của quả, gây rụng quả hàng loạt (Hình 1a), bên cạnh đó, các vết thương do chúng gây ra còn tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn, nấm ở quả. Để tiêu diệt loài côn trùng gây hại này, có hai biện pháp được sử dụng như sau:
(1) Dùng lưới chắn côn trùng kết hợp phun thuốc trừ sâu để kiểm soát số lượng bướm đêm.
(2) Dùng kĩ thuật côn trùng bất dục (Sterile Insect Techniques - SIT). Người ta tiến hành nhân nuôi một lượng lớn cá thể bướm đêm, sau đó, tiến hành gây bất dục hoàn toàn bằng cách chiếu xạ tia X (hoặc tia gamma) để tạo các con đực không còn khả năng sinh sản nhưng vẫn có khả năng giao phối bình thường. Các con đực bất dục được thả vào môi trường tự nhiên (Hình 1b).
a) Theo em, việc áp dụng biện pháp nào sẽ mang lại hiệu quả cao hơn? Giải thích. b) Trong kĩ thuật SIT, việc thả các con đực bất dục trở lại môi trường tự nhiên nhằm mục đích gì?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Dùng kĩ thuật côn trùng bất dục sẽ mang lại hiệu quả cao hơn vì vừa tiêu diệt được côn trùng gây hại, vừa không gây ô nhiễm môi trường và gây hại cho các loài sinh vật khác.
b) Mục đích của việc thả các con đực bất dục trở lại môi trường tự nhiên: Khi các con đực bất dục được thả trở lại môi trường tự nhiên, chúng sẽ giao phối với con cái nhưng con cái không có khả năng sinh sản hoặc sinh sản nhưng trứng không nở hay ấu trùng không có khả năng sống. Từ đó, làm giảm mật độ quần thể côn trùng gây hại.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hãy tìm hiểu và kể tên một số biện pháp kiểm soát sinh học được sử dụng để tiêu diệt và khống chế các loài sinh vật gây hại bằng cách hoàn thành bảng bên dưới. Từ đó, đánh giá về hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp kiểm soát sinh học hiện nay.
Câu 2:
Kiểm soát sinh học do con người thực hiện có đặc điểm gì giống và khác so với hiện tượng khống chế sinh học trong tự nhiên?
Câu 3:
Hình 2 là một số loài sinh vật ngoại lai tại Việt Nam. Hãy tìm hiểu và cho biết:
a) Tên phổ thông và tên khoa học của những loài sinh vật ngoại lai trên.
b) Các loài sinh vật ngoại lai trên được xếp vào nhóm loài xâm hại hay có nguy cơ xâm hại? Dựa vào những tiêu chí nào để phân loại chúng?
c) Tại sao việc ngăn chặn sự phát triển của sinh vật ngoại lai là biện pháp được ưu tiên hàng đầu thay vì tiêu diệt chúng?
Câu 4:
Vào tháng 6, 7 năm 2020, nhiều tỉnh ở miền Bắc nước ta (Sơn La, Điện Biên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn,...) đã gánh chịu những hậu quả nặng nề do sự xâm nhập của loài châu chấu tre lưng vàng (Ceracris kiangsu). Hãy tìm hiểu và cho biết:
a) Sự xâm nhập của loài châu chấu tre lưng vàng đã gây ra hậu quả gì cho nước ta?
b) Các địa phương đã sử dụng biện pháp gì để phòng chống nạn châu chấu? Theo em, biện pháp đó có đảm bảo an toàn trong việc kiểm soát sinh học không? Tại sao?
c) Hãy đề xuất hai biện pháp phòng chống nạn châu chấu và đảm bảo an toàn sinh học.
về câu hỏi!