Câu hỏi:
27/08/2024 96Theo em, việc ứng dụng sinh thái nhân văn có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Vai trò của việc ứng dụng sinh thái nhân văn với sự phát triển kinh tế - xã hội:
- Sinh thái nhân văn giúp phát triển kinh tế nhanh và an toàn, đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống, nâng cao đời sống của con người, tránh được sự suy thoái hoặc đình trệ trong tương lai, nhất là tình trạng nợ nần dựa trên cơ sở các nguồn tài nguyên được sử dụng hợp lí và ổn định, không làm suy thoái và hạn chế gia tăng chất thải vào môi trường.
- Sinh thái nhân văn giúp công bằng xã hội và phát triển con người; đảm bảo về sức khỏe, dinh dưỡng, học vấn, giảm nghèo đói, đảm bảo công bằng xã hội và tạo cơ hội bình đẳng cho mọi thành viên trong xã hội.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Các cộng đồng người dân tộc thiểu số sống ở vùng núi, trong đó, chủ yếu là người dân thuộc các dân tộc Tày, Dao và H'Mông tại hai tỉnh Lạng Sơn và Hà Giang đã thực hiện một số biện pháp sau:
- Canh tác trên vùng đất xen lẫn đá, xây dựng ruộng bậc thang.
- Trồng luân canh, xen canh gối vụ.
- Sử dụng giống, loại cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Tận dụng các hang động tự nhiên để làm chỗ tránh rét cho gia súc.
- Tích trữ củi hoặc dùng lõi ngô làm chất đốt.
Hãy tìm hiểu và cho biết vai trò của các biện pháp trên trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu.
Câu 2:
Câu 3:
Từ năm 2002, công tác bảo tồn thiên nhiên đang được thực hiện theo ba mô hình:
(1) Mô hình "pháo đài bảo tồn": có nghĩa là loại trừ tuyệt đối các hoạt động của con người trong khu vực bảo tồn. Trong mô hình này, cần di dời người dân ra khỏi khu vực bảo tồn và thi hành các chương trình/dự án tái định cư. Ví dụ: Công viên Quốc gia Yellowstone (Hoa Kỳ), Vườn Quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình). Đặc trưng của mô hình bảo tồn này là gắn liền các hoạt động quản lí liên quan chặt chẽ với vai trò của nhà nước, có sự phụ thuộc vào kiến thức của các chuyên gia, nhà khoa học.
(2) Mô hình đồng quản lí: công tác bảo tồn có sự tham gia của người dân địa phương, các nhà nghiên cứu và hoạt động bảo tồn. Trong mô hình này, cần đảm bảo sự cân bằng giữa bảo tồn và phúc lợi cho con người. Ví dụ: Vườn Quốc gia Pù Mát (Nghệ An), Vườn Quốc gia Bái Tử Long (Quảng Ninh),... Mô hình bảo tồn này vừa thu hút cộng đồng địa phương tham gia, gắn liền với sự phát triển của cộng đồng; vừa giảm được sự lệ thuộc vào các chuyên gia, nhà khoa học; tăng sự gắn kết giữa tri thức bản địa với các thể chế văn hóa và kinh tế, xã hội tại địa phương.
(3) Mô hình tân tự do: mô hình bảo tồn mang tính chất xã hội hóa, trong đó đề cao sự tham gia của các cá nhân và tổ chức xã hội. Trong mô hình này, hoạt động du lịch và tài trợ của chính phủ, các tổ chức phi chính phủ hoặc công ty, doanh nghiệp là nguồn lực chính trong các kế hoạch quản lí các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. Ví dụ: Vinpearl Safari Phú Quốc (Kiên Giang), Vườn thú Đại Nam (Bình Dương). Mô hình này đảm bảo được nguồn lực tài chính và khoa học - công nghệ cho công tác bảo tồn.
a) Mô hình nào được xây dựng theo hướng tiếp cận và ứng dụng sinh thái nhân văn? Giải thích.
b) Tại sao các nhà nghiên cứu sinh thái học cho rằng việc ứng dụng sinh thái nhân văn trong bảo tồn thiên nhiên là hướng tiếp cận có tính thực tiễn và ứng dụng cao?
c) Theo em, mô hình bảo tồn nào có vai trò quan trọng trong mục tiêu hướng đến phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu? Giải thích.
về câu hỏi!