Câu hỏi:

28/08/2024 684 Lưu

Một nhóm học sinh gồm 2 bạn lớp 9A là Đăng, Phước và 3 bạn lớp 9B là Dung, Thọ và Thuý. Thầy giáo chọn ngẫu nhiên 1 học sinh lớp 9A và 1 học sinh lớp 9B từ nhóm trên.

a) Hãy xác định không gian mẫu của phép thử. Không gian mẫu của phép thử có bao nhiêu phần tử?

b) Liệt kê các kết quả thuận lợi cho biến cố A: “Tên của hai bạn được chọn đều có chữ cái n”. Có bao nhiêu kết quả thuận lợi cho biến cố A?

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a) Không gian mẫu của phép thử gồm các kết quả là: Đăng và Dung; Đăng và Thọ; Đăng và Thuý; Phước và Dung; Phước và Thọ; Phước và Thuý.

Không gian mẫu của phép thử có 6 phần tử.

b) Kết quả thuận lợi cho biến cố A là: Đăng và Dung.

Có đúng 1 kết quả thuận lợi cho biến cố A.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

a) Kí hiệu (i; j) là kết quả thẻ lấy ra lần đầu ghi số i và thẻ lấy ra lần sau ghi số j.

Không gian mẫu của phép thử là

Ω = {(5; 6); (5; 8); (5; 9); (6; 5); (6; 8); (6; 9); (8; 5); (8; 6); (8; 9); (9; 5); (9; 6); (9; 8)}.

Không gian mẫu của phép thử có 12 phần tử.

b) Các kết quả thuận lợi cho biến cố A: “Tích các số ghi trên hai tấm thẻ là số lẻ” là: (5; 9) và (9; 5). Có 2 kết quả thuận lợi cho biến cố A.

Lời giải

a) Kí hiệu (i; j) là kết quả thẻ lấy ra từ hộp thứ nhất được đánh số i, thẻ lấy ra từ hộp thứ hai được đánh số j.

Không gian mẫu của phép thử là Ω = {(1; 3); (1; 4); (1; 5); (2; 3); (2; 4); (2; 5)}.

Không gian mẫu của phép thử có 6 phần tử.

b) Các kết quả thuận lợi cho biến cố A là (1; 3) và (1; 5).

Có 2 kết quả thuận lợi cho biến cố A.