Giải SBT Toán 9 Chân trời sáng tạo Bài 2. Xác suất của biến cố có đáp án

38 người thi tuần này 4.6 181 lượt thi 8 câu hỏi

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Lời giải

Do bộ bài có 52 lá nên số các kết quả có thể xảy ra là n(Ω) = 52.

Do các lá bài giống nhau nên các kết quả của phép thử có cùng khả năng xảy ra.

a) Do có 4 lá Át trong bộ bài nên số kết quả thuận lợi cho biến cố A là n(A) = 4.

Xác suất của biến cố A là \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \frac{4}{{52}} = \frac{1}{{13}}.\)

b) Do có 13 lá bài chất cơ trong bộ bài nên số các kết quả thuận lợi cho biến cố B là n(B) = 13.

Xác suất của biến cố B là \(P\left( B \right) = \frac{{n\left( B \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \frac{{13}}{{52}} = 0,25.\)

Lời giải

Các số tự nhiên chẵn có 4 chữ số là: 1 000; 1 002; 1 004; …; 9 998.

a) Số các số tự nhiên chẵn có 4 chữ số là (9 998 1 000) : 2 + 1 = 4 500.

Do đó số kết quả có thể xảy ra của phép thử trên là n(Ω) = 4 500.

b) Có 4 số tự nhiên chẵn có 4 chữ số giống nhau là: 2 222; 4 444; 6 666; 8 888.

Số kết quả thuận lợi cho biến cố A là n(A) = 4.

Xác suất của biến cố A là \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{4}{{4\,\,500}} = \frac{1}{{1\,\,125}}.\)

Các số tự nhiên chẵn có 4 chữ số và lớn hơn hoặc bằng 5 000 là: 5 000; 5 002; …; 9 998.

Số các số chẵn có 4 chữ số và lớn hơn hoặc bằng 5 000 là:

(9 998 5 000) : 2 + 1 = 2 500.

Số kết quả thuận lợi cho biến cố B là n(B) = 2 500.

Xác suất của biến cố B là \(P\left( B \right) = \frac{{n\left( B \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{{2\,\,500}}{{4\,\,500}} = \frac{5}{9}.\)

Lời giải

a) Số học sinh của lớp 9A là: 4 : 10% = 40 (học sinh).

Số kết quả có thể xảy ra của phép thử là n(Ω) = 40.

b) Tần số tương đối của các học sinh được chọn đạt trên 8 điểm là: 30% + 10% = 40%.

Số học sinh đạt trên 8 điểm là: 40 . 40% = 16 (học sinh).

Số kết quả thuận lợi cho biến cố A là n(A) = 16.

Xác suất của biến cố A là \(P\left( A \right) = \frac{{16}}{{40}} = 0,4.\)

Lời giải

Gọi N là tổng số học sinh của trường.

Số học sinh khối 6 của trường là: N . 28% = 0,28N (học sinh).

Số học sinh khối 7 của trường là N . 25% = 0,25N (học sinh).

Khi thực hiện phép thử chọn ngẫu nhiên 1 học sinh của trường, số kết quả có thể xảy ra là n(Ω) = N.

Số kết quả thuận lợi cho biến cố A là n(A) = 0,28N.

Xác suất của biến cố A là \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{{0,28N}}{N} = 0,28.\)

Số kết quả thuận lợi cho biến cố B là n(B) = 0,25N.

Xác suất của biến cố B là \(P\left( B \right) = \frac{{n\left( B \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{{0,25N}}{N} = 0,25.\)

Lời giải

Số kết quả có thể xảy ra là n(Ω) = 10.

⦁ Có 3 học sinh được điểm 9 nên số kết quả thuận lợi cho biến cố A là n(A) = 3.

Xác suất của biến cố A là \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \frac{3}{{10}} = 0,3.\)

⦁ Có 7 học sinh được trên 7 điểm nên số các kết quả thuận lợi cho biến cố B là n(B) = 7.

Xác suất của biến cố B là \(P\left( B \right) = \frac{{n\left( B \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \frac{7}{{10}} = 0,7.\)

4.6

36 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%