Câu hỏi:
28/08/2024 49Bạn Bách có 10 tấm thẻ cùng loại được đánh số lần lượt từ 1 đến 10. Bách chọn ngẫu nhiên một tấm thẻ, xem số trên thẻ và thay số đó vào vị trí của dấu ? trong phương trình sau:
x2 + 4x + ? = 0 (*)
Tính xác suất của biến cố A: “Phương trình (*) có nghiệm”.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Số kết quả có thể xảy ra là n(Ω) = 10. Do các thẻ cùng loại nên các kết quả có cùng khả năng xảy ra.
Gọi số được viết vào vị trí dấu ? là m.
Khi đó phương trình (*) trở thành: x2 + 4x + m = 0.
Phương trình này có ∆’ = 22 – 1.m = 4 – m.
Phương trình (*) có nghiệm khi ∆’ ≥ 0, tức là 4 – m ≥ 0 hay m ≤ 4.
Do đó khi thay dấu ? bằng các giá trị từ 1 đến 10 ta thấy chỉ có các giá trị 1, 2, 3, 4 làm cho phương trình (*) có nghiệm.
Vậy số kết quả thuận lợi cho biến cố A là n(A) = 4.
Xác suất của biến cố A là \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{4}{{10}} = 0,4.\)
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Bạn Khuê viết ngẫu nhiên một số tự nhiên chẵn có 4 chữ số lên bảng.
a) Có tất cả bao nhiêu kết quả có thể xảy ra của phép thử trên?
b) Tính xác suất của mỗi biến cố sau:
A: “Số được viết có 4 chữ số giống nhau”;
B: “Số được viết lớn hơn hoặc bằng 5 000”.
Câu 2:
Kết quả kiểm tra tình trạng cân nặng của các bạn học sinh lớp 9B được thống kê lại ở bảng sau:
Giới tính Tình trạng cân nặng |
Thiếu cân |
Bình thường |
Thừa cân |
Nam |
1 |
12 |
3 |
Nữ |
4 |
15 |
1 |
Chọn ngẫu nhiên 1 học sinh của lớp 9B. Tính xác suất của mỗi biến cố sau:
A: “Học sinh được chọn là học sinh nữ và có cân nặng bình thường”;
B: “Học sinh được chọn bị thừa cân”;
C: “Học sinh được chọn là học sinh nam”.
Câu 3:
Ở một trường Trung học cơ sở, tỉ lệ học sinh khối 6, 7, 8, 9 lần lượt là 28%, 25%, 25% và 22%. Chọn ngẫu nhiên 1 học sinh của trường. Tính xác suất của mỗi biến cố sau:
A: “Học sinh được chọn thuộc khối 6”;
B: “Học sinh được chọn thuộc khối 7”.
Câu 4:
Bác Dũng có một cái khoá số như hình bên. Bác Dũng chọn ngẫu nhiên một dãy gồm 4 chữ số để đặt làm mã số mở khoá.
Tính xác suất của các biến cố:
A: “4 chữ số được chọn giống nhau”;
B: “4 chữ số được chọn lập thành một số có 4 chữ số”;
C: “4 chữ số được chọn có tổng bằng 35”.
Câu 5:
Cô giáo thống kê điểm kiểm tra môn Tin học của các học sinh lớp 9A ở bảng sau:
7 |
8 |
9 |
10 |
|
Tần số tương đối |
20% |
40% |
30% |
10% |
Chọn ngẫu nhiên 1 học sinh lớp 9A. Biết rằng có 4 học sinh lớp 9A được 10 điểm.
a) Xác định số kết quả có thể xảy ra của phép thử.
b) Tính xác suất của biến cố A: “Học sinh được chọn đạt trên 8 điểm”.
Câu 6:
Bác Mạnh rút ngẫu nhiên 1 lá bài từ bộ bài tây 52 lá. Tính xác suất của mỗi biến cố sau:
A: “Bác Mạnh rút được lá bài Át”;
B: “Bác Mạnh rút được lá bài chất cơ”.
về câu hỏi!