Câu hỏi:

28/08/2024 634 Lưu

Kết quả kiểm tra tình trạng cân nặng của các bạn học sinh lớp 9B được thống kê lại ở bảng sau:

Giới tính  

Tình trạng cân nặng

Thiếu cân

Bình thường

Thừa cân

Nam

1

12

3

Nữ

4

15

1

Chọn ngẫu nhiên 1 học sinh của lớp 9B. Tính xác suất của mỗi biến cố sau:

A: “Học sinh được chọn là học sinh nữ và có cân nặng bình thường”;

B: “Học sinh được chọn bị thừa cân”;

C: “Học sinh được chọn là học sinh nam”.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Tổng số học sinh là: 1 + 12 + 3 + 4 + 15 + 1 = 36 (học sinh).

Số các kết quả có thể xảy ra là n(Ω) = 36.

Số học sinh nữ có cân nặng bình thường là 15 nên số kết quả thuận lợi cho biến cố A là n(A) = 15.

Xác suất của biến cố A là \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{{15}}{{36}} = \frac{5}{{12}}.\)

Số học sinh bị thừa cân là: 3 + 1 = 4 (học sinh).

Số kết quả thuận lợi cho biến cố B là n(B) = 4.

Xác suất của biến cố B là \(P\left( B \right) = \frac{{n\left( B \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{4}{{36}} = \frac{1}{9}.\)

Số học sinh nam là 1 + 12 + 3 = 16 (học sinh).

Số kết quả thuận lợi cho biến cố C là n(C) = 16.

Xác suất của biến cố C là \(P\left( C \right) = \frac{{n\left( C \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{{16}}{{36}} = \frac{4}{9}.\)

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Dãy số dùng để đặt mã số là các số từ 0000 đến 9999.

Số kết quả có thể xảy ra là n(Ω) = 10 000 kết quả.

⦁ Các kết quả thuận lợi cho biến cố A là 0000, 1111, ..., 9999.

Số kết quả thuận lợi cho biến cố A là n(A) = 10.

Xác suất của biến cố A là \(P\left( A \right) = \frac{{10}}{{10\,\,000}} = 0,001.\)

⦁ Các kết quả thuận lợi cho biến cố B là 1000, 1001, …, 9999.

Số kết quả thuận lợi cho biến cố B là n(B) = 9 000.

Xác suất của biến cố B là \(P\left( B \right) = \frac{{9\,\,000}}{{10\,\,000}} = 0,9.\)

⦁ Tổng của 4 chữ số bằng 35 khi trong 4 chữ số đó có 3 chữ số 9 và 1 chữ số 8.

Các kết quả thuận lợi cho biến cố C là 8999, 9899, 9989, 9998.

Số kết quả thuận lợi cho biến cố C là n(C) = 4.

Xác suất của biến cố C là \(P\left( C \right) = \frac{4}{{10\,\,000}} = 0,0004.\)

Lời giải

a) Số học sinh của lớp 9A là: 4 : 10% = 40 (học sinh).

Số kết quả có thể xảy ra của phép thử là n(Ω) = 40.

b) Tần số tương đối của các học sinh được chọn đạt trên 8 điểm là: 30% + 10% = 40%.

Số học sinh đạt trên 8 điểm là: 40 . 40% = 16 (học sinh).

Số kết quả thuận lợi cho biến cố A là n(A) = 16.

Xác suất của biến cố A là \(P\left( A \right) = \frac{{16}}{{40}} = 0,4.\)

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP