Giải SBT Toán 9 CTST Bài 3. Giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
29 người thi tuần này 4.6 163 lượt thi 8 câu hỏi
🔥 Đề thi HOT:
Dạng 5: Bài toán về lãi suất ngân hàng có đáp án
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Toán 9 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 01
Đề thi minh họa TS vào 10 năm học 2025 - 2026_Môn Toán_Tỉnh Đắk Lắk
15 câu Trắc nghiệm Toán 9 Kết nối tri thức Bài 1. Khái niệm phương trình và hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn có đáp án
Dạng 2: Kỹ thuật chọn điểm rơi trong bài toán cực trị xảy ra ở biên có đáp án
Dạng 6: Bài toán về tăng giá, giảm giá và tăng, giảm dân số có đáp án
Bộ 10 đề thi cuối kì 2 Toán 9 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề số 1)
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Lời giải
a)
Nhân hai vế của phương trình (1) với 3 và nhân hai vế của phương trình (2) với ‒2 ta được:
Cộng từng vế hai phương trình của hệ, ta được: 13y = 0, suy ra y = 0.
Thay y = 0 vào phương trình (1), ta được: 2x + 3.0 = –2. Do đó x = –1.
Vậy hệ phương trình có nghiệm duy nhất là (–1; 0).
b)
Trừ từng vế của phương trình thứ nhất và phương trình thứ hai của hệ, ta được:
9y = –18, suy ra y = –2.
Thay y = –2 vào phương trình thứ hai của hệ, ta được:
3x – 4.(–2) = 11 hay 3x + 8 = 11. Do đó x = 1.
Vậy hệ phương trình có nghiệm duy nhất là (1; –2).
c)
Trừ từng vế của phương trình thứ hai và phương trình thứ nhất của hệ, ta được:
8y = 16, suy ra y = 2.
Thay y = 2 vào phương trình thứ hai của hệ, ta được:
2x + 3.2 = 2 hay 2x + 6 = 2. Do đó x = –2.
Vậy hệ phương trình có nghiệm duy nhất là (–2; 2).
d)
Nhân hai vế của phương trình (1) với 3 và nhân hai vế của phương trình (2) với ‒2 ta được:
Cộng từng vế hai phương trình của hệ trên, ta được: 23y = 23, suy ra y = 1.
Thay y = 1 vào phương trình (2), ta được:
6x – 4.1 = 11 hay 6x – 4 = 11, do đó x =
Vậy hệ phương trình có nghiệm duy nhất là
Lời giải
a)
Nhân hai vế của phương trình thứ hai của hệ với 3, ta được
Trừ từng vế phương trình thứ nhất và phương trình thứ hai của hệ, ta được:
0x = 0. Phương trình này nghiệm đúng với mọi x ∈ ℝ.
Vậy hệ phương trình có vô số nghiệm. Các nghiệm của hệ được viết như sau:
b) Điều kiện: y ≠ 0.
Từ phương trình (2), ta có: y = – 10 – x. (3)
Thay y = – 10 – x vào phương trình (1), ta được: 3x – 2.(–10 – x) = 0. (4)
Giải phương trình (4):
3x – 2.(–10 – x) = 0
3x + 20 + 2x = 0
5x = –20
x = –4.
Thay x = –4 vào phương trình (3), ta được: y = –10 – (–4) = –6.
Vậy hệ phương trình có nghiệm duy nhất là (–4; –6).
c)
Vậy hệ phương trình có nghiệm duy nhất là
d)
Nhân hai vế của phương trình (5) với và nhân hai vế của phương trình (2) với ta được:
Cộng từng vế hai phương trình của hệ, ta được: suy ra
Thay vào phương trình (5), ta được:
hay do đó
Vậy hệ phương trình có nghiệm duy nhất là
Lời giải
Do đồ thị hàm số y = ax + b đi qua hai điểm A và B nên tọa độ của hai điểm A và B thỏa mãn hàm số y = ax + b.
a) Thay toạ độ điểm A(1; 1) và B(3; 7) vào hàm số y = ax + b, ta được hệ phương trình
Giải hệ phương trình:
Trừ từng vế của phương trình thứ hai và phương trình thứ nhất của hệ, ta được:
2a = 6, suy ra a = 3.
Thay a = 3 vào phương trình thứ nhất của hệ, ta được:
3 + b = 1, do đó b = –2.
Vậy a = 3, b = –2.
b) Thay toạ độ điểm A(2; 1) và B(4; –3) vào hàm số y = ax + b, ta được hệ phương trình:
Giải hệ phương trình:
Trừ từng vế của phương trình thứ hai và phương trình thứ nhất của hệ, ta được:
2a = –4, suy ra a = –2.
Thay a = –2 vào phương trình thứ nhất của hệ, ta được:
4.(–2) + b = –3, hay –8 + b = –3, do đó b = 5.
Vậy a = –2, b = 5.
Lời giải
Gọi x, y lần lượt là số chi tiết máy tổ Một và tổ Hai sản xuất được trong tháng 9 (x ∈ ℕ*, y ∈ ℕ*).
Số chi tiết máy hai tổ sản xuất được trong tháng 9 là: x + y (chi tiết máy).
Do trong tháng 9, hai tổ sản xuất được 1 100 chi tiết máy nên ta có phương trình:
x + y = 1 100. (1)
Số chi tiết máy tổ 1 sản xuất trong tháng 10 là: x + 15%x = 1,15x (chi tiết máy).
Số chi tiết máy tổ 2 sản xuất trong tháng 10 là: y + 20%y = 1,2y (chi tiết máy).
Do tháng 10 hai tổ sản xuất được 1 295 chi tiết máy nên ta có phương trình:
1,15x + 1,2y = 1 295. (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:
Giải hệ phương trình
Nhân hai vế của phương trình (1) với –1,15, ta được:
Cộng từng vế hai phương trình của hệ, ta được:
0,05y = 30, suy ra y = 600.
Thay y = 600 vào phương trình (1) ta được: x + 600 = 1 100. Do đó x = 500.
Ta thấy x = 500, y = 600 thoả mãn điều kiện.
Vậy trong tháng 9, tổ Một sản xuất được 500 chi tiết máy, tổ Hai sản xuất được 600 chi tiết máy.
Lời giải
Đổi 30 phút = 0,5 giờ.
Gọi x (giờ) và y (giờ) lần lượt là thời gian ô tô di chuyển hết quãng đường AB và BC (x > 0, y > 0).
Do thời gian ô tô đi hết quãng đường AB ít hơn thời gian đi hết quãng đường BC là 30 phút nên ta có y – x = 0,5 hay x – y = –0,5. (1)
Quãng đường AB ô tô di chuyển với tốc độ 60 km/h là: 60x (km).
Quãng đường BC ô tô di chuyển với tốc độ 55 km/h là: 55y (km).
Tổng chiều dài quãng đường AB và BC là:
60x + 55y = 200 hay 12x + 11y = 40. (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:
Giải hệ phương trình:
Nhân hai vế của phương trình (1) với 12, ta được:
Trừ từng vế của phương trình thứ hai và phương trình thứ nhất, ta được:
23y = 46, suy ra y = 2.
Thay y = 2 vào phương trình (1), ta được: x – 2 = –0,5, do đó x = 1,5.
Ta thấy x = 1,5 và y = 2 (thoả mãn điều kiện).
Đổi x = 1,5 (giờ) = 1 giờ 30 phút.
Vậy thời gian di chuyển hết quãng đường AB là 1 giờ 30 phút, thời gian ô tô di chuyển hết quãng đường BC là 2 giờ.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
33 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%