Một nhóm học sinh của lớp 9A có 3 bạn nam và 2 bạn nữ. Giáo viên chọn ngẫu nhiên hai bạn trong nhóm để tham gia một phong trào của trường.
a) Mô tả không gian mẫu.
b) Tính xác suất để hai bạn được chọn khác giới tính.
Một nhóm học sinh của lớp 9A có 3 bạn nam và 2 bạn nữ. Giáo viên chọn ngẫu nhiên hai bạn trong nhóm để tham gia một phong trào của trường.
a) Mô tả không gian mẫu.
b) Tính xác suất để hai bạn được chọn khác giới tính.
Quảng cáo
Trả lời:
a) Kí hiệu ba bạn nam là A, B, C và hai bạn nữ là D, E.
Phép thử là giáo viên chọn ngẫu nhiên hai bạn trong nhóm để tham gia một phong trào của trường.
Kết quả của phép thử là (a, b), trong đó a và b tương ứng là bạn học sinh mà giáo viên lựa chọn.
Vậy không gian mẫu là:
Ω = {(A, B); (A, C); (A, D); (A, E); (B, C); (B, D); (B, E); (C, D); (C, E); (D, E)}.
b) Tập Ω có 10 phần tử.
Vì giáo viên chọn ngẫu nhiên hai bạn trong nhóm nên các kết quả có thể của phép thử là đồng khả năng.
Có 6 kết quả thuận lợi cho biến cố “Hai bạn được chọn khác giới tính” là: (A, D); (A, E); (B, D); (B, E); (C, D); (C, E).
Vậy xác suất để hai bạn được chọn khác giới tính là: \(\frac{6}{{10}} = \frac{3}{5}.\)
Hot: 500+ Đề thi vào 10 file word các Sở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh có đáp án 2025 (chỉ từ 100k). Tải ngay
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Lời giải
Gọi x, y (triệu đồng) lần lượt là số tiền dự tính phải trả vật liệu và công thợ cho mỗi mét vuông xây dựng (0 < x < 600, 0 < y < 600).
+ Theo dự tính, tổng diện tích xây dựng là khoảng 100 m2 nên:
⦁ số tiền dùng để trả vật liệu là: 100x (triệu đồng);
⦁ số tiền dùng để trả công thợ là: 100y (triệu đồng).
Do tổng chi phí (tiền vật liệu và tiền công thợ) chú Ba dự tính hết khoảng 600 triệu đồng nên ta có phương trình:
100x + 100y = 600 hay x + y = 6. (1)
+ Theo thực tế:
⦁ tổng diện tích xây dựng là: 100 + 20 = 120 (m2);
⦁ chi phí tiền vật liệu cho mỗi mét vuông là:
(100% + 10%).x = 1,1x (triệu đồng);
⦁ tiền công thợ cho mỗi mét vuông là:
\(\left( {1 + \frac{1}{5}} \right)y = 1,2y\) (triệu đồng);
⦁ số tiền dùng để trả vật liệu là: 120.1,1x = 132x (triệu đồng);
⦁ số tiền dùng để trả công thợ là: 120.1,2y = 144y (triệu đồng).
Do tổng chi phí thực tế là 804 triệu đồng nên ta có phương trình:
132x + 144y = 804 hay 11x + 12y = 67. (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}x + y = 6\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right)\\11x + 12y = 67\,\,\,\,\,\left( 2 \right)\end{array} \right.\)
Nhân hai vế của phương trình (1) với 12, ta được hệ phương trình sau:
\(\left\{ \begin{array}{l}12x + 12y = 72\\11x + 12y = 67.\end{array} \right.\)
Trừ từng vế của hai phương trình trong hệ mới, ta được: x = 5.
Thế x = 5 vào phương trình (1), ta được: 5 + y = 6, suy ra y = 1.
Các giá trị x, y tìm được ở trên đều thỏa mãn điều kiện.
Vậy thực tế chú Ba phải trả 1,1.5 = 5,5 triệu đồng tiền vật liệu và 1,2.1 = 1,2 triệu đồng tiền công thợ cho mỗi mét vuông xây dựng.
Lời giải

a) Xét ∆BXI vuông tại X có đường tròn ngoại tiếp tam giác này có tâm là trung điểm của cạnh huyền BI. Do đó ba điểm B, X, I cùng nằm trên đường tròn đường kính BI.
Xét ∆BFI vuông tại X có đường tròn ngoại tiếp tam giác này có tâm là trung điểm của cạnh huyền BI. Do đó ba điểm B, F, I cùng nằm trên đường tròn đường kính BI.
Xét ∆BDI vuông tại X có đường tròn ngoại tiếp tam giác này có tâm là trung điểm của cạnh huyền BI. Do đó ba điểm B, D, I cùng nằm trên đường tròn đường kính BI.
Do đó 5 điểm D, B, X, F, I cùng nằm trên đường tròn đường kính BI, nên tứ giác DBXF là tứ giác nội tiếp.
Chứng minh tương tự, ta cũng có 5 điểm D, C, Y, E, I cùng nằm trên đường tròn đường kính CI, nên tứ giác DCYE là tứ giác nội tiếp.
b) * Chứng minh tương tự câu a, ta có bốn điểm B, X, Y, C cùng nằm trên đường tròn đường kính BC nên tứ giác BXYC là tứ giác nội tiếp.
Suy ra \(\widehat {YXC} = \widehat {YBC}\) (hai góc nội tiếp cùng chắn cung CY). (1)
Ta có tứ giác BXFI là tứ giác nội tiếp đường tròn đường kính BI nên \(\widehat {FXI} = \widehat {FBI}\) (hai góc nội tiếp cùng chắn cung FI). (2)
Mặt khác, tam giác ABC ngoại tiếp đường tròn (I) nên BI là đường phân giác của góc ABC, do đó \(\widehat {ABI} = \widehat {IBC}\) hay \(\widehat {FBI} = \widehat {YBC}.\) (3)
Từ (1), (2) và (3) suy ra \(\widehat {YXC} = \widehat {FXI}\) hay \(\widehat {YXC} = \widehat {FXC},\) do đó ba điểm X, F, Y thẳng hàng. (4)
* Chứng minh tương tự như trên, ta cũng có: \(\widehat {XYB} = \widehat {XCB};\) \(\widehat {EYI} = \widehat {ECI};\) \(\widehat {ECI} = \widehat {XCB}.\)
Suy ra \[\widehat {XYB} = \widehat {EYI}\] hay \[\widehat {XYB} = \widehat {EYB}\] nên ba điểm X, E, Y thẳng hàng. (5)
Từ (4) và (5) suy ra bốn điểm X, Y, E, F thẳng hàng.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.