Câu hỏi:
29/08/2024 226Những đặc điểm nào sau đây là của nguyên tố kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất?
(a) Có các electron hoá trị phân bố cả trên phân lớp 3d và phân lớp 4s.
(b) Từ 21Sc đến 29Cu, số electron trong phân lớp d có xu hướng tăng dần (trừ trường hợp ngoại lệ).
(c) Thể hiện nhiều số oxi hoá dương hoặc âm trong các hợp chất.
(d) Tạo nên nhiều cation và anion có điện tích khác nhau.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Cho các thông tin sau:
Cặp oxi hoá – khử |
Thế điện cực chuẩn (V) |
Fe3+/Fe2+ |
-0,77 |
Cr2O72- +14H+/2Cr3+ + 7H2O |
1,33 |
MnO4- +8H+/Mn2+ + 4H2O |
1,53 |
Biết có màu cam và Cr3+ (aq) có màu xanh lá cây.
Mỗi phát biểu dưới đây đúng hay sai?
(a) Trong môi trường acid, anion (từ sự phân li của muối potassium dichromate, K2Cr2O7) có tính oxi hoá mạnh hơn anion (từ sự phân li của muối KMnO4).
(b) Chuẩn độ được Fe2+ trong dung dịch gồm và H+ bằng dung dịch chứa chất chuẩn là KMnO4.
(c) Không chuẩn độ được Fe2+ trong dung dịch gồm và H+ bằng dung dịch chứa chất chuẩn là K2Cr2O7.
(d) Có diễn ra phản ứng oxi hoá - khử theo phương trình hoá học sau:
Câu 3:
Hoà tan 0,422 gam mẫu khoáng vật của sắt trong dung dịch sulfuric acid dư, sao cho tất cả lượng sắt có trong quặng đều chuyển thành Fe2+, thu được dung dịch A. Chuẩn độ Fe2+ trong dung dịch A bằng chất chuẩn là dung dịch thuốc tím KMnO4 0,040M. Khi đã sử dụng 23,50 mL thì phản ứng vừa qua điểm tương đương.
Mỗi phát biểu dưới đây là đúng hay sai?
(a) Nếu chỉ có Fe2+ trong dung dịch A tác dụng được với thuốc tím thì việc chuẩn độ dung dịch A sẽ giúp xác định được lượng nguyên tố sắt trong mẫu khoáng vật. Từ đó tính được % (theo khối lượng) của nguyên tố sắt có trong mẫu khoáng vật là 60,26 %.
(b) Trong quá trình chuẩn độ trên, cần nhỏ từ từ dung dịch thuốc tím từ burette vào bình tam giác chứa dung dịch A.
(c) Cần thêm chất chỉ thị phù hợp vào bình tam giác chứa dung dịch A để xác định được thời điểm kết thúc quá trình chuẩn độ.
(d) Cần lặp lại thí nghiệm chuẩn độ 2 lần để bảo đảm tính chính xác của kết quả.
Câu 5:
Hợp chất Fe3O4 được gọi là oxide sắt từ do có từ tính mạnh. Chất này còn có tên gọi là iron(II, III) oxide do đây là hỗn hợp của FeO và Fe2O3 theo tỉ lệ mol 1:1.
a) Theo quá trình: thì số mol HCl trong dung dịch hydrochloric acid cần để hoà tan vừa đủ 1 mol Fe3O4 là bao nhiêu?
b) Trong tự nhiên, Fe3O4 là thành phần chính của khoáng vật magnetite, được dùng tạo sắt nóng chảy trong quá trình sản xuất thép.
(b1) Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra khi khử Fe3O4 thành sắt bởi carbon monoxide ở nhiệt độ cao.
(b2) Trong phản ứng trên, số electron mà 1 phân tử Fe3O4 cần nhận để tạo thành sắt là bao nhiêu?
Câu 6:
Tìm hiểu, cho biết những phát biểu nào sau đây là đúng.
(a) Ở dạng đơn chất, sắt là kim loại nặng, có độ hoạt động hoá học mạnh.
(b) Sắt ít được sử dụng ở dạng nguyên chất. Sắt chủ yếu được sử dụng ở dạng hợp kim (thép thường, inox,...).
(c) Đinh đóng gỗ được làm bằng thép nhưng vẫn bị gi sét do ăn mòn điện hoá.
(d) Số oxi hoá của sắt trong các hợp chất FeO, Fe2O3 và FeO(OH).H2O lần lượt là +2, +3 và +3.
(e) Thành phần chính của gỉ sét, của váng nâu đỏ ở vùng nước nhiễm phèn là FeO(OH).H2O hay Fe(OH)3.
Câu 7:
Theo IUPAC, nguyên tố chuyển tiếp là những nguyên tố có phân lớp d chưa được xếp (hoặc điền) đầy electron ở trạng thái nguyên tử hoặc ở trạng thái ion. Mỗi phát biểu dưới đây đúng hay sai?
(a) Calcium không phải là nguyên tố chuyển tiếp do không có phân lớp d trong cấu hình electron của nguyên tử.
(b) Nguyên tố có Z = 30 là nguyên tố chuyển tiếp.
(c) Nguyên tố có Z = 29 không phải là nguyên tố chuyển tiếp.
(d) Nguyên tố chuyển tiếp có tính kim loại nên còn được gọi là nguyên tố kim loại chuyển tiếp.
về câu hỏi!