Câu hỏi:
29/08/2024 210Khi hoà tan hỗn hợp gồm muối cobalt(III) chloride và sodium chloride vào nước thì một số quá trình cơ bản sau sẽ diễn ra:
NaCl → Na+ + ? (1)
Co3+ + ? → [Co(OH2)6]3+ (3)
Na+ + ? → Na+(H2O)x (4)
Cl- + ? → Cl-(H2O)y (5)
a) Điền thông tin phù hợp vào các dấu ? ở các quá trình trên.
b) Với các quá trình trên, chỉ ra quá trình hydrate hoá, quá trình tạo phức chất và quá trình phân li.
c) Nêu các đặc điểm về liên kết hoặc tương tác trong mỗi sản phẩm ghi ở (3), (4) và (5).
d) Theo em, vì sao ở (4) và (5) không hình thành phức chất?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Hoàn thành:
NaCl → Na+ + Cl- (1)
CoCl3 → Co3+ + 3Cl- (2)
Co3+ + 6H2O → [Co(OH2)6]3+ (3)
Na+ + xH2O → Na+(H2O)x (4)
Cl- + yH2O → Cl-(H2O)y (5)
b) (1) và (2) là quá trình phân li, (3) là quá trình tạo phức chất, (4) và (5) là quá trình hydrate hoá.
c)
- Các liên kết trong sản phẩm phức chất ở (3) là liên kết cho – nhận giữa các phân tử H2O và Co3+.
- Tương tác trong sản phẩm ở (4) và (5) là tương tác tĩnh điện giữa:
+ điện tích dương của Na+ với điện tích âm của O trong phân tử H2O bị phân cực.
+ điện tích âm của Cl- với điện tích dương của H trong phân tử H2O bị phân cực.
Có thể minh hoạ mô hình tương tác tĩnh điện giữa Na+ và H2O như sau:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Những phát biểu nào sau đây về dạng hình học của phức chất là đúng?
(a) Phức chất mà xung quanh nguyên tử trung tâm có 4 liên kết σ thường có dạng hình học là tứ diện hoặc vuông phẳng và được gọi là phức chất tứ diện hoặc phức chất vuông phẳng.
(b) Phức chất mà xung quanh nguyên tử trung tâm có 6 liên kết σ có dạng hình học là bát diện và được gọi là phức chất bát diện.
(c) Hai liên kết Pt-Cl kế cận nhau trong anion [PtCl4]2- tạo thành một góc liên kết. Thực nghiệm xác nhận trong anion [PtCl4]- có bốn góc liên kết đều có giá trị xấp xỉ 90°. Vì vậy, [PtCl4]2- là phức chất vuông phẳng
(d) Dạng hình học của phức chất được xác nhận bằng thực nghiệm.
Câu 2:
Phát biểu nào sau đây không đúng về phức chất?
A. Phức chất đơn giản thường có một nguyên tử trung tâm liên kết với các phối tử bao quanh.
B. Phức chất có thể mang điện tích hoặc không mang điện tích.
C. Liên kết giữa nguyên tử trung tâm và phối tử trong phức chất là liên kết ion.
D. K2[PtCl4] hoặc anion [PtCl4]2- đều được xếp vào loại phức chất.
Câu 3:
Cho hai phức chất A và B có công thức lần lượt sau:
Mỗi phát biểu sau đây đúng hay sai?
(a) Nguyên tử trung tâm của hai phức chất đều là nguyên tố kim loại chuyển tiếp.
(b) Trong phức chất B có 4 phối tử.
(c) Hai phức chất A và B có dạng hình học khác nhau.
(d) Trong A và trong B đều có hai loại phối tử.
Câu 4:
Những phát biểu nào sau đây về phức chất bát diện [Cu(OH2)6]2+ là đúng?
(a) Nguyên tử trung tâm được hình thành từ quá trình cation Cu2+ sử dụng 6 orbital trống để nhận các cặp electron hoá trị riêng của các phân tử H2O.
(b) Số oxi hoá của nguyên tử trung tâm là +2.
(c) Số liên kết cho – nhận giữa phối tử và nguyên tử trung tâm cũng là hoá trị phổ biến của đồng.
(d) Mỗi phân tử nước chỉ sử dụng 1 trong 2 cặp electron hoá trị riêng của nó để tạo liên kết cho - nhận với cation Cu2+
Câu 5:
Những phát biểu nào sau đây là không đúng về nguyên tử trung tâm trong phức chất?
(a) Nguyên tử trung tâm trong phức chất là cation kim loại hoặc nguyên tử kim loại đã nhận cặp electron hoá trị riêng của phân tử hoặc anion.
(b) Cation tạo nguyên tử trung tâm trong phức chất [Co(OH2)6]3+ là Co3+.
(c) Nguyên tử trung tâm trong phức chất là các nguyên tố kim loại chuyển tiếp.
(d) Nguyên tử trung tâm trong phức chất [Ni(CO)4] được hình thành từ quá trình cation Ni2+ sử dụng các orbital trống để nhận các cặp electron hoá trị của các phân tử CO.
Câu 6:
Cho các chất có công thức: CuCl2, NH3, [CuCl4]2-. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Do không có liên kết cộng hoá trị theo kiểu cho – nhận trong phân tử nên CuCl2, không phải là phức chất.
B. Do có nguyên tử trung tâm là nguyên tố kim loại, đồng thời các phối tử xung quanh liên kết với nguyên tử trung tâm bằng liên kết cho – nhận nên [ CuCl4]2- là phức chất.
C. Dù có các nguyên tử H xung quanh N, nhưng NH3 không phải là phức chất.
D. Do nguyên tố đồng có hoá trị II nên quanh nguyên tử Cu trong CuCl2 và trong [CuCl4]2- đều có 2 liên kết.
Câu 7:
Những phát biểu nào sau đây về phức chất Na3[Co(NO2)6] là đúng?
(a) Có liên kết cho − nhận và liên kết ion trong phân tử.
(b) Có anion [Co(NO2)6]3- cũng là một phức chất.
(c) Có nguyên tử trung tâm là natri (sodium) và cobalt.
(d) Nguyên tử trung tâm có số oxi hoá là +2.
41 câu Trắc nghiệm Hóa 12 Cánh diều Chủ đề 5: Pin điện và điện phân
15 câu trắc nghiệm Hóa 12 Kết nối tri thức Bài 15. Thế điện cực và nguồn điện hóa học có đáp án
150 câu trắc nghiệm Este - Lipit có đáp án (P1)
So sánh nhiệt độ sôi
15 câu trắc nghiệm Hóa 12 Kết nối tri thức Bài 16. Điện phân có đáp án
Bài luyện tập số 1
15 câu Trắc nghiệm Hóa 12 Cánh diều Bài 12: Điện phân có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Hóa 12 Cánh diều Bài 11: Nguồn điện hoá học có đáp án
về câu hỏi!