Câu hỏi:
30/08/2024 808Có ba chai thuỷ tinh giống nhau (khối lượng và dung tích bằng nhau) đựng các chất khí khác nhau (He, C4H10, CO2) ở cùng nhiệt độ 20 °C và áp suất 1,913.105 Pa. Các chai đựng khí được cân bằng cân điện tử. Kết quả cân được ghi trong hàng thứ 2 bảng dưới.
1. Tính các giá trị còn trống trong bảng, biết khối lượng của chai khi chưa chứa khí là 378,68 g
2. So sánh các số liệu tìm được trong hàng cuối. Có phải chúng ta có thể dự đoán được kết quả so sánh này không? Tại sao?
3. Hãy dùng phương trình trạng thái của khí lí tưởng để tìm lại các giá trị của n trong bảng.
Khí |
He |
C4H10 |
CO2 |
Kết quả cân (g) |
378,86 |
381,34 |
380,70 |
Khối lượng khí m (g) |
|
|
|
Khối lượng mol M (g/mol) |
|
|
|
Số mol n |
|
|
|
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
1.
Khí |
He |
C4H10 |
CO2 |
Kết quả cân (g) |
378,86 |
381,34 |
380,70 |
Khối lượng khí m (g) |
0,18 |
2,66 |
2,02 |
Khối lượng mol M (g/mol) |
4 |
58 |
44 |
Số mol n |
0,045 |
0,045 |
0,045 |
2. Số mol trong các chai bằng nhau. Có thể tiên đoán được dựa trên phương trình: pV = nRT
3. Hướng dẫn cách làm. Ví dụ với chai chứa CO2.
- Dựa vào thể tích của 1 mol khí CO2 ở điều kiện chuẩn để xác định thể tích của một mol khí CO2 ở điều kiện (T = 293 K và p = 1,913.105 Pa), từ đó suy ra thể tích của 2,02 g khí CO2 ở điều kiện (T = 293 K và p = 1,913.105 Pa).
- Áp dụng phương trình pV = nRT cho khí CO2 với các dữ liệu (V = 0,58 lít = 0,58.10-3 m3); T = 293 K; p = 1,913.105 Pa và R = 8,31 để tính n.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Một tàu ngầm dùng để nghiên cứu biển đang lặn ở độ sâu 100 m. Người ta mở một bình dung tích 60 lít chứa khí ở áp suất 107 Pa và nhiệt độ 27 °C để đẩy nước ra khỏi thùng chứa nước ở giữa hai lớp vỏ của tàu làm cho tàu nổi lên. Sau khi dãn nở, nhiệt độ của khí là 3 °C. Tính thể tích nước bị đẩy ra khỏi tàu. Coi khối lượng riêng của nước biển là 1 000 kg/m3; gia tốc trọng trường là 9,81 m/s2, áp suất khí quyển là 1,013.105 Pa.
Câu 2:
Người ta bơm 103 m3 không khí nóng ở nhiệt độ T = 300 K vào một khinh khí cầu. Nhiệt độ và áp suất của khí quyển lúc này là T0 = 279 K và p0 = 1,00 bar. Khối lượng khí cầu là 240 kg. Khi đó, khinh khí cầu chưa thể bay lên được.
a) Tính lượng không khí chứa trong khinh khí cầu. Biết muốn khí cầu bay lên chỉ cần tăng nhiệt độ của không khí trong khí cầu mà không cần bơm thêm không khí vào hoặc lấy bớt không khí ra. Coi đây là quá trình đẳng áp; nhiệt dung riêng đẳng áp của không khí là hằng số khí lí tưởng R = 8,31 J/mol.K và khối lượng mol của không khí MA = 29 g/mol.
b) Tính thể tích của khí cầu để nó có thể bắt đầu bay lên.
c) Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho khí cầu để đun nóng không khí.
(Trích đề thi Olimpic Vật lí Thụy Sĩ 1996)
Câu 3:
Câu 5:
Xác định khối lượng riêng của không khí trên đỉnh Fansipan cao 3 140 m trong dãy Hoàng Liên Sơn, biết mỗi khi lên cao 10 m thì áp suất khí quyển giảm 1 mmHg và nhiệt độ trên đỉnh núi này là 2 °C. Biết khối lượng riêng ở điều kiện chuẩn (0 °C và 760 mmHg) của khí quyển là 1,29 kg/m3.
Câu 6:
Câu 7:
Nên dùng phương trình Clapeyron để xác định các thông số trạng thái của chất khí trong trường hợp nào sau đây? Tại sao?
a) Khí trong quả bóng thám không đang bay lên cao.
b) Không khí trong quả bóng bàn bị bẹp được nhúng vào nước nóng.
c) Khí trong bọt khí đang nổi lên trong một ấm đun nước khi nước sắp sôi.
56 câu Trắc nghiệm Vật lý 12 Cánh diều Chủ đề 2: Khí lý tưởng
91 câu Trắc nghiệm Vật lý 12 Cánh diều Chủ đề 1: Vật lý nhiệt
21 câu Trắc nghiệm Vật lý 12 KNTT Bài 1. Cấu trúc của chất. Sự chuyển thể có đáp án
30 câu trắc nghiệm Dao động điều hòa cực hay, có đáp án (phần 1)
11 Bài tập Áp suất khí theo mô hình động học phân tử (có lời giải)
21 câu Trắc nghiệm Vật lý 12 KNTT Bài 6. Nhiệt hoá hơi riêng có đáp án
21 câu Trắc nghiệm Vật lý 12 KNTT Bài 4. Nhiệt dung riêng có đáp án
200 Bài tập Dao động và Sóng điện từ trong đề thi thử Đại học có lời giải (P1)
về câu hỏi!