Câu hỏi:

01/09/2024 2,064

Lập dàn ý cho một trong hai đề bài sau:

Đề 1. Tiếng nói tri âm qua hai bài thơ Độc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du) và Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo).

Đề 2. Trong bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh) và Biển (Xuân Diệu), hai nhà thơ đều muốn được hoá thân thành sóng, nhưng mỗi con sóng lại có những nét đặc sắc riêng. Hãy so sánh, đánh giá hình tượng sóng trong hai bài thơ trên.

Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).

Tổng ôn toán Tổng ôn sử Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Đề 1:

Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về hai bài thơ và sự kết nối của tiếng nói tri âm trong hai bài thơ.

Thân bài: Làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt của tiếng nói tri âm trong hai bài thơ.

- Điểm tương đồng: niềm thấu cảm của các nhà thơ đối với những số phận tài hoa nhưng bạc mệnh; niềm trân trọng và khát khao muốn bất tử hoá cái đẹp của những kiếp tài hoa.

- Điểm khác biệt:

+ Với Độc Tiểu Thanh kí: Nguyễn Du không chỉ cất tiếng thương người mà còn cất tiếng tự thương mình, đồng hiện thân phận người con gái tài hoa bạc mệnh với thân phận mình, từ đó nói về nỗi hờn, nỗi oan của cái tài hoa, cái đẹp trong suốt dòng lịch sử.

+ Với Đàn ghi ta của Lor-ca: Thanh Thảo không chỉ đơn thuần đồng cảm với Lor-ca mà còn bày tỏ quan niệm văn chương, về sinh mệnh nghệ thuật: nghệ thuật chân chính vĩnh hằng trước không gian và thời gian; tạo những hình ảnh thơ lạ hoá, qua đó làm sống dậy một cách sinh động thế giới nghệ thuật thơ ca của Lor-ca.

Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của việc so sánh, đánh giá về tiếng nói tri âm trong hai bài thơ; nêu cảm nhận và ấn tượng của bản thân về các bài thơ.

Đề 2:

Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về hai bài thơ và sự song hành của hình tượng sóng trong hai bài thơ.

Thân bài: Làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai hình tượng.

– Điểm tương đồng: hình ảnh sóng với những biểu hiện và sắc thái đa dạng tiếng nói tình yêu với những cung bậc cảm xúc nồng nàn, sâu sắc.

– Điểm khác biệt:

+ Với Sóng (Xuân Quỳnh): con sóng gắn với cảm xúc tình yêu của người phụ nữ dịu dàng, tinh tế, giàu khát vọng nhưng cũng rất mong manh.

+ Với Biển (Xuân Diệu): con sóng tình yêu của người con trai, hướng ngoại, mạnh mẽ, nồng nàn, phóng khoáng.

Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của việc so sánh, đánh giá về hình tượng sóng trong hai bài thơ; nêu cảm nhận và ấn tượng của bản thân về các bài thơ.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Phân tích những hình ảnh thể hiện nét đặc trưng của không gian Đà Lạt trong bài thơ.

Xem đáp án » 01/09/2024 1,524

Câu 2:

Bài tập 6. Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

ĐÀ LẠT TRĂNG MỜ

Đây phút thiêng liêng đã khởi đầu:

Trời mơ trong cảnh thực huyền mơ!

Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt

Như đón từ xa một ý thơ.

 

Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều

Để nghe dưới đáy nước hồ reo

Để nghe tơ liễu run trong gió

Và để xem trời giải nghĩa yêu...

 

Hàng thông lấp loáng đứng trong im

Cành lá in như đã lặng chìm

Hư thực làm sao phân biệt được.

Sông Ngân Hà nổi giữa màn đêm.

 

Cả trời say nhuộm một màu trăng

Và cả lòng tôi chẳng nói rằng

Không một tiếng gì nghe động chạm

Dẫu là tiếng vỡ của sao băng...

(Hàn Mặc Tử – Gái quê, Chơi giữa mùa trăng, Đau thương, Xuân như ý,

NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 1995, tr. 44)

Xác định mạch cảm xúc của bài thơ.

Xem đáp án » 01/09/2024 1,455

Câu 3:

Bài thơ có nhiều hình ảnh mang tính chất biểu tượng. Hãy chọn phân tích một số hình ảnh thuộc loại này mà bạn cho là đặc sắc.

Xem đáp án » 01/09/2024 804

Câu 4:

Bài tập 5. Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

THỀ NON NƯỚC

TẢN ĐÀ

Nước non nặng một lời thề,

Nước đi, đi mãi, không về cùng non.

Nhớ lời “nguyện nước thề non”

Nước đi chưa lại, non còn đứng không.

– Non cao những ngóng cùng trông,

Suối tuôn dòng lệ chờ mong tháng ngày.

Xương mai một nắm hao gầy,

Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương.

Trời tây ngả bóng tà dương,

Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha.

Non cao tuổi vẫn chưa già,

Non thời nhớ nước, nước mà quên non.

Dù cho sông cạn đá mòn,

Còn non, còn nước, hãy còn thề xưa.

– Non cao đã biết hay chưa?

Nước đi ra bể lại mưa về nguồn.

Nước non hội ngộ còn luôn,

Bảo cho non chớ có buồn làm chi!

Nước kia dù hãy còn đi,

Ngàn dâu xanh tốt non thì cứ vui.

– Nghìn năm giao ước kết đôi,

Non non nước nước không nguôi lời thề.

(Hoài Thanh – Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam 1932 – 1941, NXB Văn học, Hà Nội – Hội Nghiên cứu giảng dạy văn học, Thành phố Hồ Chí Minh, 1988, tr. 7)

Chỉ ra một vài biểu hiện của phong cách cổ điển trong bài thơ.

Xem đáp án » 01/09/2024 699

Câu 5:

Bài thơ được viết theo phong cách gì? Chỉ ra một số biểu hiện của phong cách đó.

Xem đáp án » 01/09/2024 568

Câu 6:

Phân tích hiệu quả của một biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong bài thơ.

Xem đáp án » 01/09/2024 481

Bình luận


Bình luận
Đăng ký gói thi VIP

VIP +3 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 3 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP +6 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 6 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP +12 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 12 tháng

  • Siêu tiết kiệm - Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

Vietjack official store