Câu hỏi:

01/09/2024 251

(Câu hỏi 4, SGK) Em có đồng tình với ý kiến: “Tôi nói ông là người duy tâm, người trái ngược tự nhiên...”, “Nguyên do của cái nghèo, một phần vì còn tồn tại nhiều người nghĩ trái tự nhiên như ông đấy.” của thuyền trưởng Quân về nhân vật Đoàn Xoa không? Vì sao?

Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

- Người duy tâm: người có quan điểm duy tâm (trái với duy vật), cho rằng tinh thần, ý thức, tâm lí là cái có trước và quyết định sự tồn tại của thế giới vật chất. Người trái ngược tự nhiên: người suy nghĩ và hành động không thuận theo các quy luật của thực tiễn.

- Trong lời thoại của mình, nhân vật Quân nói thẳng với ông Đoàn Xoa hai điều: (1) Ông là người duy tâm, người trái ngược tự nhiên; (2) Lối suy nghĩ duy tâm, trái tự nhiên của ông Xoa và nhiều người là một trong những nguyên nhân làm cho đất nước mãi đói nghèo. Đó là một ý kiến thẳng thắn, dũng cảm và “bắt bệnh” rất chính xác.

- Ông Xoa là người duy tâm, trái tự nhiên trong suy nghĩ.

+ “Tình hình nhiều nơi nguy cấp lắm. Công cụ sản xuất giao vào tay xã viên”; “Rồi cả những vật tư [...] họ dám cả gan bán cho từng nhà”; “Người ta có thể làm đến chết trâu chết bò [...] Họ làm vì hợp tác hay vì cá nhân họ?”; “Làm gì còn có hợp tác [...] Loạn, loạn đến nơi rồi!”, “ tại sao cá là sản phẩm của nhà nước, tài sản xã hội chủ nghĩa, mà các anh lại đem bán ra ngoài. Ai cho phép?”, “Vậy thì họ làm việc vì cái gì? Vì lí tưởng hay vì miếng ăn?”.

+ Qua các lời thoại trên có thể thấy:

• Ông Xoa tách rời lợi ích của hợp tác xã và cá nhân, lợi ích của mỗi người và lợi ích chung của đất nước, chỉ quan tâm đến lợi ích của hợp tác, của nhà nước, áo của mỗi người, mỗi gia đình); ông tách rời “lí tưởng” (thuộc về đời sống tinh không quan tâm đến lợi ích của cá nhân (gắn liền với cuộc sống, miếng cơm, manh thần, khát vọng của con người) với “miếng ăn” (thuộc về vật chất, đời sống hằng ngày của con người) và chỉ coi trọng việc “vì lí tưởng”, không quan tâm, thậm chí coi thường chuyện “vì miếng ăn”, không quan tâm đến cuộc sống cơm áo gạo tiền của con người. Trong khi đó, như lời nhân vật Quân chỉ rõ: “Phải chăm lo đến người lao động thì họ mới toàn tâm toàn ý được”; “Ngoài nghĩa vụ đóng góp với nhà nước, với tập thể, còn có phần của chúng tôi. Chúng tôi được quyền hưởng. Thích ăn, thích cho hay đem bán là tuỳ ý”; “Cái lối ở đâu không chăm lo đến đời sống của người lao động, mà lại đòi hỏi họ phải hi sinh để làm ra nhiều của cải”.

• Ông Xoa yêu cầu phải thực hiện đúng các chủ trương, chính sách đã đề ra mà không quan tâm xem điều đó có còn phù hợp với thực tiễn nữa không. Chủ trương hợp tác hoá có thể phù hợp trong bối cảnh đất nước có chiến tranh, cần huy động tối đa sức người, sức của, đặt lợi ích của tập thể, của đất nước lên hàng đầu, mỗi cá nhân sẵn sàng hi sinh lợi ích cá nhân,... Nhưng nay bối cảnh đã thay đổi. Chính sách hợp tác hoá, quốc hữu hoá tư liệu sản xuất, ăn chung, làm chung, hưởng chung, sở hữu tập thể đã trở nên lỗi thời, lạc hậu. Nó mài mòn động lực cố gắng của mỗi cá nhân. Vì làm ít, làm nhiều, thực hiện có hiệu quả hay không hiệu quả cũng được hưởng thành quả như nhau. Nó cào bằng lợi ích của mỗi người, mỗi gia đình. Nó dẫn đến việc ỷ lại vào tập thể, lười biếng, thiếu sáng tạo, “cha chung không ai khóc”. Kết quả là kéo lùi sự phát triển. Đáng lẽ khi thấy sự việc nơi nơi người ta “khoán chui” ông Xoa phải thâm nhập thực tiễn để tìm nguyên nhân, tham mưu để thay đổi chủ trương, chính sách cho phù hợp. Trái lại, ông suy nghĩ cứng nhắc, áp đặt, máy móc rằng cứ không đúng như chính sách là sai trái (dẫu chính sách đó đã lạc hậu so với thực tiễn). Cho nên nói đến “khoán” là “dị ứng”, cái tên “khoán chui” thể hiện sự kì thị, phân biệt, “dán nhãn”. Không thấy rằng người dân nhờ “khoán chui” mà khá giả, mọi nghĩa vụ nộp cho nhà nước vẫn hoàn thành tốt, mà chỉ đánh giá như thế là “xé rào”, là sai đường lối, là vi phạm. Thấy dân phải ăn xin, đói khổ khi còn trong cơ chế hợp tác ăn chung, làm chung thì chỉ biết trách móc lãnh đạo xã. Nhưng khi thấy dân no nhờ khoán thì lại đùng đùng nổi giận. Thấy dân mang sản phẩm được phân chia của mình đi bán thì cho là “bán chui”. Lấy các chính sách đã lạc hậu so với sự phát triển của thực tiễn để làm “khuôn vàng thước ngọc”, “ép” thực tiễn, cho nên những gì vượt ra ngoài điều đó theo quy luật tất yếu của tự nhiên lập tức sẽ bị quy kết là “Loạn”, “Loạn đến nơi rồi!”. Kì thực, đó không phải là “loạn” mà là sự dũng cảm, tiên phong, lăng nghe và hành động theo thực tiễn. Một suy nghĩ, hành động như thế là duy tâm, là trái với tự nhiên. Tiếng cười trong đoạn trích hướng vào phê phán cái lạc hậu, duy tâm, trái tự nhiên đó để mở đường cho sự phát triển.

- Hậu quả của lối suy nghĩ và hành động duy tâm, trái tự nhiên:

+ Làm cho đất nước mãi nghèo, kéo lùi sự phát triển của đất nước. Điều này được thể hiện ngay trong các minh chứng thực tế từ tác phẩm. Lối làm ăn tập thể “đánh trống ghi tên” đã dẫn đến kết cục là dẫu ruộng đất thẳng cánh cò bay, đất đai bờ xôi ruộng mật, tư liệu sản xuất được cung cấp đầy đủ,... thế mà năng suất lao động kém, sản lượng thu hoạch thấp, dân phải chịu cảnh đói kém, tha hương để xin ăn. Chính bản thân ông Xoa và gia đình cũng có cuộc sống rất khó khăn. Từ Hà Nội về quê, quà ông mang về cho gia đình thực chất là thứ lương thực “cứu đói” mà ông dành dụm, chịu khó tích cóp,... Kết quả của việc “khoán chui” chỉ trong mấy vụ đã cho thấy cuộc sống của người dân tốt lên như thế nào: gia đình ông Bản xây được nhà mới, bà con nông dân no ấm, chăm chút cho mảnh ruộng của mình, thuỷ thủ được đàng hoàng mang sản phẩm dư thừa của mình đi bán tự do, người có nhu cầu có thể tự do mua bán,...

+ Không chỉ như vậy, lối suy nghĩ và hành động đó còn dẫn đến việc làm tha hoá con người. Người ta không thể “ngồi chờ chết” nên buộc phải “xoay xoả để mà sống”. “Có điều rằng cách suy nghĩ như ông đã biến người ta thành kẻ cắp. Người lương thiện nhất là ăn cắp giờ”. Hay như những người thân của ông, những người dân vốn yêu quý, hiểu tình cảm của ông với gia đình, quê hương nhưng cũng không thể nói thật với ông, họ buộc phải chọn cách nói dối, làm “chui”,... Trong khi đó, đáng lẽ người ta phải được “quyền ngẩng cao đầu mà tự hào rằng: Ngoài nghĩa vụ đã đóng góp với nhà nước, với tập thể, còn có phần của chúng tôi. Chúng tôi được quyền hưởng. Thích ăn, thích cho hay đem bán là tuỳ ý”....

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Em hãy lập dàn ý và viết báo cáo cho kết quả của bài tập dự án sau đây:

Tác động của phương tiện nghe – nhìn đối với văn hóa đọc trong giới trẻ hiện nay.

Xem đáp án » 01/09/2024 4,909

Câu 2:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới.

Ông Tây An Nam

(Trích)

* Giới thiệu về vở kịch “Ông Tây An Nam”: Gia đình Cưu Ông, Cựu Bà cho con trai là Lân sang Pháp du học đỗ bằng cử nhân. Nhưng Lân khinh bỉ giống nòi, quyết nhập làng Tây. Khi về nước, tàu vừa cập bến, y không nhận mẹ, còn vu cho bà là kẻ cắp để cảnh sát bắt vào bóp vì bà là “người bản xứ” đã dám nhận y là con. Y không về nhà ở mà thuê khách sạn vì ghê sợ sinh hoạt của người An Nam. Về thăm nhà, Cử Lân mang theo phiên dịch, y chỉ nói tiếng Pháp, sỉ mắng mọi người, kể cả bố mẹ của mình. Y oán cha mẹ vì đã sinh ra y là người bản xứ. Y chê cơm cha mẹ vì có “mùi An Nam”. Đồ ăn của y mọi thứ đều được đóng hộp mang từ Pháp sang, kể cả nước uống. Chỉ có không khí là y phải thở trên đất An Nam. Y tuyên bố: “Tổ quốc tôi là Đại Pháp, tôi người Đại Pháp”. Nhưng đến khi gặp Kim Ninh, con gái cụ Huấn, y đã đem lòng mê mẩn. Kim Ninh nhất định không chịu nói tiếng Pháp. Cử Lân buộc phải nói tiếng Việt, dọn về nhà ở, lấy lòng cha mẹ và cụ Huấn để cưới được Kim Ninh. Nhưng Kim Ninh đã có người yêu, lại khinh thường thói vong bản của Cử Lân nên từ chối thẳng thừng trước mặt mọi người. Bị bẽ mặt, Cử Lân tức giận, tự thấy mình điên rồ vì đã chốc lát tự ý trở lại làm “giống An Nam”. Hắn quát quân hầu : “Theo tao sang Pháp mà làm người Âu châu”.

Vở kịch gồm ba hồi, được hoàn thành vào năm 1930, in lần đầu năm 1931.

Sen IX

CỬ LÂN, KIM NINH (hai người cùng ngồi).

CỬ LÂN: (Ta đặc) Em ạ, anh xưa nay rất là hiểu rõ cái văn minh Âu Tây, hiểu đến nỗi như chui vào gan ruột người Âu Tây vậy. Bởi thế, anh biết rằng làm người An Nam xấu lắm. Không có cái gì khả bỉ bằng hai tiếng An Nam, An Nam, An Nam! Nghe nó tủn mủn, nhỏ mọn, hèn hạ, không sao mà nói được! Ở những nơi văn minh mà gọi nhau là An Nam tức là làm bia cho thiên hạ chửi. Vậy muốn cho người ta quý mình, trọng đãi mình trước hết ta không nên làm người Việt Nam nữa. Tây có câu: “Có đồng đẳng mới bình đẳng được”. Nghĩa là có không phải là người Việt Nam hay An Nam thì người ta đối đãi với mình coi như người quý quốc!

KIM NINH: Cho nên anh biết tiếng của Tổ quốc mà phải giả vờ làm không biết, có phải thế không?

CỬ LÂN: Thưa, không phải giả vờ cốt lấy oai mà thôi đâu. Anh là người Tây thì cái giả vờ ấy, tha thứ đi cho anh cũng được! Nhưng điều anh chủ tâm là làm cho tiệt cái hơi tiếng An Nam ở trong mồm anh đi. Nên không những anh không muốn nói tiếng Nam, nghe tiếng Nam, mà đến cái tư tưởng bằng cái óc Việt Nam anh cũng không muốn nữa! Ví dụ anh nhìn thấy cái này (trỏ bó hoa) tất phải nghĩ ngay nó là em xinh đẹp, yêu em, anh bật ngay ra : Je t’ aime chứ không muốn nhớ chi đến câu

 “Tôi yêu mình” như trước nữa! Nói tóm lại là anh tư tưởng bằng chữ Tây nó quen đi rồi, cái óc anh biến hắn thành óc Tây rồi...

KIM NINH: Hừ! Nếu ai cũng như anh thì tiếng Việt Nam chẳng bao lâu mà mất!

CỬ LÂN: Quái! Từ hôm quen đến nay, anh gặp ai cũng là bênh vực cái tiếng An Nam này chầm chập? Người An Nam hủ lậu thật mà còn chậm tiến hoá không biết đến đâu? Anh hãy hỏi em có phải tiếng An Nam còn ngày nào thì người trên cái bán đảo Ấn Độ chi na này còn là An Nam ngần ấy, mà các người ấy đã An Nam thì mong sao văn minh người ta quý trọng mình? Hay anh hỏi em thế này cho ngắn: “Tiếng An Nam có hay ho gì không?”.

KIM NINH: Ý em thì hay, vì rằng nó là của riêng của giống nòi mình, mà đã là của riêng để phân biệt mình với người thì dầu có kém của người, mình cũng cho là hay.

CỬ LÂN: Câu em nói đó thuộc về nhu cảm. Cứ bình tĩnh mà nói, em tưởng tượng em là người giời, đứng tận trên tít đỉnh giời mà xét, tiếng Việt Nam có hay hay không?

KIM NINH: Hay!

CỬ LÂN: Hay làm sao?

KIM NINH: Nó dịu dàng êm ái, lên bổng xuống trầm như tiếng đàn và có ngũ âm lục thanh như năm cung sáu bực cây đàn, mà cung bực tức là năm dấu.

CỬ LÂN: Trời ơi! Thế mà hay! Hoạ chăng nó êm ái dịu dàng là bởi vì cái giọng dịu dàng êm ái của em nó tô điểm hộ. Yêu, yêu thế là cái gì? Gọi là aimer có tình tứ bao nhiêu không? Kim Ninh, Kim Ninh còn ra nghĩa lí gì? Nếu không có cái mồm hoa kia, đôi mắt đẹp chết người này thì nó có gợi cho anh được một mảnh tình nào không? Rành không nhé!

KIM NINH: Ấy thế mà em thì lại khác. Nghe mấy tiếng “Chàng Lân ơi” nó thanh thú hơn là “Mon cher Alphonse”!

CỬ LÂN: Bởi vậy, anh mới phải chiều em, phải dùng cái tiếng khổ này mà thưa với em xinh đẹp của anh rằng anh yêu, anh quý, anh thờ em vô hạn. Nhưng cũng xin em sớm tỉnh ngộ cho anh nhờ. Bỏ quách cái giống nòi An Nam đi, húi tóc ngắn, ăn mặc đầm, nói tiếng Tây, sang Tây mà ở bên ấy với anh mãi mãi, anh sẽ suốt đời ôm ẵm trên tay, em ạ, em với anh sẽ thêu dệt nên một cuộc đời như hoa như gấm, em nghĩ làm sao?

KIM NINH: Em chịu thôi anh ạ.

CỬ LÂN: Sao thế?

KIM NINH: Vì tấm lòng em nó rắn lắm, chưa thấy anh lay chuyển được tí nào?

CỬ LÂN: Thật không em?

KIM NINH: Thật.

CỬ LÂN: Thế em cho phép anh mời đi xơi cơm hôm nay vậy!

KIM NINH: Em cũng chịu thôi.

CỬ LÂN: Nhất định thế ư?

KIM NINH: Vâng.

CỬ LÂN: Anh chịu em là người khó tính!

KIM NINH: Không khó tính đâu anh. Thôi anh đi xơi cơm kẻo đói.

CỬ LÂN: Hay nói thế nào mà em bằng lòng thì xin dạy anh, để anh nói với em.

KIM NINH: Anh nói thế nào em cũng không bằng lòng đâu. Thôi anh xơi cơm đi.

CỬ LÂN: Sur?

KIM NINH: Chả thật thì bỡn hay sao?

CÚ LÂN: Bon! Adieu, mademoiselle.

KIM NINH: Người đâu mà dở ốm dở đau, dở cay dở nồng, thế mà thầy ta cứ dỗ ta lấy thì ta lấy làm sao?

(Ông Tây An Nam, Tổng tập văn học Việt Nam, tập 24,

NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000)

a) Tình huống của đoạn trích là gì?

A. Cử Lân giả vờ không biết tiếng An Nam để người Pháp coi mình như người “quý quốc”

B. Cử Lân sử dụng tiếng “ta đặc” để giải thích lí do muốn “tiệt cái hơi giống An Nam” và thuyết phục Kim Ninh “bỏ quách cái giống nòi An Nam”

C. Kim Ninh thuyết phục Cử Lân sử dụng tiếng Việt để giao tiếp vì tiếng Việt “dịu dàng êm ái, lên bổng xuống trầm như tiếng đàn”

D. Kim Ninh từ chối tình cảm của Cử Lân vì thấy “người đâu mà dở ốm dở đau, dở cay dở nồng”

Xem đáp án » 01/09/2024 3,068

Câu 3:

Theo em, tiếng cười trong đoạn trích Loạn đến nơi rồi! còn có ý nghĩa trong cuộc sống hiện nay không? Vì sao?

Xem đáp án » 01/09/2024 1,049

Câu 4:

Liệt kê một vài chỉ dẫn sân khấu và nêu tác dụng của các chỉ dẫn sân khấu đó với người đọc.

Xem đáp án » 01/09/2024 810

Câu 5:

(Câu hỏi 2, SGK) Nêu tình huống và xung đột trong đoạn trích Quan thanh tra.

Xem đáp án » 01/09/2024 797

Câu 6:

(Câu hỏi 5, SGK) Có ý kiến cho rằng để thể hiện tính cách nhân vật Đoàn Xoa, chỉ cần nêu sự việc ông phát hiện “khoán chui”, không cần thêm chi tiết “bán cá chui” trên bãi biển. Ý kiến của em như thế nào?

Xem đáp án » 01/09/2024 767

Câu 7:

LOẠN ĐẾN NƠI RỒI!

(Trích Mùa hè ở biển)

(XUÂN TRÌNH)

Hãy nêu các sự việc chính của văn bản.

Xem đáp án » 01/09/2024 551

Bình luận


Bình luận