Giải SBT Ngữ văn 12 CD Bài 2: Hài kịch có đáp án

413 lượt thi 43 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1:

I. Bài tập đọc hiểu

QUAN THANH TRA

(Trích)

(GÔ-GÔN)

Nối thông tin ở cột A phù hợp với nội dung ở cột B để tìm hiểu về thể loại hài kịch.

A

 

B

(1) Hài kịch

 

a) là toàn bộ hoạt động của nhân vật (lời thoại, cử chỉ, điệu bộ, hành vi,...) tập trung bộc lộ thói tật, tính cách đáng cười của nhân vật hài kịch.

(2) Tình huống trong hài kịch

 

b) gồm lời thoại (đối thoại, độc thoại, bàng thoại) và chỉ dẫn sân khấu; gần với đời sống; bao gồm nhiều biện pháp như chơi chữ, nói lái, nói quá, nói lắp, nhại, tương phản,...; đối thoại thường được tổ chức theo cấu trúc tấn công - phản đòn, thăm dò – lảng tránh, cầu xin – từ chối, vu vạ – biện minh,...

(3) Xung đột trong hài kịch

 

c) một thể loại kịch, sử dụng tiếng cười để chế giễu, phê phán, châm biếm, đả kích thói hư tật xấu, cái nhố nhăng, lố bịch, kệch cỡm, lỗi thời, trong đời sống.

(4) Nhân vật trong hài kịch

 

d) thường có sự không tương xứng giữa thực chất bên trong và hành động bên ngoài, giữa suy nghĩ và hành động, lời nói và việc làm, phẩm chất, năng lực và vị trí xã hội,... hoặc có thói quen, tính cách, ứng xử,... trái với lẽ thường; vì vậy thường trở nên lố bịch, hài hước, đáng cười.

(5) Hành động trong hài kịch

 

e) tình thế, hoàn cảnh đặc biệt được phát hiện trong cuộc sống đời thường khiến cho mâu thuẫn, xung đột và thói hư tật xấu, tính cách đáng cười của nhân vật chuyển từ trạng thái tĩnh, tiềm ẩn sang trạng thái được bộc lộ.

(6) Ngôn ngữ trong hài kịch

 

g) gồm tạo tình huống hài hước, trớ trêu, giàu kịch tính, phóng đại (cường điệu, nói quá), cách diễn đạt phi lô gích, không hợp tình thế, điệu bộ gây cười, giễu nhại, vật hoá, tương phản, bỏ lửng lời thoại, “ông nói gà, bà nói vịt”,...

(7) Thủ pháp trào phúng trong hài kịch

 

h) “một thể loại kịch dựa vào xung đột bi đát của các nhân vật anh hùng, có kết thúc bi thảm và tác phẩm đầy chất thống thiết” (Lại Nguyên Ân)

 

 

i) thường là mâu thuẫn giữa cái xấu (cái thấp hèn) với cái tốt (cái đẹp, cái cao cả), cũng có khi là mâu thuẫn giữa cái xấu với cái xấu.


Câu 7:

Hoàn thành thông tin trong bảng dưới đây để chỉ ra mỗi lời thoại là của nhân vật nào và thể hiện thói tật, tính cách đáng cười gì của nhân vật.

Lời thoại

Nhân vật

Thói tật, tính cách đáng cười của nhân vật được thể hiện qua lời thoại

Mẫu:“Có người mang đến Nhà Bưu vụ cho tôi. Tôi nhìn vào bì thư, xem gửi cho ai, thấy đề: Phố Nhà Bưu vụ. Tôi tái mặt, nghĩ thầm: Hừ, chắc hắn biết chuyện gì không tốt về

Nhà Bưu vụ, nên báo cho quan trên. Tôi liền bóc ra xem”.

Mẫu: Chủ sự bưu vụ

Mẫu:

– Xâm phạm bí mật thư tín.

– Có tật giật mình, luôn lo lắng, sợ hãi bị cáo giác lên quan trên.

(1) “Sao ông lại dám nói biết thế quỷ nào Ngài là ai? Tôi hạ lệnh bắt ông.”; “Ông phải biết Ngài cưới con gái tôi, tôi sẽ thành quan to có uy quyền, tôi sẽ đày ông đi Xi-bia, rõ không?”

 

 

(2) “Trong khi đi đường, mình đánh bạc với một thằng cha quan ba, bị nhẵn túi không còn gì để trả tiền ăn trọ; mình đang bị chủ quán doạ bỏ tù [...] Cậu có nhớ hai thằng chúng mình bị túng quẫn như thế nào không, có nhớ chúng mình đi ăn lừa thế nào không, và một lần thằng cha chủ hiệu bánh nó đã tóm cổ áo mình vì mình ăn bánh ngọt quỵt tiền không?”.

 

 

(3) “Ba mươi năm trời, tôi làm việc quan, không có một thằng nhà buôn, một thằng thầu khoán nào có thể bịp được tôi, tôi đã lừa được những thằng đểu giả thạo nghề lừa lọc, những thằng cáo già tinh ma quỷ quái nhất; tôi đã bịp được cả ba thằng tổng đốc! Tổng đốc ấy....

 

 

(4) “Tất cả bọn văn sĩ văn siếc ấy, hừ, đồ sâu tằm, đồ ưa tự do khốn kiếp, cái giống quỷ quái, ông thì trói tròn tất cả chúng nó lại, ông thì nghiền nát tất cả chúng ra như cám, giẫm bẹp chúng nó, quẳng xác cho quỷ nó tha đi!”

 

 


Câu 20:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới.

Ông Tây An Nam

(Trích)

* Giới thiệu về vở kịch “Ông Tây An Nam”: Gia đình Cưu Ông, Cựu Bà cho con trai là Lân sang Pháp du học đỗ bằng cử nhân. Nhưng Lân khinh bỉ giống nòi, quyết nhập làng Tây. Khi về nước, tàu vừa cập bến, y không nhận mẹ, còn vu cho bà là kẻ cắp để cảnh sát bắt vào bóp vì bà là “người bản xứ” đã dám nhận y là con. Y không về nhà ở mà thuê khách sạn vì ghê sợ sinh hoạt của người An Nam. Về thăm nhà, Cử Lân mang theo phiên dịch, y chỉ nói tiếng Pháp, sỉ mắng mọi người, kể cả bố mẹ của mình. Y oán cha mẹ vì đã sinh ra y là người bản xứ. Y chê cơm cha mẹ vì có “mùi An Nam”. Đồ ăn của y mọi thứ đều được đóng hộp mang từ Pháp sang, kể cả nước uống. Chỉ có không khí là y phải thở trên đất An Nam. Y tuyên bố: “Tổ quốc tôi là Đại Pháp, tôi người Đại Pháp”. Nhưng đến khi gặp Kim Ninh, con gái cụ Huấn, y đã đem lòng mê mẩn. Kim Ninh nhất định không chịu nói tiếng Pháp. Cử Lân buộc phải nói tiếng Việt, dọn về nhà ở, lấy lòng cha mẹ và cụ Huấn để cưới được Kim Ninh. Nhưng Kim Ninh đã có người yêu, lại khinh thường thói vong bản của Cử Lân nên từ chối thẳng thừng trước mặt mọi người. Bị bẽ mặt, Cử Lân tức giận, tự thấy mình điên rồ vì đã chốc lát tự ý trở lại làm “giống An Nam”. Hắn quát quân hầu : “Theo tao sang Pháp mà làm người Âu châu”.

Vở kịch gồm ba hồi, được hoàn thành vào năm 1930, in lần đầu năm 1931.

Sen IX

CỬ LÂN, KIM NINH (hai người cùng ngồi).

CỬ LÂN: (Ta đặc) Em ạ, anh xưa nay rất là hiểu rõ cái văn minh Âu Tây, hiểu đến nỗi như chui vào gan ruột người Âu Tây vậy. Bởi thế, anh biết rằng làm người An Nam xấu lắm. Không có cái gì khả bỉ bằng hai tiếng An Nam, An Nam, An Nam! Nghe nó tủn mủn, nhỏ mọn, hèn hạ, không sao mà nói được! Ở những nơi văn minh mà gọi nhau là An Nam tức là làm bia cho thiên hạ chửi. Vậy muốn cho người ta quý mình, trọng đãi mình trước hết ta không nên làm người Việt Nam nữa. Tây có câu: “Có đồng đẳng mới bình đẳng được”. Nghĩa là có không phải là người Việt Nam hay An Nam thì người ta đối đãi với mình coi như người quý quốc!

KIM NINH: Cho nên anh biết tiếng của Tổ quốc mà phải giả vờ làm không biết, có phải thế không?

CỬ LÂN: Thưa, không phải giả vờ cốt lấy oai mà thôi đâu. Anh là người Tây thì cái giả vờ ấy, tha thứ đi cho anh cũng được! Nhưng điều anh chủ tâm là làm cho tiệt cái hơi tiếng An Nam ở trong mồm anh đi. Nên không những anh không muốn nói tiếng Nam, nghe tiếng Nam, mà đến cái tư tưởng bằng cái óc Việt Nam anh cũng không muốn nữa! Ví dụ anh nhìn thấy cái này (trỏ bó hoa) tất phải nghĩ ngay nó là em xinh đẹp, yêu em, anh bật ngay ra : Je t’ aime chứ không muốn nhớ chi đến câu

 “Tôi yêu mình” như trước nữa! Nói tóm lại là anh tư tưởng bằng chữ Tây nó quen đi rồi, cái óc anh biến hắn thành óc Tây rồi...

KIM NINH: Hừ! Nếu ai cũng như anh thì tiếng Việt Nam chẳng bao lâu mà mất!

CỬ LÂN: Quái! Từ hôm quen đến nay, anh gặp ai cũng là bênh vực cái tiếng An Nam này chầm chập? Người An Nam hủ lậu thật mà còn chậm tiến hoá không biết đến đâu? Anh hãy hỏi em có phải tiếng An Nam còn ngày nào thì người trên cái bán đảo Ấn Độ chi na này còn là An Nam ngần ấy, mà các người ấy đã An Nam thì mong sao văn minh người ta quý trọng mình? Hay anh hỏi em thế này cho ngắn: “Tiếng An Nam có hay ho gì không?”.

KIM NINH: Ý em thì hay, vì rằng nó là của riêng của giống nòi mình, mà đã là của riêng để phân biệt mình với người thì dầu có kém của người, mình cũng cho là hay.

CỬ LÂN: Câu em nói đó thuộc về nhu cảm. Cứ bình tĩnh mà nói, em tưởng tượng em là người giời, đứng tận trên tít đỉnh giời mà xét, tiếng Việt Nam có hay hay không?

KIM NINH: Hay!

CỬ LÂN: Hay làm sao?

KIM NINH: Nó dịu dàng êm ái, lên bổng xuống trầm như tiếng đàn và có ngũ âm lục thanh như năm cung sáu bực cây đàn, mà cung bực tức là năm dấu.

CỬ LÂN: Trời ơi! Thế mà hay! Hoạ chăng nó êm ái dịu dàng là bởi vì cái giọng dịu dàng êm ái của em nó tô điểm hộ. Yêu, yêu thế là cái gì? Gọi là aimer có tình tứ bao nhiêu không? Kim Ninh, Kim Ninh còn ra nghĩa lí gì? Nếu không có cái mồm hoa kia, đôi mắt đẹp chết người này thì nó có gợi cho anh được một mảnh tình nào không? Rành không nhé!

KIM NINH: Ấy thế mà em thì lại khác. Nghe mấy tiếng “Chàng Lân ơi” nó thanh thú hơn là “Mon cher Alphonse”!

CỬ LÂN: Bởi vậy, anh mới phải chiều em, phải dùng cái tiếng khổ này mà thưa với em xinh đẹp của anh rằng anh yêu, anh quý, anh thờ em vô hạn. Nhưng cũng xin em sớm tỉnh ngộ cho anh nhờ. Bỏ quách cái giống nòi An Nam đi, húi tóc ngắn, ăn mặc đầm, nói tiếng Tây, sang Tây mà ở bên ấy với anh mãi mãi, anh sẽ suốt đời ôm ẵm trên tay, em ạ, em với anh sẽ thêu dệt nên một cuộc đời như hoa như gấm, em nghĩ làm sao?

KIM NINH: Em chịu thôi anh ạ.

CỬ LÂN: Sao thế?

KIM NINH: Vì tấm lòng em nó rắn lắm, chưa thấy anh lay chuyển được tí nào?

CỬ LÂN: Thật không em?

KIM NINH: Thật.

CỬ LÂN: Thế em cho phép anh mời đi xơi cơm hôm nay vậy!

KIM NINH: Em cũng chịu thôi.

CỬ LÂN: Nhất định thế ư?

KIM NINH: Vâng.

CỬ LÂN: Anh chịu em là người khó tính!

KIM NINH: Không khó tính đâu anh. Thôi anh đi xơi cơm kẻo đói.

CỬ LÂN: Hay nói thế nào mà em bằng lòng thì xin dạy anh, để anh nói với em.

KIM NINH: Anh nói thế nào em cũng không bằng lòng đâu. Thôi anh xơi cơm đi.

CỬ LÂN: Sur?

KIM NINH: Chả thật thì bỡn hay sao?

CÚ LÂN: Bon! Adieu, mademoiselle.

KIM NINH: Người đâu mà dở ốm dở đau, dở cay dở nồng, thế mà thầy ta cứ dỗ ta lấy thì ta lấy làm sao?

(Ông Tây An Nam, Tổng tập văn học Việt Nam, tập 24,

NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000)

a) Tình huống của đoạn trích là gì?

A. Cử Lân giả vờ không biết tiếng An Nam để người Pháp coi mình như người “quý quốc”

B. Cử Lân sử dụng tiếng “ta đặc” để giải thích lí do muốn “tiệt cái hơi giống An Nam” và thuyết phục Kim Ninh “bỏ quách cái giống nòi An Nam”

C. Kim Ninh thuyết phục Cử Lân sử dụng tiếng Việt để giao tiếp vì tiếng Việt “dịu dàng êm ái, lên bổng xuống trầm như tiếng đàn”

D. Kim Ninh từ chối tình cảm của Cử Lân vì thấy “người đâu mà dở ốm dở đau, dở cay dở nồng”


4.6

83 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%