VietJack
Bài thi đang cập nhật!Câu hỏi:
01/09/2024 448HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA
(Trích Số đỏ)
(VŨ TRỌNG PHỤNG)
Tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng thuộc thể loại và phong cách nghệ thuật nào? Nêu những hiểu biết của em về đặc điểm thể loại và phong cách nghệ thuật đó.
Hot: Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia Toán, Văn, Anh, Sử, Địa...., ĐGNL các trường ĐH Quốc Gia Hà Nội, Tp. Hồ Chi Minh file word có đáp án (form 2025).
Quảng cáo
Trả lời:
− Tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là tiểu thuyết trào phúng. Tiểu thuyết trào phúng thường châm biếm, đả kích một số hành vi của con người, phong tục tập quán, thể chế chính trị, khoa học, nghệ thuật, thể thao,... với mong muốn làm xã hội thay đổi. Tác giả tiểu thuyết trào phúng vừa chỉ ra các khiếm khuyết của đối tượng phản ánh, vừa biến các khiếm khuyết này thành trò cười bằng cách cường điệu, mỉa mai, giễu cợt. Trong văn bản Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ), bằng nghệ thuật trào phúng linh hoạt, Vũ Trọng Phụng chỉ rõ đám tang cụ cố tổ không còn là phong tục tốt đẹp dành cho người đã khuất mà biến thành một đám hội nhố nhăng, lố bịch, nơi tang gia và xã hội thượng lưu thành thị phô trương lối sống trưởng giả, che đậy những động cơ vụ lợi và dục vọng tầm thường, xấu xa.
- Tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng tiêu biểu cho phong cách hiện thực. Khác với phong cách lãng mạn hay cổ điển trước đó, các nhà văn có phong cách hiện thực thường đưa vào tác phẩm những chi tiết, sự việc thường ngày; khám phá diễn biến tâm lí khách quan của nhân vật trong mối liên hệ chặt chẽ với hoàn cảnh xã hội. Trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, các chi miêu tả cảnh cất đám, đưa đám và hạ huyệt rất chính xác, cụ thể, sinh động, tạo được hiệu ứng “như thực”, cứ như là người đọc đang trực tiếp tận mắt chứng kiến một đám ma có thật diễn ra trước mắt mình. Đây chính là những chi tiết tiêu biểu cho phong cách hiện thực của Vũ Trọng Phụng.
Đã bán 1k
Đã bán 2,3k
Đã bán 1,5k
Đã bán 1,4k
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Thế nào là ý nghĩa lịch sử và ý nghĩa thời sự của một tác phẩm văn học?
Câu 2:
(Câu hỏi 5, SGK) Suy nghĩ, cảm nhận của Kiên về chiến tranh và sự hi sinh của đồng đội như thế nào? Em ấn tượng với cảm nghĩ nào nhất? Vì sao?
Câu 3:
(Câu hỏi 3, SGK) Nhận xét về cốt truyện và cách kể chuyện của Bảo Ninh qua đoạn trích trên.
Câu 4:
Hình ảnh ánh sáng được sử dụng như một biểu tượng trong văn bản Ánh sáng cứu rỗi. Nêu ý nghĩa của biểu tượng đó.
Câu 5:
(Câu hỏi 1, SGK) Nhân vật An-đrây Bôn-côn-xki chú ý đến cô gái Na-ta-sa Rô-xtốp trong tình huống nào? Nêu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của nhân vật Na-ta-sa.
Câu 6:
ÁNH SÁNG CỨU RỖI
(Trích Nỗi buồn chiến tranh)
(BẢO NINH)
Trong đoạn trích Ánh sáng cứu rỗi, Kiên và Hoà phải đối mặt với những khó khăn, thách thức khắc nghiệt nào? Theo em, khó khăn, thách thức lớn nhất là gì?
Câu 7:
Đọc văn bản Hai biển hồ (SGK, trang 56 – 57) và trả lời các câu hỏi sau:
– Nội dung chính của văn bản trên bàn về vấn đề gì?
– Trong văn bản, người viết đã sử dụng các thao tác nghị luận và kết hợp với các phương thức biểu đạt nào?
– Chỉ ra vai trò và tác dụng của sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản trên.
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 3)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 4)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 9
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận