Câu hỏi:
01/09/2024 111(Bài tập 2, SGK) Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nghịch ngữ trong các ngữ liệu sau:
a) Phải viết thôi! Viết để quên đi, viết để nhớ lại. [...] Cần phải viết về những người thân yêu cũng như về những con người xa lạ hằng ngày nườm nượp qua đường vô tình trở thành những chứng nhân của cuộc đời nhau. (Bảo Ninh)
b) Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hi sinh, gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy. (Nguyễn Khải)
c) Rồi y sẽ chết mà chưa làm gì cả, chết mà chưa sống!... Nghĩ thế thì thấy nghẹn ngào, thấy uất ức vô cùng! Không! Y sẽ không chịu về quê. Y sẽ đi bất cứ đâu, mặc rủi may, sống bất cứ thế nào và chết thế nào cũng được. Chết là thường. Chết ngay trong lúc sống mới thật là nhục nhã. (Nam Cao)
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Phải viết thôi! Viết để quên đi, viết để nhớ lại. [...] Cần phải viết về những người thân yêu cũng như về những con người xa lạ hằng ngày nườm nượp qua đường vô tình trở thành những chứng nhân của cuộc đời nhau. (Bảo Ninh)
Các nghịch ngữ quên đi – nhớ lại, thân yêu – xa lạ biểu đạt giá trị to lớn của công việc viết lách. Viết lách là cách để có thể sống đủ đầy những trải nghiệm quý giá của cuộc đời.
b) Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hi sinh, gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy. (Nguyễn Khải)
Các nghịch ngữ sự sống – cái chết; hạnh phúc – hi sinh, gian khổ biểu đạt những suy tư, chiêm nghiệm của nhà văn về những giá trị của nghịch cảnh, thử thách.
c) Rồi y sẽ chết mà chưa làm gì cả, chết mà chưa sống! Nghĩ thế thì thấy nghẹn ngào, thấy uất ức vô cùng! Không! Y sẽ không chịu về quê. Y sẽ đi bất cứ đâu. mặc rủi may, sống bất cứ thế nào và chết thế nào cũng được. Chết là thường. Chết ngay trong lúc sống mới thật là nhục nhã. (Nam Cao)
Các nghịch ngữ chết mà chưa sống – chết ngay trong lúc sống biểu đạt quan niệm của nhân vật về cuộc sống, cách sống và lẽ sống. Một người sống không có mục đích, không có lí tưởng chính là đã chết về tinh thần.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
(Câu hỏi 5, SGK) Suy nghĩ, cảm nhận của Kiên về chiến tranh và sự hi sinh của đồng đội như thế nào? Em ấn tượng với cảm nghĩ nào nhất? Vì sao?
Câu 2:
Thế nào là ý nghĩa lịch sử và ý nghĩa thời sự của một tác phẩm văn học?
Câu 3:
(Câu hỏi 3, SGK) Nhận xét về cốt truyện và cách kể chuyện của Bảo Ninh qua đoạn trích trên.
Câu 4:
Hình ảnh ánh sáng được sử dụng như một biểu tượng trong văn bản Ánh sáng cứu rỗi. Nêu ý nghĩa của biểu tượng đó.
Câu 5:
(Câu hỏi 5, SGK) Qua đoạn trích này, Vũ Trọng Phụng nêu lên thông điệp gì? Theo em, thông điệp ấy có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh xã hội ngày nay?
Câu 6:
Trong đoạn trích, cảnh quan thiên nhiên nào được tác giả chú ý miêu tả? Nêu mối liên hệ giữa cảnh quan đó với tâm trạng của nhân vật Kiên và Hoà.
Câu 7:
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 2)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 4
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
15 câu trắc nghiệm Văn 12 KNTT Tác phẩm Giấu của có đáp án
về câu hỏi!