Câu hỏi:
08/10/2024 245Báo cáo kết quả thí nghiệm trang 148 SGK Sinh học 12 – Cánh diều:
- So sánh thành phần và số lượng cá thể của các sinh vật sản xuất và sinh vật tiêu thụ ở thời điểm mới xây xong bể và thời điểm sau 1 tuần.
- So sánh thành phần sinh vật ở hai lần quan sát, bao gồm các loài sen, bèo tấm, ốc, cá và các vi sinh vật khác (nếu có).
- Báo cáo kết quả theo mẫu báo cáo ở bài 1.
Quảng cáo
Trả lời:
- So sánh thành phần và số lượng cá thể của các sinh vật sản xuất và sinh vật tiêu thụ ở thời điểm mới xây xong bể và thời điểm sau 1 tuần: Sau 1 tuần, số lượng các sinh vật sản xuất có sự tăng lên, số lượng các sinh vật tiêu thụ chưa tăng.
- So sánh thành phần sinh vật ở hai lần quan sát, bao gồm các loài sen, bèo tấm, ốc, cá và các vi sinh vật khác (nếu có): Ở cả 2 lần quan sát, quần xã vẫn có đủ các thành phần là sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.
- Báo cáo kết quả theo mẫu báo cáo ở bài 1:
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH
THIẾT KẾ HỆ SINH THÁI NHÂN TẠO
- Tên thí nghiệm: Thực hành thiết kế hệ sinh thái nhân tạo.
- Nhóm thực hiện: …………….
- Kết quả và thảo luận:
+ Bể nuôi cá cảnh bao gồm: sinh vật sản xuất (cây sen, bèo tấm), sinh vật tiêu thụ (ốc, con cá), sinh vật phân giải (vi khuẩn phân giải).
+ Theo dõi hoạt động của bể cá: Cá háu ăn và tìm mồi liên tục, cùng với đó là bài tiết thường xuyên. Thi thoảng khi cho ăn chậm, cá sẽ cắn các cây, trong đó, bèo tấm có khả năng tự phục hồi nhanh. Cho dù không ăn thì đôi khi cá vàng cũng thích nhổ bật gốc cây sen.
- Kết luận: Quần xã sinh vật và các yếu tố vô sinh của môi trường luôn có tác động qua lại với nhau. Quần xã sinh vật có các sinh vật sản xuất, các sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải. Để xây dựng một hệ sinh thái cần thiết lập một quần xã sinh vật đơn giản và các điều kiện môi trường cần thiết nhằm duy trì sự tồn tại của quần xã sinh vật.
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
Đã bán 131
Đã bán 1,5k
Đã bán 1,1k
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Sự ấm lên toàn cầu, phì dưỡng và sa mạc hóa ảnh hưởng thế nào đến sự cân bằng của các hệ sinh thái?
Câu 2:
Bảng 23.1 thể hiện năng lượng của một số thành phần khác nhau trong hệ sinh thái đầm lầy nước mặn.
a) Nhận xét hiệu suất sinh thái giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái này.
b) Vẽ tháp sinh thái năng lượng tương ứng với các bậc dinh dưỡng.
Câu 3:
Phân biệt hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo. Nêu một số ví dụ về hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo.
Câu 4:
Nêu một số nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài dẫn đến diễn thế sinh thái.
Câu 5:
Dựa vào thông tin ở hình 23.6, hãy mô tả khái quát dòng năng lượng đi vào và đi ra khỏi hệ sinh thái.
Câu 7:
Vẽ một chuỗi thức ăn và một lưới thức ăn đơn giản với các sinh vật quan sát được trong một hệ sinh thái ở địa phương.
Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 24 (có đáp án): Các bằng chứng tiến hóa
Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P2)
615 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải chi tiết (P5)
Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P1)
Bài tập Tiến Hóa (Sinh học 12) có lời giải chi tiết (P1)
30 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
512 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P1)
150 Bài tập Hệ sinh thái (Sinh học 12) cực hay có lời giải (P1)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận