Câu hỏi:
24/10/2024 758RƠI
[1] Nó lồm cồm ngồi dậy, len lén mở cửa sổ nhìn sang khu vườn phía sau. Bên đó vợ chồng chú Tâm đang cuốc đất. Chị Mi và thằng Bo tíu tít hái mè. Những luống mè già hạt lắm rồi. Nó ngây người nhìn, thật lâu, đến khi nắng lên cao, rọi vào gương mặt còn lem luốc của nó. Nó sực tỉnh, chợt nhớ mình chưa ăn gì, nó trèo xuống giường, giở lồng bàn. Một bát cơm với mấy con cá kho bố để phần.
Nó ăn, lặng lẽ...
[2] Nó ra vườn. Vẫn là những trò chơi quen thuộc. Con voi gỗ bố đẽo gọt cho riêng nó, nó ôm khư khư trong lòng. Nó thích một con búp bê hơn. Bố hứa sẽ mua cho nó nhưng hai năm rồi nó chẳng thấy đâu. Cũng lâu rồi nó không còn chờ đợi nữa. Nó đã có con voi này làm bạn rồi đấy thôi! Ngày ngày nó bày trò chơi. Nó làm mẹ, voi làm con. Nó bế voi. Nó dỗ dành. Nó đút voi ăn. Nó ru voi ngủ. Nó làm mọi thứ, thuần thục như một người lớn. […]
[3] Thật ra, nó cũng thèm được đến trường mẫu giáo như chị Mi, thằng Bo nhà chú Tâm lắm. Chiều nào chị Mi và thằng Bo cũng được ba mẹ đón về. Về đến nhà, chị Mi hát líu lo, còn thằng Bo đọc thơ cho cô chú Tâm nghe. Nó toàn canh chừng giờ chị Mi và thằng Bo từ trường trở về. Nó len lén mở cửa sổ nhìn sang để xem chị Mi múa, để nghe thằng Bo kể chuyện. Nó há hốc miệng ra nghe. Những bài hát xa lạ với nó quá. Nó thèm! […]
[4] Ai gặp nó một lần cũng khen nó xinh. Nó sợ những lời khen đó. Vì sau những lời khen người ta lại tỏ ra thương hại. Nào là “Tội nghiệp, mới chừng này tuổi đầu...”, “Con bé gầy quá, bệnh hen suyễn này khó chữa!”. Những lúc như vậy, nó lảng ra xa. Hình như nó không biết cười mà cũng không biết khóc, vì suốt ngày thui thủi trong nhà một mình thì khóc và cười với ai đây? Nó nhớ lại. Có chứ! Thỉnh thoảng nó cũng khóc mỗi khi nó ốm. Những lúc nó ốm, có một ông thầy thuốc già luôn đến tiêm thuốc cho nó, rất đau. Nó cũng biết cười, nhưng là cười với mẹ qua bức ảnh to bố đặt trên bàn thờ. Mỗi khi nó hát hay bắt chước những điệu múa học lén được của chị Mi, nó thấy rõ ràng trên bàn thờ mẹ nó nhoẻn miệng cười. […]
[5] Hoàng hôn buông xuống, sương trên núi bao phủ, mờ mờ xa, xung quanh đã lên đèn là lúc bố nó sắp về. Bao giờ ông cũng gọi từ cổng “Con ơi...” Chỉ chờ có vậy, nó chạy ra nhảy tót lên người bố, khúc khích cười. Bố vào nhà, nấu cơm rồi cùng ăn với nó. Bố nấu gì nó ăn cũng thấy ngon. Nó ăn lặng lẽ như một bà cụ già.
Đêm đêm bố thường bế nó ra vườn, ru nó ngủ. Bố hát hay lắm. Nó trôi theo lời bài hát, miên man “...Ôi tóc em dài đêm thần thoại, vùng tương lai, chợt xa xôi. Tuổi thơ ơi sao nặng dòng máu trong người...” rồi lại đến “Thôi thì em chẳng còn yêu tôi, leo lên cành bưởi khóc người rưng rưng. Thôi thì thôi, mộ người Tà Dương...” […]
[6] Công việc ở Đài truyền hình làm bố nó luôn bận rộn. Bố nó còn viết văn, làm thơ. Dạo này bố thường đi xa, những chuyến đi thực tế dài đằng đẵng làm nó nhớ bố quắt quay. Bố gửi nó sang nhà bà Năm trong xóm, bà cho nó ăn nhờ. Có đêm nó thức dậy, thấy mình đang nằm dưới nền xi măng lạnh ngắt. Bên cạnh là con chó Mực ư ử vẫy đuôi. Những lúc như thế, nó thèm có một người mẹ biết bao. Nó sợ, những chuyến đi thực tế của bố cứ dài ra, nhưng khi bố trở về nó không than thở một lời. Nó sợ bố buồn. […]
[7] Nó yêu những buổi sáng Chủ Nhật, bố luôn ở nhà với nó. Hôm ấy cũng là sáng Chủ Nhật, thức dậy chẳng thấy bố đâu, nó chạy tìm quanh. Ngoài vườn, bố nó đang ngồi với một người đàn bà lạ mặt. Nó ngây người đứng nhìn. Linh tính, người đàn bà quay lại, bắt gặp ánh nhìn của nó. Bà lại gần, nâng gương mặt nó lên ngắm thật lâu, rồi bà hôn lên má nó, cũng thật lâu. Nó tự nhủ, trong lòng rộn ràng, sung sướng: Mẹ mới của mình đây chăng? Người mà cô Út nói với mình hôm nọ đây chăng?
Từ ngày đó, người đàn bà thường xuyên đến với bố con nó. Có hôm bà ở lại. Những đêm bố bận làm việc, bà đưa nó đi lang thang về hướng núi rồi kể chuyện cổ tích. Chuyện “Hoàng tử Ếch”, “Cô bé quàng khăn đỏ”, chuyện “Chú mèo đi hia”. Đã bao giờ nó được nghe những câu chuyện đó đâu! Nó sung sướng, ngất ngây, một niềm hạnh phúc tạm bợ mà nó đâu hay...
[8] Người đàn bà về với bố con nó. Nó gọi bà là mẹ vì nó thèm có “Mẹ”.
Mẹ nó sinh em bé, gia đình vất vả hơn. Bố nó quyết định bán mảnh vườn rộng và ngôi nhà, dọn đi nơi khác. Đến một nơi xa lạ, nó ngơ ngác quá đỗi. Cái xóm lao động nghèo suốt ngày phát ra những âm thanh hỗn độn. Năm nay nó đã lên lớp ba nhưng trông như đứa mới vào lớp một vậy. Thân hình gầy nhẳng nhưng gương mặt nó trong trẻo, đáng yêu. Ngoài giờ học, nó quanh quẩn chơi với em. Em trai nó được bố mẹ cưng chiều lắm. Nó phải bế em suốt ngày trên tay, như con mèo tha dưa cải vậy. Nó cũng bắt đầu tập nấu cơm và làm việc nhà. Nó vụng về, tay chân còn lóng ngóng nên suốt ngày tai nó toàn nghe lời chì chiết của mẹ. Nó buồn, nhưng cố làm vui.
[9] Từ khi có mẹ, có em bố gần như chẳng còn nhìn đến nó. Còn nó, luôn nhìn bố bằng ánh mắt chờ đợi. Nó biết thân phận mình, nhưng trong lòng nó đắng cay vì bố đã quên nó rồi, dù nó đang sống cùng một nhà với ông. Ông quên rằng ông còn một đứa con gái bé bỏng, tội nghiệp.
Đêm ngủ nó thường mơ. Bao giờ trong giấc mơ cũng có hình bóng mẹ, người đã sinh ra nó. Có hôm mẹ về mặc chiếc áo dài tím mà có lần nó thấy bố cất thật sâu trong ngăn tủ. Tóc mẹ buông lơi trên vai, hờ hững nhìn nó. Nó chạy lại, càng đến gần, mẹ nó càng xa. Nó bật khóc nức nở. Có tiếng réo gọi tên nó, nó choàng tỉnh. Sáng rồi! Dậy quét nhà, tưới cây rồi cho heo ăn nữa. Bao nhiêu là việc đang đợi nó. Chỉ là giấc mơ thôi...!
[10] Lên cấp hai, nó phổng phao hơn một chút, nhưng gương mặt đầy ưu tư, lặng lẽ. Ai nhìn nó cũng ái ngại. Vào kỳ nghỉ hè, bố gửi nó sang nhà cô Út học may vá. Nó thích lắm, dù cũng quần quật giúp cô làm việc nhà suốt ngày, nhưng đêm đến nó được ra thăm mộ mẹ. Nhà cô Út cách nghĩa trang không xa. Lạ kì! Một đứa con gái rụt rè, nhút nhát như nó ra nghĩa trang vào ban đêm lại dạn dĩ hẳn lên. Cứ bốn, năm hôm nó lại ra đấy một lần. Nghĩa trang tối đen, sâu hun hút. Từng đàn đom đóm lập lòe trong bụi cỏ.
(Vũ Ngọc Giao, Rơi)
Truyện được kể theo ngôi kể nào? (Điền cụm từ thích hợp)
Truyện được kể theo ____________.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Truyện được kể theo ngôi thứ ba.
- Nhân vật giấu mình, gọi tên của các nhân vật xuất hiện trong truyện: nó, mẹ nó, bố, cô Út,...
Điền cụm từ: ngôi thứ ba.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Hoàn thành câu hỏi bằng cách chọn đáp án Đúng hoặc Sai.
Nhân vật “nó” trong truyện là đứa trẻ đáng thương, từ nhỏ đã mồ côi mẹ và luôn sống trong sự lạnh nhạt của cha.
Đúng hay sai?
Lời giải của GV VietJack
- Ý kiến sai.
- Vì nhân vật “nó” là đứa trẻ đáng thương, mồ côi mẹ nhưng phần đầu truyện đã liệt kê những chi tiết thể hiện sự quan tâm, yêu thương của người cha dành cho con gái (đẽo voi cho con gái chơi, bế con ra vườn ru ngủ,...) mãi sau này khi có vợ mới, có thêm con, người bố mới lạnh nhạt với con gái. Vì vậy, khẳng định “luôn sống trong sự lạnh nhạt của cha” là không đúng.
Chọn ¤ Sai.
Câu 3:
Từ thông tin của bài đọc, hãy hoàn thành câu sau bằng cách điền các từ vào đúng vị trí.
Tâm trạng của nhân vật “nó” khi được người lạ ngợi khen: ____________.
Tâm trạng của nhân vật “nó” mỗi khi bố đi làm về: ____________.
Tâm trạng của nhân vật “nó” từ khi bố mẹ có em bé: ____________.
Lời giải của GV VietJack
Suy luận, phân tích:
- Tâm trạng của nhân vật “nó” khi được người lạ ngợi khen: sợ hãi.
→ Vì bài đọc nói rằng “Nó sợ những lời khen đó. Vì sau những lời khen người ta lại tỏ ra thương hại.” Điều này cho thấy “nó” không muốn nghe những lời khen, luôn sợ hãi khi ai đó khen mình, vì sau những lời khen là những sự ái ngại về hoàn cảnh của cô bé.
- Tâm trạng của nhân vật “nó” mỗi khi bố đi làm về: phấn khích.
→ Vì bài đọc nói rằng “Bao giờ ông cũng gọi từ cổng “Con ơi...” Chỉ chờ có vậy, nó chạy ra nhảy tót lên người bố, khúc khích cười.” Điều này cho thấy “nó” cảm thấy vô cùng phấn khích khi sau một ngày dài, bố trở về nhà với nó.
- Tâm trạng của nhân vật “nó” từ khi bố mẹ có em bé: tủi hờn.
→ Vì bài đọc nói rằng “Nó biết thân phận mình, nhưng trong lòng nó đắng cay vì bố đã quên nó rồi, dù nó đang sống cùng một nhà với ông. Ông quên rằng ông còn một đứa con gái bé bỏng, tội nghiệp.” Điều này cho thấy “nó” cảm thấy buồn bã, xót xa cho thân phận mình và có ý như oán trách người bố đã quên đi đứa con gái tội nghiệp.
Dựa vào nội dung đoạn trên cùng cách phân tích và suy luận, ta có các từ phù hợp để điền vào các vị trí là:
- Vị trí 1: sợ hãi.
- Vị trí 2: phấn khích.
- Vị trí 3: tủi hờn.
Câu 4:
Hoàn thành câu hỏi bằng cách chọn đáp án Đúng hoặc Sai.
|
ĐÚNG |
SAI |
Bố luôn bên cạnh chăm sóc “nó” kể từ khi mẹ mất. |
¡ |
¡ |
Bố hát rất hay và thường ru “nó” vào mỗi tối. |
¡ |
¡ |
Từ khi có em trai, bố cưng chiều em trai và không còn quan tâm đến “nó”. |
¡ |
¡ |
Lời giải của GV VietJack
Suy luận, phân tích:
- Bố luôn bên cạnh chăm sóc “nó” kể từ khi mẹ mất.
→ Ý kiến trên: SAI
Vì bài đọc có trình bày các chi tiết người bố đi làm, cô bé phải ở nhà một mình, tự chơi các trò chơi quen thuộc, tự múa trước bàn thờ của mẹ, ngủ trên nền xi măng lạnh ngắt của nhà người hàng xóm khi bố đi công tác xa. Điều này cho thấy bố cô bé rất bận rộn và thường phải để con ở nhà một mình để đi làm nên ý “luôn bên cạnh chăm sóc” là không đúng.
- Bố hát rất hay và thường ru “nó” vào mỗi tối.
→ Ý kiến trên: ĐÚNG
Vì bài đọc nói rằng “Đêm đêm bố thường bế nó ra vườn, ru nó ngủ. Bố hát hay lắm.” Điều này cho thấy bố hát hay và thường ru con gái ngủ vào mỗi tối.
- Từ khi có em trai, bố cưng chiều em trai và không còn quan tâm đến “nó”.
→ Ý kiến trên: ĐÚNG
Vì bài đọc nói rằng “Từ khi có mẹ, có em bố gần như chẳng còn nhìn đến nó. Còn nó, luôn nhìn bố bằng ánh mắt chờ đợi. Nó biết thân phận mình, nhưng trong lòng nó đắng cay vì bố đã quên nó rồi, dù nó đang sống cùng một nhà với ông.” Điều này cho thấy từ khi có con trai và vợ mới, bố đã vô tình quên mất cô con gái tội nghiệp của mình.
|
ĐÚNG |
SAI |
Bố luôn bên cạnh chăm sóc “nó” kể từ khi mẹ mất |
¡ |
¤ |
Bố hát rất hay và thường ru “nó” vào mỗi tối |
¤ |
¡ |
Từ khi có em trai, bố cưng chiều em trai và không còn quan tâm đến “nó” |
¤ |
¡ |
Câu 5:
Theo đoạn [1], “nó” thường lặp lại những trò chơi quen thuộc, vì sao?
Chọn các đáp án đúng:
Lời giải của GV VietJack
- Theo đoạn [1], “nó” thường lặp lại những trò chơi quen thuộc, vì:
+ Đáp án 2: Bố quên mua đồ chơi mới cho nó (“Nó thích một con búp bê hơn. Bố hứa sẽ mua cho nó nhưng hai năm rồi nó chẳng thấy đâu.”).
+ Đáp án 3: Nó không có ai chơi cùng (bài đọc có khẳng định “Hình như nó không biết cười mà cũng không biết khóc, vì suốt ngày thui thủi trong nhà một mình thì khóc và cười với ai đây?” và phần đầu truyện có bày các chi tiết người bố đi làm, cô bé phải ở nhà một mình, tự ăn cơm trong lồng bàn bố để lại, tự chơi các trò chơi quen thuộc, tự múa trước bàn thờ của mẹ rồi nhìn sang nhà hàng xóm và ước ao được đi học giống những đứa trẻ hàng xóm).
- Phân tích, loại trừ:
+ Đáp án 1 sai vì bài đọc có đề cập “Nó thích một con búp bê hơn.”, cô bé thường lặp lại những trò chơi quen thuộc không phải vì thích mà vì trong nhà cô bé chỉ có những trò chơi này thôi, từ lâu rồi bố không mua thêm đồ chơi cho cô.
+ Đáp án 4 sai vì trong bài đọc không đề cập đến chi tiết này. Bài đọc chỉ đề cập chi tiết cô bé nhớ và khao khát mẹ khi bị bố gửi nhờ sang nhà hàng xóm để bố đi công tác xa.
Chọn:
þ Vì bố quên mua đồ chơi mới cho nó.
þ Vì nó không có ai chơi cùng.
Câu 6:
Điền từ có trong bài đọc vào chỗ trống:
Cuộc sống buồn tủi, cô đơn khiến cho cô bé trong câu chuyện quên đi những cảm xúc cơ bản của một con người. Nhưng có đôi khi cô bé vẫn khóc, cô bé khóc mỗi khi bị ______________ và cười vào lúc cô nhìn thấy hình ảnh của ________________
Lời giải của GV VietJack
Suy luận, phân tích:
- Cuộc sống buồn tủi, cô đơn khiến cho “nó” quên đi những cảm xúc cơ bản của một con người. Nhưng có đôi khi cô bé vẫn khóc, cô bé khóc mỗi khi bị ốm và cười vào lúc cô nhìn thấy hình ảnh của mẹ.
- Lưu ý: Trong truyện có viết: Hình như nó không biết cười mà cũng không biết khóc, vì suốt ngày thui thủi trong nhà một mình thì khóc và cười với ai đây? Nó nhớ lại. Có chứ! Thỉnh thoảng nó cũng khóc mỗi khi nó ốm. Những lúc nó ốm, có một ông thầy thuốc già luôn đến tiêm thuốc cho nó, rất đau. Nó cũng biết cười, nhưng là cười với mẹ qua bức ảnh to bố đặt trên bàn thờ.
Dựa vào nội dung đoạn trên cùng cách phân tích và suy luận, ta có các từ phù hợp để điền vào các vị trí là:
- Vị trí 1: ốm.
- Vị trí 2: mẹ.
Câu 7:
Từ thông tin của câu chuyện, hãy hoàn thành câu sau bằng cách điền các từ vào đúng vị trí.
Số phận không _______ với cô bé trong câu chuyện. Cô mồ côi mẹ, bản thân lại mang bệnh tật và sống cùng người cha _______. Cô bé có những điều ước vô cùng nhỏ bé nhưng đối với em lại quá _______: thèm được đến trường mẫu giáo, đợi được bố mua cho một con búp bê, ước có mẹ để được yêu thương, bảo vệ.
Lời giải của GV VietJack
Số phận không mỉm cười với cô bé trong câu chuyện. Cô mồ côi mẹ, bản thân lại mang bệnh tật và sống cùng người cha bận rộn. Cô bé có những điều ước vô cùng nhỏ bé nhưng đối với em lại quá xa xỉ: thèm được đến trường mẫu giáo, đợi được bố mua cho một con búp bê, ước có mẹ để được yêu thương, bảo vệ.
Dựa vào nội dung câu chuyện cùng cách phân tích và suy luận, ta có các từ phù hợp để điền vào các vị trí là:
- Vị trí 1: mỉm cười.
- Vị trí 2: bận rộn.
- Vị trí 3: xa xỉ.
Câu 8:
Lời giải của GV VietJack
Phân tích, suy luận:
- Đáp án A: Tình cảm gia đình thiêng liêng.
→ Đây là một nội dung được suy ra từ câu chuyện vì cô bé trong truyện luôn khao khát tình mẹ cha, ước được giống nhà hàng xóm có cuộc sống bình dị đầy đủ các thành viên, ước có mẹ để được vỗ về. Những lúc một mình hay khi bị gửi nhờ ở nhà hàng xóm, cô bé cũng luôn khao khát hơi ấm của mẹ, của cha. Tất cả các chi tiết này đã khiến ta liên tưởng đến tình cảm gia đình thiêng liêng, quý giá.
- Đáp án B: Trân trọng những mơ ước của trẻ thơ.
→ Đây là một nội dung được suy ra từ câu chuyện vì bài đọc nói về những mong ước của cô bé: thèm được đến trường mẫu giáo, đợi được bố mua cho một con búp bê, ước có mẹ để được yêu thương, bảo vệ. Những ước mơ tưởng chừng nhỏ bé và đôi khi người lớn không để tâm đến nhưng đối với trẻ thơ, chúng vô cùng quan trọng.
- Đáp án C: Phân biệt đối xử trong gia đình sẽ khiến con cái dễ bị trầm cảm.
→ Đây là một nội dung được suy ra từ câu chuyện vì bài đọc có chi tiết từ khi bố mẹ có em bé mới, mọi người đã lãng quên cô bé, khiến cho cô bé “buồn bã”, “đắng cay”, “gương mặt đầy ưu tư, lặng lẽ”, “Ai nhìn nó cũng ái ngại”. Đó là những biểu hiện trầm cảm của một đứa trẻ không được gia đình quan tâm đủ đầy.
- Đáp án D: Đấu tranh giữa các ác và cái thiện, cái đẹp và cái xấu.
→ Đây là một nội dung không được suy ra từ câu chuyện vì bài đọc không nói về sự đối lập hay xung đột giữa các giá trị hay nhân vật. Bài đọc chỉ nói về thân phận của cô bé đáng thương khi sống thiếu thốn tình cảm của cha mẹ.
Chọn D.
Câu 9:
Theo văn bản, nhân vật “nó” hiện lên với những phẩm chất gì?
Chọn các đáp án đúng:
Lời giải của GV VietJack
- Theo văn bản, nhân vật “nó” hiện lên với những phẩm chất:
+ Đáp án 1: Ngoan ngoãn, nhân hậu: ngoan ngoãn ở nhà một mình tự chơi, tự ăn, tự ngủ để bố đi làm; thích đồ chơi nhưng đợi 2 năm bố chưa mua vẫn không vòi vĩnh; bố nấu gì cũng chịu ăn; ở nhà hàng xóm phải nằm nền đất nhưng không dám than thở vì sợ bố buồn; buồn vì bố mẹ không quan tâm nhưng vẫn cố làm vui cho bố mẹ yên lòng; sung sướng khi có mẹ mới.
+ Đáp án 4: Siêng năng, tháo vát: ngoài giờ học, tranh thủ chơi với em và làm việc nhà; nghỉ hè sang nhà cô Út may vá và phụ việc nhà giúp cô.
- Phân tích, loại trừ:
+ Đáp án 2 sai vì bài đọc không đề cập đến tình hình hay kết quả học tập của nhân vật “nó”.
+ Đáp án 3 sai vì nhân vật “nó” trong bài đọc luôn ở trong trạng thái một mình, buồn bã, đắng cay; những khoảnh khắc vui vẻ ít ỏi trong văn bản chỉ thoáng qua và chủ yếu để làm hài lòng cha mẹ.
Chọn:
þ Ngoan ngoãn, nhân hậu.
þ Siêng năng, tháo vát.
Câu 10:
Lời giải của GV VietJack
- Văn bản trên nổi bật với giọng điệu nhẹ nhàng nhưng buồn thương day dứt. Cả bài đọc giống như một bản nhạc buồn, lặng lẽ về hoàn cảnh cô đơn, buồn bã của cô bé mồ côi mẹ, luôn khao khát tình yêu thương. Để rồi cái kết để lại cho người đọc sự thương cảm, day dứt và suy ngẫm về thân phận của những trẻ em thiếu thốn tình yêu thương.
- Phân tích, loại trừ:
+ Đáp án B sai vì ấm áp, chân tình là giọng điệu không xuất hiện trong văn bản trên.
+ Đáp án C sai vì đằm thắm là giọng điệu không xuất hiện trong văn bản trên.
+ Đáp án D sai vì văn bản trên không gợi ra những rung động êm dịu tinh tế.
Chọn A.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Phát biểu sau đây đúng hay sai?
Phản ứng với dung dịch NaOH chứng minh nhóm chức -OH phenol có lực acid mạnh hơn nhóm chức -OH alcohol.
Câu 2:
Một người muốn mua một thanh gỗ đủ để cắt ra làm các thanh ngang của một cái thang. Biết rằng chiều dài các thanh ngang của cái thang đó (từ bậc dưới cùng) lần lượt là 45 cm, 43 cm , 41 cm,…,31 cm
Khẳng định nào đúng, khẳng định nào sai?
|
ĐÚNG |
SAI |
Cái thang đó có 8 bậc |
¡ |
¡ |
Chiều dài thanh gỗ mà người đó cần mua là 304 cm, giả sử chiều dài các mối nối (phần gỗ bị cắt thành mùn cưa) là không đáng kể |
¡ |
¡ |
Câu 4:
Hoàn thành câu sau bằng cách kéo thả từ hoặc cụm từ vào vị trí thích hợp.
Người mẹ 1 mắc bệnh mù màu đỏ và xanh lục sẽ có kiểu gene là _______.
Câu 5:
PHẦN TƯ DUY KHOA HỌC/GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Điền cụm từ (tối đa 03 từ) vào chỗ trống:
Với máy nước nóng, nguyên lí truyền nhiệt sẽ là _______
Câu 6:
Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây dẫn điện tỉ lệ _______ với bình phương hiệu điện thế của hai đầu đường dây dẫn điện. Đồng thời, với cùng công suất, điệp áp truyền đi và điện trở đường dây, mạch có hệ số công càng _______ thì công suất hao phí càng nhỏ.
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy tốc chiến Đại học Bách khoa năm 2023-2024 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 2)
Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 24)
Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 5)
ĐGTD ĐH Bách khoa - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh - Thì tương lai hoàn thành
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 3)
về câu hỏi!