Câu hỏi:
31/10/2024 2,915“Đến giữa tháng 8-1945, khí thế cách mạng đã sục sôi trong cả nước. Từ ngày 14-8, một số cấp bộ Đảng và tổ chức Việt Minh căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương đã phát động nhân dân khởi nghĩa.
Chiều ngày 16-8-1945, một đơn vị Giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, xuất phát từ Tân Trào tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên, mở đường tiến về Hà Nội. Ngày 18-8-1945, nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh và Quang Nam giành được chính quyền ở tỉnh lị sớm nhất trong cả nước. Tại Hà Nội, ngày 19-8-1945, quần chúng cách mạng có sự hỗ trợ của các đội tự vệ chiến đấu lần lượt chiếm Phủ Khâm sai, Sở Cảnh sát Trung ương, Sở Bưu điện, ... Đến tối, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi. Tại Huế, ngày 23-8, hàng vạn quần chúng biểu tình thị uy, chiếm các công sở giành chính quyền về tay nhân dân. Ngày 25-8, sau khi chiếm được các cơ quan đầu não của chính quyền cũ như: Sở Mật thám, Sở Cảnh sát, ... nhân dân Sài Gòn và các vùng phụ cận đã tham gia cuộc mít tinh lớn do Mặt trận Việt Minh tổ chức, chính quyền cách mạng ra mắt nhân dân. Khởi nghĩa ở Sài Gòn giành thắng lợi. Các địa phương khác trong cả nước từ rừng núi, nông thôn, thành thị nối tiếp nhau khởi nghĩa. Đến ngày 28-8, Đồng Nai Thượng và Hà Tiên là những địa phương cuối cùng giành chính quyền.
Trong Cách mạng tháng Tám, trước áp lực và hoạt động khôn khéo của lực lượng cách mạng, quân Nhật ở Hà Nội và các địa phương phải án binh bất động, không can thiệp vào tiến trình khởi nghĩa. Nhờ đó, khởi nghĩa diễn ra nhanh chóng và ít đổ máu.
Ngày 30-8-1945, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị, chế độ phong kiến Việt Nam hoàn toàn sụp đổ. Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố với toàn thể nhân dân và thế giới sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà”.
(Nguồn: SGK Lịch sử 12-bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 33.)
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Lời giải của GV VietJack
Câu 3:
Lời giải của GV VietJack
- Nội dung các đáp án A, B, D không phù hợp, vì:
+ Hình thái đấu tranh trong Cách mạng tháng Mười là: giành chính quyền ở đô thị sau đó tỏa về vùng nông thôn. Trong khi đó, hình thái đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong Cách mạng tháng Tám rất đa dạng: có địa phương khởi nghĩa từ nông thôn tràn về thành thị, có nơi lại từ thành thị về nông thôn, có nơi cả nông thôn và thành thị cùng khởi nghĩa; có nơi quần chúng phát huy sức mạnh đấu tranh chính trị để giành chính quyền, có nơi kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị của quần chúng với đòn tiến công quân sự của lực lượng vũ trang.
+ Đối tượng đấu tranh chủ yếu của nhân dân Nga trong Cách mạng tháng Mười là: giai cấp tư sản. Trong khi đó, đối tượng chủ yếu của nhân dân Việt Nam trong Cách mạng tháng Tám (1945) là: đế quốc xâm lược và tay sai.
+ Nhiệm vụ chủ yếu của nhân dân Nga trong Cách mạng tháng Mười là: lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời, thiết lập nền chuyên chính vô sản. Trong khi đó, nhiệm vụ chủ yếu của nhân dân Việt Nam trong Cách mạng tháng Tám là: đánh đuổi đế quốc xâm lược, giành độc lập dân tộc.
- Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga có điểm tương đồng là: giành chính quyền ở đô thị quyết định thắng lợi. Chọn C.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2:
Câu 4:
Anh Minh kí hợp đồng lao động có thời hạn ở một công ty với phương án trả lương như sau: Quý thứ nhất, tiền lương là triệu đồng. Kể từ quý thứ hai trở đi, mỗi quý tiền lương được tăng triệu đồng. Tổng số tiền lương anh nhận được trong các năm đã đi làm là triệu đồng. Hỏi anh Minh đã làm ở công ty đó bao nhiêu năm (nhập đáp án vào ô trống)?
Câu 5:
Câu 6:
Epibatidine, một loại dầu không màu được phân lập từ da của loài ếch mũi tên độc Equadorian Epipedobates ba màu. Đây là hợp chất có tác dụng giảm đau gấp vài lần morphine, nhưng lại không gây nghiện. Cấu trúc hóa học của epibatidine mô tả như hình dưới:
Công thức phân tử của Epibatadine là
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 1)
Đề thi thử ĐGNL ĐHQG Hà Nội năm 2023-2024 (Đề 20)
ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Tư duy định tính - Tìm và phát hiện lỗi sai
Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hà Nội có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 2)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 5)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 4)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 3)
về câu hỏi!