Câu hỏi:
09/11/2024 708Cho biết giá trị thế điện cực của một số cặp oxi hoá- khử như sau: ;;;.
Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra khi:
a) trộn dung dịch lead(II) nitrate với dung dịch copper(II) nitrate.
b) Nhúng một lá chì vào dung dịch copper(II) nitrate.
c) Nhúng một lá đồng vào dung dịch lead(II) nitrate.
d) Nhúng một lá kẽm trong dung dịch copper(II) nitrate và lead(II) nitrate.
Viết các phương trình hoá học xảy ra (nếu có).
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Pb(NO3)2 + Cu(NO3)2 phản ứng không xảy ra, không hiện tượng.
b) Phản ứng xảy ra:
Pb + Cu(NO3)2 → Pb(NO3)2 + Cu
Hiện tượng: Màu xanh lam của dung dịch nhạt dần, đồng thời có kết tủa màu đỏ bám ngoài lá chì.
c) Pb(NO3)2 + Cu phản ứng không xảy ra, không hiện tượng.
d) Phản ứng xảy ra theo thứ tự
Zn + Cu(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Cu
Zn + Pb(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Pb
Hiện tượng: Màu xanh lam của dung dịch nhạt dần, đồng thời có lớp kim loại bám ngoài lá kẽm.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho sức điện động chuẩn của các pin điện hoá sau:
Epin(T-X) = 2,46 V; E°pin (T – Y) = 2,00 V; E°pin (Z – Y) = 0,90 V (với X, Y, Z, T là bốn kim loại). Hãy sắp xếp các kim loại này theo chiều tăng dần tính khử.
Câu 2:
Cho pin điện hoá Zn– Fe, xác định các chất ion đóng vai trò là chất khử, chất oxi hoá trong pin:
A. Zn là chất khử, Fe2+ là chất oxi hoá.
B. Zn là chất oxi hoá, Fe2+ là chất khử.
C. Zn2+ là chất khử, Fe là chất oxi hoá.
D. Zn2+ là chất oxi hoá, Fe là chất khử.
Câu 3:
Cho các thí nghiệm sau, hãy điền vào chỗ trống:
a. Cho Mg tác dụng với dung dịch FeCl3 dư thu được dung dịch X.
Chất tan trong X gồm: ……………………………………………
b. Cho Fe tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được dung dịch Y.
Chất tan trong Y gồm: …………………………………………....
c. Cho Mg, Al tác dụng với dung dịch Cu(NO3)2 thu được dung dịch Z chứa 2 muối.
Công thức của hai muối trong Z là………………………………….
Câu 4:
Cho các kim loại Al, Mg, Fe, Cu lần lượt tác dụng với lượng dư mỗi dung dịch chứa lần lượt ion Fe3+, Cu2+, Ag+. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra (nếu có).
Câu 5:
Cho pin điện hoá Al-Pb. Quá trình xảy ra ở cực âm của pin là
A. Al3+ + 3e →Al.
B. Pb2+ + 2e →Pb.
C. Al → Al3+ + 3e.
D. Pb → Pb2+ + 2e.
Câu 6:
Trong pin điện hoá, quá trình oxi hoá
A. chỉ xảy ra ở cực dương. B. chỉ xảy ra ở cực âm.
C. xảy ra ở cả hai cực. D. không xảy ra ở cả hai cực.
Câu 7:
Cho pin điện hoá Zn-Cu. Quá trình xảy ra ở cực dương của pin là
A. Zn2+ + 2e → Zn.
B. Cu2+ + 2e → Cu.
C. Zn → Zn2+ + 2e.
D. Cu → Cu2+ + 2e.
về câu hỏi!