Giải SBT Hóa học 12 CTST Bài 13: Điện phân có đáp án
81 người thi tuần này 4.6 449 lượt thi 28 câu hỏi
🔥 Đề thi HOT:
2.1. Xác định công thức phân tử peptit
5.2. Dạng câu mệnh đề - phát biểu (P2)
5.2. Dạng câu mệnh đề - phát biểu (P1)
1.1. Khái niệm
Bài tập thủy phân(P1)
Tổng hợp bài tập Hóa vô cơ hay và khó (P3)
41 câu Trắc nghiệm Hóa 12 Cánh diều Chủ đề 5: Pin điện và điện phân
41 câu Trắc nghiệm Hóa 12 Cánh diều Chủ đề 8: Sơ lược về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất và phức chất
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Câu 1
Nhận xét nào sau đây đúng về quá trình điện phân ở hai điện cực?
A. Cation nhường electron ở cathode
B. Anion nhận electron ở anode
C. Sự oxi hóa xảy ra ở anode
D. Sự oxi hóa xảy ra ở cathode.
Nhận xét nào sau đây đúng về quá trình điện phân ở hai điện cực?
A. Cation nhường electron ở cathode
B. Anion nhận electron ở anode
C. Sự oxi hóa xảy ra ở anode
D. Sự oxi hóa xảy ra ở cathode.
Lời giải
Đáp án đúng là: C
Trong quá trình điện phân, sự oxi hóa xảy ra ở anode, sự khử xảy ra ở cathode.
Câu 2
Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), ở cathode xảy ra?
A. Sự khử ion Cl-.
B. Sự oxi hóa ion Cl-.
C. Sự oxi hóa ion Na+.
D. Sự khử ion Na+.
Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), ở cathode xảy ra?
A. Sự khử ion Cl-.
B. Sự oxi hóa ion Cl-.
C. Sự oxi hóa ion Na+.
D. Sự khử ion Na+.
Lời giải
Đáp án đúng là: D
Ở cực âm (cathode) xảy ra quá trình khử ion Na+: Na+ + 1e →Na |
Ở cực dương (anode) xảy ra quá trình oxi hoá ion Cl-: 2Cl- → Cl2 + 2e. |
Câu 3
Khi điện phân nóng chảy CaCl2 nóng chảy (điện cực trơ), ở anode xảy ra
A. Sự khử ion Cl-.
B. Sự khử ion Ca2+.
C. Sự oxi hóa ion Ca2+.
D. Sự oxi hóa ion Cl-.
Khi điện phân nóng chảy CaCl2 nóng chảy (điện cực trơ), ở anode xảy ra
A. Sự khử ion Cl-.
B. Sự khử ion Ca2+.
C. Sự oxi hóa ion Ca2+.
D. Sự oxi hóa ion Cl-.
Lời giải
Đáp án đúng là:D
Ở cực âm (cathode) xảy ra quá trình khử ion Ca2+ Ca2+ + 2e →Ca |
Ở cực dương (anode) xảy ra quá trình oxi hoá ion Cl-: 2Cl- → Cl2 + 2e. |
Câu 4
Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ), ở cathode xảy ra
A. sự oxi hóa cation Na+.
B. sự oxi hóa phân tử H2O.
C. sự khử phân tử H2O.
D. sự khử cation Na+.
Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ), ở cathode xảy ra
A. sự oxi hóa cation Na+.
B. sự oxi hóa phân tử H2O.
C. sự khử phân tử H2O.
D. sự khử cation Na+.
Lời giải
Đáp án đúng là: C
Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ), ở cathode xảy ra sự khử phân tử H2O.
Câu 5
Khi điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ) thì
A. ở cực âm xảy ra quá trình oxi hóa H2O à ở cực dương xảy ra quá trình khử ion Cl-.
B. ở cực dương xảy ra quá trình oxi hóa ion Na+ à ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Cl-.
C. ở cực âm xảy ra quá trình khử H2O à ở cực dương xảy ra quá trình oxi hóa ion Cl-.
D. ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Na+ à ở cực dương xảy ra quá trình oxi hóa ion Cl-.
Khi điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ) thì
A. ở cực âm xảy ra quá trình oxi hóa H2O à ở cực dương xảy ra quá trình khử ion Cl-.
B. ở cực dương xảy ra quá trình oxi hóa ion Na+ à ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Cl-.
C. ở cực âm xảy ra quá trình khử H2O à ở cực dương xảy ra quá trình oxi hóa ion Cl-.
D. ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Na+ à ở cực dương xảy ra quá trình oxi hóa ion Cl-.
Lời giải
Đáp án đúng là: C
Khi điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ) thì ở cực âm xảy ra quá trình khử H2O à ở cực dương xảy ra quá trình oxi hóa ion Cl-.
Câu 6
Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), ở cathode thu được chất nào sau đây?
A.HCl.
B. Cl2.
C. Na.
D. NaOH
Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), ở cathode thu được chất nào sau đây?
A.HCl. |
B. Cl2. |
C. Na. |
D. NaOH |
Lời giải
Đáp án đúng là: C
Ở cực âm (cathode) xảy ra quá trình khử ion Na+ Na+ + 1e →Na |
Ở cực dương (anode) xảy ra quá trình oxi hoá ion Cl-: 2Cl- → Cl2 + 2e |
Câu 7
Sản phẩm thu được khi điện phân dung dịch KCl (điện cực trơ, có màng ngăn) gồm
A. K và Cl2.
B. K, H2 và Cl2.
C. KOH, H2 và Cl2.
D. KOH, O2 và HCl.
Sản phẩm thu được khi điện phân dung dịch KCl (điện cực trơ, có màng ngăn) gồm
A. K và Cl2.
B. K, H2 và Cl2.
C. KOH, H2 và Cl2.
D. KOH, O2 và HCl.
Lời giải
Đáp án đúng là: C
Ở cathode xảy ra quá trình khử H2O 2 H2O + 2e → 2 OH- + H2 |
Ở anode xảy ra quá trình oxi hoá ion Cl-: 2Cl- → Cl2 + 2e |
Phương trình: 2KCl + 2H2O → 2KOH + H2 + Cl2 |
Câu 8
Điện phân dung dịch nào sau đây sẽ có khí thoát ra ở 2 điện cực (ngay lúc bắt đầu điện phân)?
A. Cu(NO3)2.
B. FeCl2.
C. K2SO4.
D. FeSO4
Điện phân dung dịch nào sau đây sẽ có khí thoát ra ở 2 điện cực (ngay lúc bắt đầu điện phân)?
A. Cu(NO3)2. |
B. FeCl2. |
C. K2SO4. |
D. FeSO4 |
Lời giải
Đáp án đúng là: C
a. Sai vì ở cathode xảy ra khử ion Cu2+ trước.
b. Sai vì ở cathode xảy ra khử ion Fe2+ trước.
c. Đúng.
d. Sai vì ở cathode xảy ra khử ion Fe2+ trước.
Câu 9
Khi điện phân dung dịch nào sau đây, tại anode xảy ra quá trình oxi hóa nước?
A. Dung dịch ZnCl2.
B. Dung dịch CuCl2.
C. Dung dịch AgNO3.
D. Dung dịch MgCl2.
Khi điện phân dung dịch nào sau đây, tại anode xảy ra quá trình oxi hóa nước?
A. Dung dịch ZnCl2.
B. Dung dịch CuCl2.
C. Dung dịch AgNO3.
D. Dung dịch MgCl2.
Lời giải
Đáp án đúng là: C
A. Sai vì ở anode xảy ra oxi hóa ion Cl- trước.
B. Sai vì ở anode xảy ra oxi hóa ion Cl- trước.
C. Đúng.
D. Sai vì ở anode xảy ra oxi hóa ion Cl- trước.
Câu 10
Điều khẳng định nào sau đây là đúng khi điện phân hỗn hợp dung dịch Cu(NO3)2, AgNO3?
A. Tại cathode xảy ra quá trình khử Cu2+ trước.
B. Khối lượng dung dịch giảm là khối lượng của kim loại thoát ra bám vào cathode
C. Ngay từ đầu đã có khí thoát ra ở cathode .
D. Tại anode xảy ra quá trình oxi hóa H2O.
Điều khẳng định nào sau đây là đúng khi điện phân hỗn hợp dung dịch Cu(NO3)2, AgNO3?
A. Tại cathode xảy ra quá trình khử Cu2+ trước.
B. Khối lượng dung dịch giảm là khối lượng của kim loại thoát ra bám vào cathode
C. Ngay từ đầu đã có khí thoát ra ở cathode .
D. Tại anode xảy ra quá trình oxi hóa H2O.
Lời giải
Đáp án đúng là: D
A. Sai vì ở cathode xảy ra khử ion Ag+ trước.
B. Sai vì khối lượng dung dịch giảm = khí thoát ra + kim loại sinh ra
C. Sai vì ở cathode xảy ra khử ion Ag+ , Cu2+ trước
D. Đúng.
Câu 11
Tiến hành điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, thu được một khí Y duy nhất. Điều khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Y là khí oxygen.
B. Y là khí chlorine.
C. Y là khí hydrogen.
D. Có dùng màng ngăn.
Tiến hành điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, thu được một khí Y duy nhất. Điều khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Y là khí oxygen. B. Y là khí chlorine. |
C. Y là khí hydrogen. D. Có dùng màng ngăn. |
Lời giải
Đáp án đúng là: C
Ở cathode xảy ra quá trình khử H2O 2 H2O + 2e → 2 OH- + H2 |
Ở anode xảy ra quá trình oxi hoá ion Cl-: 2Cl- → Cl2 + 2e |
Phương trình: 2NaCl + 2H2O → 2NaOH + H2 + Cl2 Vì không có màng ngăn nên NaOH và Cl2 tiếp tục phản ứng 2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O |
Câu 12
Điện phân dung dịch gồm NaCl và HCl (điện cực trơ, có màng ngăn). Trong quá trình điện phân, giá trị pH của dung dịch thu được so với dung dịch ban đầu là ?
A. Không thay đổi.
B. Giảm xuống.
C. Tăng lên sau đó giảm xuống.
D. Tăng lên
Điện phân dung dịch gồm NaCl và HCl (điện cực trơ, có màng ngăn). Trong quá trình điện phân, giá trị pH của dung dịch thu được so với dung dịch ban đầu là ?
A. Không thay đổi.
B. Giảm xuống.
C. Tăng lên sau đó giảm xuống.
D. Tăng lên
Lời giải
Đáp án đúng là:D
Ở cathode xảy ra quá trình khử H2O và ion H+: 2H+ + 2e → H2 2 H2O + 2e → 2 OH- + H2 |
Ở anode xảy ra quá trình oxi hoá ion Cl-: 2Cl- → Cl2 + 2e |
Phương trình: 2HCl → H2 + Cl2 2NaCl + 2H2O → 2NaOH + H2 + Cl2 Vì có màng ngăn lên NaOH không phản ứng với Cl2 Vậy ban đầu có HCl là môi trường acid, sau điện phân sinh ra NaOH nên có môi trường base |
Câu 13
Khi điện phân dung dịch (có màng ngăn) gồm NaCl, HCl, CuCl2 và phenolphthalein. Màu dung dịch biến đổi như thế nào khi điện phân đến hết NaCl
A. Đỏ → không màu → xanh.
B. Xanh → không màu → đỏ.
C. Xanh → không màu → hồng.
D. Hồng → không màu → xanh.
Khi điện phân dung dịch (có màng ngăn) gồm NaCl, HCl, CuCl2 và phenolphthalein. Màu dung dịch biến đổi như thế nào khi điện phân đến hết NaCl
A. Đỏ → không màu → xanh.
B. Xanh → không màu → đỏ.
C. Xanh → không màu → hồng.
D. Hồng → không màu → xanh.
Lời giải
Đáp án đúng là: C
Thứ tự điện phân: CuCl2 (xanh) → HCl (không màu) → NaCl (điện phân có màng ngăn tạo ra NaOH làm phenolphthalein chuyển hồng).
Câu 14
Điện phân dung dịch CuCl2 với điện cực trơ. Nồng độ của CuCl2 trong dung dịch
A. Giảm dần.
B. Tăng dần.
C. Không thay đổi.
D. Tăng lên rồi giảm xuống.
Điện phân dung dịch CuCl2 với điện cực trơ. Nồng độ của CuCl2 trong dung dịch
A. Giảm dần.
B. Tăng dần.
C. Không thay đổi.
D. Tăng lên rồi giảm xuống.
Lời giải
Đáp án đúng là: A
Ở cathode xảy ra quá trình khử ion Cu2+ :
Cu2+ + 2e → Cu
Ở anode xảy ra quá trình oxi hoá ion Cl-:
2Cl- → Cl2 + 2e
Phương trình: CuCl2 → Cu + Cl2
Câu 15
Điện phân dung dịch CuSO4 với hai điện cực trơ. Sau một thời gian, màu xanh của dung dịch nhạt dần do
A. khí H2 sinh ra đã khử màu của dung dịch.
B. dung dịch bị pha loãng dần nên màu xanh nhạt dần.
C. ion Cu2+ bị khử dần thành đồng kim loại.
D. ion Cu2+ được tạo thêm.
Điện phân dung dịch CuSO4 với hai điện cực trơ. Sau một thời gian, màu xanh của dung dịch nhạt dần do
A. khí H2 sinh ra đã khử màu của dung dịch.
B. dung dịch bị pha loãng dần nên màu xanh nhạt dần.
C. ion Cu2+ bị khử dần thành đồng kim loại.
D. ion Cu2+ được tạo thêm.
Lời giải
Đáp án đúng là: C
CuSO4 + H2O Cu + H2SO4 +
Điện phân dung dịch CuSO4 với hai điện cực trơ. Sau một thời gian, màu xanh của dung dịch nhạt dần do ion Cu2+ bị khử dần thành đồng kim loại.
Câu 16
Điện phân điện cực trơ, có màng ngăn một dung dịch chứa các ion: Fe2+, Fe3+, Cu2+, Cl- . Thứ tự điện phân xảy ra ở cathode là
A. Fe2+, Fe3+, Cu2+.
B. Fe2+, Cu2+, Fe3+.
C. Fe3+, Cu2+, Fe2+.
D. Fe3+, Fe2+, Cu2+.
Điện phân điện cực trơ, có màng ngăn một dung dịch chứa các ion: Fe2+, Fe3+, Cu2+, Cl- . Thứ tự điện phân xảy ra ở cathode là
A. Fe2+, Fe3+, Cu2+.
B. Fe2+, Cu2+, Fe3+.
C. Fe3+, Cu2+, Fe2+.
D. Fe3+, Fe2+, Cu2+.
Lời giải
Đáp án đúng là: C
Các ion có tính oxi hóa mạnh bị điện phân trước:
Fe3+ + 1e → Fe2+
Cu2+ + 2e → Cu
Fe2+ + 2e → Fe
Câu 17
Dung dịch X chứa hỗn hợp các muối: NaCl, CuCl2, FeCl3 và ZnCl2. Kim loại tách ra đầu tiên ở cathode khi điện phân dung dịch là
A. Fe.
B. Cu.
C. Zn.
D. Na
Dung dịch X chứa hỗn hợp các muối: NaCl, CuCl2, FeCl3 và ZnCl2. Kim loại tách ra đầu tiên ở cathode khi điện phân dung dịch là
A. Fe.
B. Cu.
C. Zn.
D. Na
Lời giải
Đáp án đúng là: B
Thứ tự điện phân: FeCl3 → CuCl2 → FeCl2 → ZnCl2 → NaCl → H2O
Câu 18
Điện phân dung dịch CuSO4 với anode bằng đồng (anode tan) và điện phân dung dịch CuSO4 với anode bằng graphite (điện cực trơ) đều có đặc điểm chung là
A. Ở cathode xảy ra sự oxi hóa: 2H2O + 2e → 2OH- + H2
B. Ở anode xảy ra sự khử: 2H2O → O2 + 4H+ + 4e
C. Ở anode xảy ra sự oxi hóa: Cu → Cu2+ + 2e
D. Ở cathode xảy ra sự khử: Cu2+ + 2e → Cu
Điện phân dung dịch CuSO4 với anode bằng đồng (anode tan) và điện phân dung dịch CuSO4 với anode bằng graphite (điện cực trơ) đều có đặc điểm chung là
A. Ở cathode xảy ra sự oxi hóa: 2H2O + 2e → 2OH- + H2
B. Ở anode xảy ra sự khử: 2H2O → O2 + 4H+ + 4e
C. Ở anode xảy ra sự oxi hóa: Cu → Cu2+ + 2e
D. Ở cathode xảy ra sự khử: Cu2+ + 2e → Cu
Lời giải
Đáp án đúng là: D
Ở cả 2 bình điện phân đều có sự khử ion Cu2+ ở cathode: Cu2+ + 2e → Cu
Câu 19
Khi điện phân hỗn hợp gồm các dung dịch: FeCl3, CuCl2, HCl. Quá trình nào xảy ra ở cathode và theo đúng thứ tự điện phân?
1) Cu2++2e → Cu
2) Fe3+ + 3e → Fe
3) Fe3+ + 1e → Fe2+
4) Fe2+ + 2e → Fe
5) 2H+ + 2e → H2
A. 4→5→1→3.
B. 2→1→5→3.
C. 3→1→5→4.
D. 1→3→5→4.
Khi điện phân hỗn hợp gồm các dung dịch: FeCl3, CuCl2, HCl. Quá trình nào xảy ra ở cathode và theo đúng thứ tự điện phân?
1) Cu2++2e → Cu
2) Fe3+ + 3e → Fe
3) Fe3+ + 1e → Fe2+
4) Fe2+ + 2e → Fe
5) 2H+ + 2e → H2
A. 4→5→1→3.
B. 2→1→5→3.
C. 3→1→5→4.
D. 1→3→5→4.
Lời giải
Đáp án đúng là: C
Quá trình xảy ra ở cathode và theo đúng thứ tự điện phân là:
3) Fe3+ + 1e → Fe2+
1) Cu2++2e → Cu
5) 2H+ + 2e → H2
4) Fe2+ + 2e → Fe
Câu 20
Điện phân với điện cực trơ, có màng ngăn các dung dịch sau: KCl, CuSO4, AgNO3, CuCl2, MgCl2, NiSO4, ZnCl2. Số dung dịch sau điện phân có pH < 7 là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Điện phân với điện cực trơ, có màng ngăn các dung dịch sau: KCl, CuSO4, AgNO3, CuCl2, MgCl2, NiSO4, ZnCl2. Số dung dịch sau điện phân có pH < 7 là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Lời giải

Câu 21
Điện phân với điện cực trơ, có màng ngăn giữa 2 điện cực các dung dịch sau: NaCl, AgNO3, KNO3,CuCl2, CuSO4, ZnCl2. Số dung dịch sau điện phân hoàn toàn có khả năng hòa tan Al2O3 là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Điện phân với điện cực trơ, có màng ngăn giữa 2 điện cực các dung dịch sau: NaCl, AgNO3, KNO3,CuCl2, CuSO4, ZnCl2. Số dung dịch sau điện phân hoàn toàn có khả năng hòa tan Al2O3 là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Lời giải
Đáp án đúng là: B
Các dung dịch sau điện phân hoàn toàn có khả năng hòa tan Al2O3 là: NaCl; CuSO4.
2CuSO4 + 2H2O 2Cu + 2H2SO4 + O2
Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
Câu 22
Cách nào sau đây không được dùng để điều chế NaOH?
A. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp, điện cực trơ
B. Cho dung dịch Ca(OH)2 tác dụng với dung dịch Na2CO3
C. Cho Na2O tác dụng với nước.
D. Dẫn khí NH3 vào dung dịch Na2CO3.
Cách nào sau đây không được dùng để điều chế NaOH?
A. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp, điện cực trơ
B. Cho dung dịch Ca(OH)2 tác dụng với dung dịch Na2CO3
C. Cho Na2O tác dụng với nước.
D. Dẫn khí NH3 vào dung dịch Na2CO3.
Lời giải
Đáp án đúng là: D
NH3 có tính base yếu hơn NaOH nên không đẩy được NaOH ra khỏi muối của nó.
Câu 23
Điện phân với điện cực trơ, có màng ngăn những dung dịch sau: NaCl, CuSO4, K2SO4, AgNO3, CuCl2. Dung dịch sau điện phân có pH<7 là những trường hợp khi điện phân các dung dịch nào? Giải thích.
Điện phân với điện cực trơ, có màng ngăn những dung dịch sau: NaCl, CuSO4, K2SO4, AgNO3, CuCl2. Dung dịch sau điện phân có pH<7 là những trường hợp khi điện phân các dung dịch nào? Giải thích.
Lời giải
Các dung dịch có pH < 7 là các chất sau điện phân có acid sinh ra đó là CuSO4, AgNO3 .
Phương trình hóa học của các phản ứng điện phân:
Câu 24
So sánh thể tích hydrogen sinh ra khi điện phân dung dịch chứa cùng một lượng NaCl có màng ngăn và không có màng ngăn.
So sánh thể tích hydrogen sinh ra khi điện phân dung dịch chứa cùng một lượng NaCl có màng ngăn và không có màng ngăn.
Lời giải
* Có màng ngăn
* Không có màng ngăn
- Ban đầu:
- Tiếp tục phản ứng: 2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O
NaCl tạo thành tiếp tục điện phân tạo khí hydrogen . Do đó lượng khí hydrogen tạo thành tăng gấp đôi so với khí điện phân có màng ngăn.
Lời giải
Bước 1: Chiếc nhẫn được nối với cực âm của nguồn điện với điện cực trơ.
Bước 2: Điện phân dung dịch AgNO3.
Câu 26
Ở điều kiện thường, hydrogen chloride là một chất khí, dễ tan trong nước, khi hòa tan vào nước thu được dung dịch hydrochloric acid. Cho sơ đồ điện phân dung dịch hydrochloric acid, điện cực trơ như hình bên dưới:
Hoàn thành các yêu cầu sau:
a, Gọi tên chất điện phân.
b, Xác định các ion có trong chất điện phân và xác định chúng sẽ di chuyển về phía điện cực nào.
c, Nêu hiện tượng xảy ra ở cực âm.
d, Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết sản phẩm sinh ra ở cực âm.
e, Nêu hiện tượng xảy ra ở cực dương.
g, Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết sản phẩm sinh ra ở cực dương.
Ở điều kiện thường, hydrogen chloride là một chất khí, dễ tan trong nước, khi hòa tan vào nước thu được dung dịch hydrochloric acid. Cho sơ đồ điện phân dung dịch hydrochloric acid, điện cực trơ như hình bên dưới:

Hoàn thành các yêu cầu sau:
a, Gọi tên chất điện phân.
b, Xác định các ion có trong chất điện phân và xác định chúng sẽ di chuyển về phía điện cực nào.
c, Nêu hiện tượng xảy ra ở cực âm.
d, Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết sản phẩm sinh ra ở cực âm.
e, Nêu hiện tượng xảy ra ở cực dương.
g, Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết sản phẩm sinh ra ở cực dương.
Lời giải
a, Chất điện phân là dung dịch hydrochloric acid.
b, Ion H+ di chuyển về cực âm còn ion Cl- di chuyển về cực dương.
c, Có khí không màu thoát ra ở cực âm (hydrogen).
d, Đưa que đóm đang cháy vào ống nghiệm chứa khí thoát ra ở cực dương, nghe tiếng nổ lốp bốp nhẹ.
e, Có khí màu vàng lục sinh ra (chlorine).
d, Đưa quỳ tím ẩm lại gần điện cực, sau một thời gian giấy quỳ bị tẩy màu.
Câu 27
Có thể điều chế kim loại Na bằng cách điện phân dung dịch Na2SO4 trong nước có độ pH gần bằng 7 được không? Giải thích?
Có thể điều chế kim loại Na bằng cách điện phân dung dịch Na2SO4 trong nước có độ pH gần bằng 7 được không? Giải thích?
Lời giải
Không thể điều chế kim loại Na bằng cách điện phân dung dịch Na2SO4 trong nước có độ pH gần bằng 7 vì trong quá trình điện phân tại cathode, nước dễ bị khử hơn ion Na+.
Câu 28
Để sản xuất cùng một lượng kim loại: nhôm từ Al(NO3)3, vàng từ Au(NO3)3, kẽm từ Zn(NO3)2 thi chi phí sản xuất kim loại nào tốn kém nhất nếu chỉ xem xét về chi phí sử dụng điện?
Để sản xuất cùng một lượng kim loại: nhôm từ Al(NO3)3, vàng từ Au(NO3)3, kẽm từ Zn(NO3)2 thi chi phí sản xuất kim loại nào tốn kém nhất nếu chỉ xem xét về chi phí sử dụng điện?
Lời giải
Tốn kém nhất là chi phí sản xuất nhôm vì Al3+/Al có thế điện cực chuẩn nhỏ nhất nên tính oxi hóa yêu nhất, do đó cần năng lượng điện nhiều hơn để khử Al3+.
90 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%