Giải SBT Hóa học 12 CTST Bài 6: Amine có đáp án

41 người thi tuần này 4.6 188 lượt thi 20 câu hỏi

🔥 Đề thi HOT:

647 người thi tuần này

2.1. Xác định công thức phân tử peptit

30.1 K lượt thi 5 câu hỏi
545 người thi tuần này

5.2. Dạng câu mệnh đề - phát biểu (P2)

30 K lượt thi 38 câu hỏi
542 người thi tuần này

5.2. Dạng câu mệnh đề - phát biểu (P1)

30 K lượt thi 39 câu hỏi
536 người thi tuần này

1.1. Khái niệm

30 K lượt thi 6 câu hỏi
532 người thi tuần này

Bài tập thủy phân(P1)

30 K lượt thi 48 câu hỏi
361 người thi tuần này

Tổng hợp bài tập Hóa vô cơ hay và khó (P3)

7.9 K lượt thi 43 câu hỏi
306 người thi tuần này

41 câu Trắc nghiệm Hóa 12 Cánh diều Chủ đề 5: Pin điện và điện phân

4.9 K lượt thi 41 câu hỏi

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1

Số amine bậc I trong số các chất: CH3NH2, CH3NH3Cl, (NH2)2CO, CH3NHCH3, CH3CH2NH2, NH2CH2NH2, (CH3)3N, C6H5NH2 (aniline) là

A. 4.            B. 5.             C. 6.            D. 7.

Lời giải

Đáp án đúng là: A

Các amine bậc I là: CH3NH2, CH3CH2NH2, NH2CH2NH2, C6H5NH2.

Câu 2

Số cặp electron chưa liên kết và số liên kết cộng hoá trị của nguyên tử nitrogen trong phân tử amine lần lượt là

A. 3 và 1.               B. 2 và 3.               C. 1 và 3.               D. 2 và 2

Lời giải

Đáp án đúng là: C

Số cặp electron chưa liên kết trong phân tử amine là 1; Số liên kết cộng hoá trị của nguyên tử nitrogen trong phân tử amine là 3.

Câu 3

Amine có công thức cấu tạo:

Amine có công thức cấu tạo:  Tên gọi và bậc của amine này là  A. 3-methylbutan-4-amine, bậc I.        (ảnh 1)

Tên gọi và bậc của amine này là

A. 3-methylbutan-4-amine, bậc I.       

B. 2-methylbutan-2-amine, bậc II.

C. 2-methylbutan-1-amine, bậc II.      

D. 2-methylbutan-1-amine, bậc I.

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Tên của amine là 2-methylbutan-1-amine, bậc I.

Câu 4

Số đồng phân amine bậc III của amine có công thức phân tử C5H13N là

A. 2.                      B. 3.                       C. 4.                      D. 5.

Lời giải

Đáp án đúng là: B

Ứng với công thức phân tử C5H13N có 3 amine bậc III: CH3 [CH2]2N(CH3)2; (CH3CH2)2NCH3;

Số đồng phân amine bậc III của amine có công thức phân tử C5H13N là  (ảnh 1)

Câu 5

Các amine CH3NH2, CH3NHCH3, CH3CH2NH2, NH2CH2NH2 tan nhiều trong nước. Nguyên nhân là do các amine này

A. tạo được liên kết hydrogen với nước.

B. tạo được liên kết hydrogen liên phân tử với nhau.

C. hình thành lực tương tác van der Waals lớn giữa các phân tử.

D. đều ở thể khí nên dễ phân tán vào nước.

Lời giải

Đáp án đúng là: A

Các amine tan nhiều trong nước do tạo được liên kết hydrogen với nước.

Dùng thông tin để trả lời câu 6.6, 6.7.

Cho biểu đồ nhiệt độ sôi (°C) của một số chất như sau:

Các amine CH3NH2, CH3NHCH3, CH3CH2NH2, NH2CH2NH2 tan nhiều trong nước.  (ảnh 1)

Câu 6

Số chất là chất khí ở điều kiện chuẩn (25 °C, 1 bar) là:

A. 1.                      B. 2.                       C. 4.                      D. 5.

Lời giải

Đáp án đúng là: B

Các chất ở trạng thái khí là: CH3CH2NH2; CH3CHO.

Câu 7

Từ biểu đồ về nhiệt độ sôi, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Ethanamine có nhiệt độ sôi thấp nhất do không tạo được liên kết hydrogen liên phân tử.

B. Propan-1-amine có nhiệt độ sôi cao hơn ethanamine do tạo được nhiều liên kết hydrogen hơn.

C. Sự khác nhau về nhiệt độ sôi của ethanamine và propan-1-amine không bị ảnh hưởng bởi tương tác van der Waals giữa các phân tử.

D. Methanol có nhiệt độ sôi cao hơn ethanamine, propan-1-amine do liên kết hydrogen giữa các phân tử alcohol bền hơn amine.

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Methanol có nhiệt độ sôi cao hơn ethanamine, propan-1-amine do liên kết hydrogen giữa các phân tử alcohol bền hơn amine.

Câu 8

Trong dãy các chất sau đây, tính base của amine thể hiện qua phản ứng với các chất:

A. HCl, H2SO4, CuCl2.                        B. Cl2, H2SO4, FeCl3.      

C. NaOH, HCl, FeCl3.                         D. O2, HCl, CuCl2.

Lời giải

Đáp án đúng là: A

Tính base của amine thể hiện qua phản ứng với các chất HCl, H2SO4, CuCl2.

Câu 9

Chất có khả năng tạo phức với methylamine và ethylamine trong các chất sau đây là

A. Ca(OH)2.          B. Cu(OH)2.          C. Al(OH)3.           D. KOH.

Lời giải

Đáp án đúng là: B

Chất có khả năng tạo phức với methylamine và ethylamine là Cu(OH)2.

Phương trình hóa học:

4CH3NH2 + Cu(OH)2 →[Cu(CH3NH2)4](OH)2.

4CH3CH2NH2 + Cu(OH)2 →[Cu(CH3CH2NH2)4](OH)2.

Câu 10

Amine nào sau đây phản ứng được với nitrous acid tạo thành muối diazonium bền ơ nhiệt độ thấp?

A. Methanamine.            

B. Methanediamine.        

C. Benzenamine.            

D. Phenylmethanamine.

Lời giải

Đáp án đúng là: C

Amine nào sau đây phản ứng được với nitrous acid tạo thành muối diazonium bền ơ nhiệt độ thấp? (ảnh 1)

Câu 11

Phát biểu nào sau đây không đúng về ứng dụng của amine?

A. Các amine đều độc, chủ yếu được dùng để sản xuất thuốc diệt nấm mốc, thuốc kháng sinh.

B. Amine được sử dụng nhiều trong bào chế dược phẩm, vitamin.

C. Nhiều polymer như nylon-6,6, polyurethane (PU), ... có thể được tồng hợp từ tiền chất là các amine.

D. Phẩm nhuộm azo và dược phẩm là các ứng dụng quan trọng của aniline.

Lời giải

Đáp án đúng là: A

Không phải tất cả các amine đều là chất độc.

Câu 12

Tín hiệu nào trong phổ IR với số sóng tương ứng của amine bậc II.

Tín hiệu nào trong phổ IR với số sóng tương ứng của amine bậc II. (ảnh 1)

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Dựa vào tín hiệu của nhóm chức – NH – .

Nhóm chức – NH – có tín hiệu ở vùng từ 3000 - 2500 cm-1 và có 2 peak nhọn.

Câu 13

Sự di chuyển một phần của cặp electron chưa liên kết của nguyên tử nitrogen (còn gọi là sự liên hợp, tương tác cộng hưởng) với hệ thống electron vòng benzene ảnh hưởng đến mật độ electron và tính base của nguyên tử nitrogen như thế nào?

Lời giải

Sự liên hợp của cặp electron chưa liên kết của nguyên tử nitrogen với hệ thống electron vòng benzene làm giảm mật độ electron của nguyên tử nitrogen, dẫn đến tính base giảm.

Câu 14

Nhiệt độ sôi của một số chất thể hiện trong biểu đồ:

Nhiệt độ sôi của một số chất thể hiện trong biểu đồ:a) So sánh nhiệt độ sôi của các chất có phân tử khối tương đương. (ảnh 1)

a) So sánh nhiệt độ sôi của các chất có phân tử khối tương đương.

b) Dựa vào khả năng hình thành liên kết hydrogen của amine, hãy giải thích:

- Vì sao (CH3)3N nhiệt độ sôi thấp nhất trong 3 amine?

- Vì sao CH3CH2CH2NH2 nhiệt độ sôi cao hơn CH3CH2NHCH3?

- Vì sao CH3CH2CH2NH2 nhiệt độ sôi thấp hơn CH3CH2CH2OH?

Lời giải

a) Các chất có phân tử khối tương đương (lần lượt là trimethylamine, M = 59; ethylmethylether, M = 60, ethylmethylamine, M = 59, propyamine, M = 59, propyl alcohol, M = 60) nhưng nhiệt độ sôi rất khác nhau, tăng dần từ trimethylamine (có nhiệt độ sôi nhỏ nhất 3oC) đến propyl alcohol (có nhiệt độ sôi lớn nhất 97oC)

b)

- So với 2 amine CH3CH2NHCH3 và CH3CH2CH2NH2 thì (CH3)3N không hình thành được liên kết hydrogen liên phân tử, dẫn đến nhiệt độ sôi của (CH3)3N sẽ nhỏ hơn.

- Nhóm -NH2 của CH3CH2CH2NH2 có nhiều hydrogen linh động nên tạo nên được nhiều liên kết hydrogen hơn so với nhóm -NH - của CH3CH2NHCH3

- Nitrogen có độ âm điện (3,04) nhỏ hơn oxygen (3,44) nên nhóm -NH2 của CH3CH2CH2NH2 hình thành liên kết hydrogen kém bền hơn so với liên kết hydrogen được hình thành từ nhóm -OH của CH3CH2CH2OH.

Câu 15

Giản đồ năng lượng của 2 amine khi proton hoá như hình dưới. Dựa vào giản đồ, so sánh tính base của alkylamine và arylamine. Cho biết quá trình nào có nhiệt phản ứng (ArH) lớn hơn?

Giản đồ năng lượng của 2 amine khi proton hoá như hình dưới. Dựa vào giản (ảnh 1)

Lời giải

Dựa vào giản đồ năng lượng, arylamine có mức năng lượng thấp hơn alkylamine, nên khi proton hóa, arylamine cần năng lượng lớn hơn alkylamine, tính base arylamine yếu hơn alkylamine.

Quá trình proton hóa 2 amine trên là quá trình thu nhiệt. Arylamine cần cung cấp nhiều năng lượng hơn so với alkylamine.

Câu 16

Hợp chất H2N-[CH2]4-NH2 (butane-1,4-diamine) và H2N-[CH2]5-NH2 (pentane-1,5-diamine) là 2 amine được tìm thấy trong thịt hỏng, bị phân huỷ, gây ra mùi hôi hoặc mùi khó chịu khác. Có nên áp dụng biện pháp khử mùi amine trước khi chế biến không? Giải thích.

Lời giải

Butane-1,4-diamine (putrescine) và (pentane-1,5-diamine (cadaverine) là diamine được tìm thấy trong thịt dần bị phân hủy. Có thể sử dụng các biện pháp làm giảm hoặc khử mùi hôi, tuy nhiên loại thực phẩm này đã biến chất, không bảo đảm an toàn khi chế biến.

Câu 17

Thuốc eloxatin có thành phần chính là oxaliplatin, thuộc nhóm chống ung thư có chứa platinum, sử dụng trong điều trị ung thư đại tràng, trực tràng giai đoạn 3 hoặc di căn. Thành phần gồm nguyên tử platinum (Pt) liên kết với một phối tử oxalate và 1,2-diaminocyclohexane (DACH). Cho biết tính chất nào của nhóm amine đã được học giúp hình thành hợp chất oxaliplatin.

Thuốc eloxatin có thành phần chính là oxaliplatin, thuộc nhóm chống ung (ảnh 1)

Lời giải

Nguyên tử nitrogen của nhóm amine còn cặp electron chưa liên kết nên dễ hình thành liên kết cho – nhận với một số loại nhóm B (bán kính nguyên tử lớn, có orbital trống, ..). Đó là khả năng tạo phức chất của các amine.

Sử dụng thông tin sau để trả lời câu 6.18, 6.19 và 6.20.

Phần lớn thuốc nhuộm vải, da, sợi thuộc nhóm thuốc nhuộm azo, một sản phẩm của phản ứng giữa benzenediazonium ion với phenol hoặc arylamine bậc III. Hầu hết thuốc nhuộm đều ảnh hưởng đến sức khoẻ con người nếu thẩm thấu qua da hoặc ăn phải, nên việc sử dụng thuốc nhuộm được quy định rõ về mức độ ảnh hưởng. Thuốc nhuộm azo tác động trực tiếp hoặc phân huỷ thành các hợp phần tạo ra chúng gây hại đối với con người. Vì vậy, khi thải chất nhuộm ra môi trường, chúng dễ tan trong nước, gây ô nhiễm nguồn nước và phá hoại hệ sinh vật thuỷ sinh. Khi con người tiếp xúc hoặc sử dụng nguồn nước nhiễm thuốc nhuộm có khả năng hấp thụ các hoá chất từ thuốc nhuộm.

Câu 18

Nêu những lợi ích và hạn chế của thuốc nhuộm nói chung, thuốc nhuộm azo nói riêng đối với đời sống con người.

Lời giải

Lợi ích của thuốc nhuộm

– Tạo màu sắc đa dạng: Thuốc nhuộm tạo ra nhiều màu sắc khác nhau trên các vật liệu, từ những sắc thái tươi sáng đến những màu sắc đậm.

– Cải thiện thẩm mĩ: Thuốc nhuộm tạo ra những sản phẩm có màu sắc hấp dẫn và thu hút người tiêu dùng, cải thiện thẩm mĩ của sản phẩm như quần áo, nội thất hoặc sản phẩm trang điểm.

– Tăng cá tính: Thuốc nhuộm cho phép mỗi người tuỳ chỉnh màu sắc tóc, thời trang theo sở thích và phong cách cá nhân, giúp tạo nên sự độc đáo và cá nhân hoá.

- Bổ sung phụ liệu cho nhiều ngành công nghiệp: Ngành công nghiệp dệt may và sản xuất quần áo lớn phụ thuộc vào thuốc nhuộm để cung cấp những màu sắc và kiểu dáng khác nhau cho sản phẩm.

Hạn chế của thuốc nhuộm

- Tiềm ẩn nguy cơ sức khoẻ: Một số thuốc nhuộm, đặc biệt là thuốc nhuộm azo có thể gây nguy hiểm cho sức khoẻ nếu sử dụng không đúng cách. Nhiều thuốc nhuộm có thể gây kích ứng da, dị ứng hoặc tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

– Gây ô nhiễm môi trường: Quá trình nhuộm màu có thể tạo ra các chất thải và chất độc có thể gây ô nhiễm môi trường nếu không xử lí đúng cách. Các hợp chất hoá học từ việc nhuộm màu có thể gây hại môi trường.

Câu 19

Theo em, các cơ quan có thẩm quyền nên hay không nên ban hành luật cấm sản xuất và sử dụng thuốc nhuộm azo trong công nghiệp may mặc, dệt nhuộm?

Lời giải

 Một số gợi ý về vấn đề nên hay không nên ban hành luật cấm sản xuất và sử dụng thuốc nhuộm azo trong công nghiệp may mặc, dệt nhuộm.

Ủng hộ việc cấm

- Nguy cơ cho sức khoẻ: Thuốc nhuộm hoặc thuốc nhuộm azo chứa các hoá chất độc hại, có thể gây ra những bệnh nguy hiểm, bao gồm cả ung thư. Cấm sử dụng thuốc nhuộm azo giúp bảo vệ sức khoẻ người lao động (công nhân) và người tiêu dùng trong ngành công nghiệp may mặc và dệt nhuộm.

- Bảo vệ môi trường: Quá trình sản xuất và sử dụng thuốc nhuộm azo thường gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Việc cấm sử dụng thuốc nhuộm azo sẽ giúp giảm lượng chất thải độc hại được thải ra và bảo vệ môi trường.

– Thúc đẩy sử dụng thuốc nhuộm an toàn: Bằng cách cấm sử dụng thuốc nhuộm azo, cơ quan chức năng và ngành công nghiệp có thể tập trung vào phát triển và sử dụng các loại thuốc nhuộm an toàn hơn, không gây hại cho sức khoẻ và môi trường.

Không nên cấm

- Ảnh hưởng đến ngành công nghiệp: Cấm sử dụng thuốc nhuộm azo gây ảnh hưởng đáng kể đến ngành công nghiệp may mặc và dệt nhuộm. Điều này có thể gây mất việc làm và khó khăn cho các doanh nghiệp trong ngành.

– Khó thực hiện và kiểm soát: Kiểm soát và thực hiện việc cấm sử dụng thuốc nhuộm azo có thể gặp khó khăn do sự phức tạp của chuỗi cung ứng và khả năng giám sát của cơ quan chức năng.

- Cần thiết của sự thay thế: Có thể cần thời gian và nỗ lực để phát triển cũng như chuyển đổi sang các loại thuốc nhuộm thay thế an toàn.

Câu 20

Tìm hiểu thông tin, đánh giá hiện trạng nước thải dệt nhuộm hiện nay.

Lời giải

Hiện trạng nước thải từ ngành công nghiệp dệt nhuộm vẫn đang gặp nhiều thách thức và ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.

- Ô nhiễm nước: Ngành công nghiệp dệt nhuộm tạo ra lượng lớn nước thải chứa hoá chất, chất phụ gia, ... Nước thải này thường có màu sắc, pH cao hoặc thấp và có thể chứa các chất độc hại như thuốc nhuộm, phenol, aniline, formaldehyde và các kim loại nặng. Khi nước thải này được thải ra môi trường mà không qua xử lí hoặc xử lí không triệt để sẽ gây ô nhiễm cho nguồn nước.

– Thiếu hệ thống xử lí nước thải hiệu quả: Một số doanh nghiệp trong ngành công nghiệp dệt nhuộm có thể chưa đủ quy mô, tài chính để đầu tư vào hệ thống xử lí nước thải hiệu quả. Điều này dẫn đến việc nước thải chưa được xử lí đúng cách trước khi được thải ra môi trường.

– Quy định và thực thi pháp luật: Mặc dù đã có quy định pháp luật về quản lí và xử lí nước thải công nghiệp, nhưng việc thực thi và kiểm soát vẫn còn hạn chế. Một số doanh nghiệp vẫn không tuân thủ đúng quy định và tiếp tục xả nước thải chưa qua xử lí vào môi trường.

- Nhận thức và tinh thần bảo vệ môi trường: Nhận thức về tác động của nước thải dệt nhuộm đối với môi trường và sức khoẻ cần được nâng cao. Cả doanh nghiệp và người tiêu dùng cần có trách nhiệm hơn, khuyến khích việc sử dụng các quy trình nhuộm và công nghệ xanh hơn để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

- Để cải thiện hiện trạng nước thải dệt nhuộm, cần có sự hợp tác giữa cơ quan chuyên trách, các doanh nghiệp và cộng đồng. Đầu tư vào công nghệ xử lí nước thải hiệu quả, tăng cường kiểm tra và kiểm soát tuân thủ quy định, tăng cường nhận thức về bảo vệ môi trường là những yếu tố quan trọng để giảm thiểu ô nhiễm nước từ ngành công nghiệp dệt nhuộm.

4.6

38 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%