Câu hỏi:
12/11/2024 224Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:
ĐẤT CÀ MAU
Cà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông.
Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước...
Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “sấu cản mũi thuyền”, trên cạn “hổ rình xem hát” này, con người phải thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây. Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền để khai phá gìn giữ mũi đất tận cùng này của Tổ quốc.
Theo MAI VĂN TẠO
Vùng đất nào được nhắc đến trong bài văn?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Chọn D. Đất Cà Mau.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Mưa ở Cà Mau có gì khác thường?
Lời giải của GV VietJack
Chọn B. Mưa dông, rất đột ngột, dữ dội nhưng chóng tạnh.
Câu 3:
Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao?
Lời giải của GV VietJack
Chọn B. Cây cối mọc thành chòm, thành rặng; rễ dài, cắm sâu trong lòng đất để chống trọi với thời tiết khắc nghiệt.
Câu 4:
Ở Cà Mau, có loại đất nào là nổi bật nhất?
Lời giải của GV VietJack
Chọn B. Đất xốp.
Câu 5:
Người Cà Mau dựng cửa như thế nào?
Lời giải của GV VietJack
Chọn A. Nhà cửa dựng dọc những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia, phải leo trên cầu bằng thân cây đước....
Câu 7:
Theo em, điều gì đã làm hình thành nên sự thông minh, nghị lực, tinh thần thượng võ.... trong tính cách của người dân Cà Mau?
Lời giải của GV VietJack
Chọn B. Bởi vì họ sống ở vùng đất thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt, nguy hiểm luôn rình rập từ mọi phía “sấu cản mũi thuyền”, “hổ rình xem hát” nên họ sớm hình thành sự thông minh, nghị lực, tinh thần thượng võ....để chống trọi với những gian nguy đó.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Những câu nào dưới dây sử dụng dấu gạch ngang? Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong mỗi câu tìm được.
a. Ngày 22 tháng 3 năm 2022, tại Hà Nội, Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc khoá VII.
(Dương Hồng)
b. Năm 1989, đoàn chuyên gia của Quỹ Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên đã về khảo sát tại Vườn Quốc gia Bạch Mã để tìm hiểu về loài trĩ sao – loài chim quý hiếm đã được ghi vào Sách đỏ.
(Anh Lan)
c. Khu bảo tồn động vật Ngô-rông-gô-rô có diện tích hơn 8.000 ki-lô-mét vuông, nằm ở phía đông bắc quốc gia Tan-da-ni-a (châu Phi).
(Minh Quang)
Câu 2:
Chọn dấu gạch ngang hoặc dấu gạch nối thay cho mỗi chỗ trống trong đoạn văn dưới đây:
Ha ( ) na ( ) mi là lễ hội Hoa anh đào truyền thống của Nhật Bản. Lễ hội này diễn ra từ tháng 3 đến tháng 5 hằng năm khi hoa anh đào nở rộ. Vào những ngày lễ hội, du khách đến đây có thể tham gia nhiều hoạt động thú vị:
( ) Đi dạo hoặc bơi thuyền ngắm hoa anh đào.
( ) Tổ chức tiệc trà trong vườn hoa anh đào.
( ) Thưởng thức ẩm thực Nhật Bản, trong đó có nhiều món được chế biến từ hoa anh đào.
( ) Ca hát hoặc giao lưu văn hoá nghệ thuật truyền thống mừng mùa hoa anh đào nở.
(Theo Thanh Long)
Câu 3:
Viết đoạn văn (3 – 4 câu) giới thiệu một danh lam thắng cảnh trên thế giới hoặc ở Việt Nam, trong đó có sử dụng dấu gạch ngang.
*Gợi ý:
- Đó là danh lam thắng cảnh nào?
- Danh lam thắng cảnh đó có đặc điểm gì?
- Cảm xúc, tình cảm của em?
Câu 4:
Viết bài văn tả một người mà em thường gặp.
* Gợi ý
- Mở bài: Giới thiệu người định tả.
- Thân bài:
+ Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật): Về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng.
+ Tả tính tình, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác).
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả.
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 KNTT Tuần 14 có đáp án
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 10)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 7)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 4)
Đề thi Tiếng Việt 5 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
về câu hỏi!