Câu hỏi:
15/11/2024 39Trong các trường hợp sau, người viết có sử dụng ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp không? Vì sao?
a. Tuổi trẻ thời @ phải nổi loạn hơn hơn một tí, độc, dị, quậy, chảnh sẽ giúp cuộc sống ngạc nhiên, thú vị hơn, cần gì hot girl, hot boy sống ảo tưởng trên Facebook.
(Hoàn cảnh giao tiếp: Bài làm môn Ngữ văn của học sinh trong một kì thi, kiểu văn bản nghị luận xã hội)
b. Kính thưa ngài Tổng thư kí,
Muốn có giáo dục thì cần phải có hoà bình. Còn biết bao nhiêu nơi nữa trên thế giới này, nhất là ở Pa-kít-xtan và Áp-ga-nít-xtan, trẻ em vẫn không được đến trường vì khủng bố, chiến tranh và xung đột. Chúng tôi đã thật sự mệt mỏi vì những cuộc chiến này. Ở nhiều nơi trên thế giới, dưới nhiều hình thức khác nhau, phụ nữ và trẻ em vẫn phải đang chịu đựng bao khốn khổ.
(Ma-la-la Diu-sa-phdai, Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới)
(Hoàn cảnh giao tiếp: Diễn văn trước Đại hội đồng Giới trẻ Liên hợp quốc, ngày 12/7/2013)
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Ngôn ngữ được sử dụng trong bài làm văn chưa phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp (một kì thi) vì người viết đã sử dụng tiếng lóng, khẩu ngữ (hơn một tí, độc, dị, quậy, chảnh,...). Khi viết bài văn kiểu nghị luận xã hội trong một kì thi, HS cần sử dụng loại ngôn ngữ trang trọng, phù hợp với kiểu văn bản nghị luận xã hội và tính chất nghiêm túc của kì thi.
b Ngôn ngữ được sử dụng trong bài phát biểu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp là bài diễn văn trước Đại hội đồng Giới trẻ Liên hợp quốc. Bài phát biểu sử dụng từ ngữ có sắc thái trang trọng (Kính thưa ngài Tổng thư kí, giáo dục, hoà bình, khủng bố, chiến tranh, xung đột,...); sử dụng cấu trúc câu đầy đủ, rõ ràng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Xác định chủ thể trữ tình của bài thơ Thu vịnh và Đây mùa thu tới. Chủ thể ấy xuất hiện theo dạng thức nào (chủ thể có từ nhân xưng rõ ràng; chủ thể hoá thân vào nhân vật; chủ thể ẩn)?
Câu 2:
Xác định phong cách sáng tác của bài thơ Thu vịnh, Đây mùa thu tới và cho biết căn cứ vào đâu để bạn xác định được như vậy.
Câu 3:
Bài thơ Thu vịnh đã đáp ứng các yêu cầu về thi luật của thể thơ thất ngôn bát cú luật Đường như thế nào?
Câu 4:
Vẽ sơ đồ bố cục của bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ.
Câu 5:
Ngôn ngữ trang trọng là gì? Loại ngôn ngữ này có thể xuất hiện ở những dạng nào?
Câu 6:
Trình bày đặc điểm của ngôn ngữ trang trọng. Phân tích một ví dụ để minh hoạ.
Câu 7:
Đọc văn bản 1, văn bản 2 và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Văn bản 1
ĐÂY MÙA THU TỚI
Xuân Diệu
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng;
Đây mùa thu tới – mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng. [1]
Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh;
Những luồng run rẩy rung rinh lá...
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.
Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ…
Non xa khởi sự nhạt sương mờ…
Đã nghe rét mướt luôn trong gió…
Đã vắng, người sang những chuyến đò…
Mây vẩn từng không, chim bay đi,
Khí trời u uất hận chia li, [2]
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì. [3]
(In trong Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học Hà Nội, 1988, tr. 109)
[1] Tưởng tượng
Bạn hình dung như thế nào về bức tranh thu trong dòng thơ này?
[2] Suy luận
Bức tranh tả mùa thu vào thời điểm nào trong ngày?
[3] Suy luận
Bạn hiểu như thế nào về tâm trạng của “ít nhiều thiếu nữ” trong hai dòng cuối bài thơ?
Văn bản 2
THU VỊNH
Nguyễn Khuyến
Trời thu xanh ngắt mấy từng cao
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu
Nước biếc trống như tầng khói phủ
Song thưa để mặc bóng trăng vào
Mấy chùm trước dậu hoa năm ngoái
Một tiếng trên không ngỗng nước nào
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào. [1]
(In trong Nguyễn Khuyến – tác phẩm chọn lọc,
Lại Văn Hùng giới thiệu và tuyển chọn, NXB Giáo dục, 2009, tr. 48 – 49)
[1] Suy luận
Vì sao tác giả lại viết “thẹn với ông Đào”?
Phân tích bức tranh mùa thu trong hai khổ thơ đầu của bài thơ Đây mùa thu tới. Bạn có nhận xét gì về cách miêu tả bức tranh thu ấy?
về câu hỏi!