Câu hỏi:

15/11/2024 173

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Tôi không được rõ ý đồ nhà “vi hành” của chúng ta ra sao. Phải chăng là ngài muốn biết dân Pháp, dưới quyền ngự trị của bạn ngài là A-lếch-xăng Đệ nhất, có được sung sướng, có được uống nhiều rượu và được hút nhiều thuốc phiện bảng dân Nam, dưới quyền ngự trị của ngài, hay không? Phải chăng ngài muốn học sử dụng (theo kiểu Pháp) cái liềm của nhà nông cùng cái búa của thầy thợ để sau cuộc ngày du, đem về chút ấm no mà đám “dân” bất hạnh của ngài tới nay hoàn toàn chẳng biết đến? Hay là, chán cảnh làm một ông vua to, giờ ngài lại muốn nếm thử cuộc đời của các cậu công tử bé?

(Nguyễn Ái Quốc, Vi hành)

a. Nêu tác dụng của các câu hỏi được sử dụng trong đoạn trích trên.

b. Phân tích biện pháp tu từ nói mỉa trong đoạn trích trên và nếu tác dụng của biện pháp này.

Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).

Sách đề toán-lý-hóa Sách văn-sử-địa Tiếng anh & các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a. Trong đoạn trích có đến ba câu hỏi. Thực chất, đây không phải là các câu hỏi nhằm tìm kiếm thông tin để nhận câu trả lời mà được sử dụng với mục đích bộc lộ thái độ châm biếm của người viết đối với vua Khải Định.

b. Trong đoạn trích, biện pháp nói mỉa được thể hiện qua cách diễn đạt với nghĩa tường minh khác với những điều người viết muốn thể hiện. Chẳng hạn:

- Quan điểm thật sự của người viết: Cuộc sống của người dân dưới quyền ngự trị của vua Khải Định bất hạnh, khổ sở chứ không “sung sướng” như nghĩa hiển hiện trên văn bản: Phải chăng là ngài muốn biết dân Pháp, dưới quyền ngự trị của bạn ngài là A-lếch-xăng Đệ nhất, có được sung sướng, có được uống nhiều rượu và được hút nhiều thuốc phiện bằng dân Nam, dưới quyền ngự trị của ngài, hay không?

- Người viết dùng từ ngữ bề ngoài tưởng như trung hoà về màu sắc cảm xúc nhưng thực chất mang hàm ý châm biếm: công tử bé (trong nguyên tác, tác giả dùng tiểu công tước (petit duc)). Từ tiếng Pháp gran duc (đại công tước) cũng có nghĩa là “những tay ăn chơi bừa bãi”. Tác giả nói công tử bé có nghĩa là một tay tập tành ăn chơi bừa bãi. Đây cũng là biện pháp chơi chữ. Hay là, chán cảnh làm một ông vua to, giờ ngài lại muốn nếm thử cuộc đời của các cậu công tử bé?

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

VĂN BẢN 2

Đọc bài thơ Vọng nguyệt (trích Nhật kí trong tù và thực hiện các yêu cầu bên dưới.

VỌNG NGUYỆT

(Ngắm trăng)

Nguyễn Ái Quốc

Phiên âm

Ngục trung và tửu diệc vô hoa

Đối thử lương tiêu nại nhược hà?

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Dịch nghĩa

Trong tù không rượu cũng không hoa,

Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thể nào?

Người hướng ra trước song, ngắm trăng sáng,

Từ ngoài khe cửa, trăng ngắm nhà thơ.

Dịch thơ

Trong tù không rượu cũng không hoa,

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Nam Tràn dịch

(In trong Hồ Chí Mình toàn tập, tập 3, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995)

Xác định chủ thể trữ tình, bố cục và mối quan hệ giữa các phần của bài thơ.

Xem đáp án » 15/11/2024 620

Câu 2:

Nếu chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Xem đáp án » 15/11/2024 412

Câu 3:

Xác định và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về biện pháp tu từ, từ ngữ, sự kết hợp giữa câu khẳng định, phủ định trong văn bản.

Xem đáp án » 15/11/2024 362

Câu 4:

Phân tích nhân vật Khải Định và cho biết những lời bàn tán của đội thanh niên về một ông vua “đi chơi vi hành” có tác dụng gì trong việc khắc hoạ nhân vật này.

Xem đáp án » 15/11/2024 356

Câu 5:

VĂN BẢN 3

Đọc văn bản Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19/12/1946 và thực hiện các yêu cầu bên dưới.

LỜI KÊU GỌI TOÀN CUỐC KHÁNG CHIẾN

CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH NGÀY 19/12/1946

Hỡi đồng bào toàn quốc!

Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

Hỡi đồng bào!

Chúng ta phải đứng lên!

Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân

Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hi sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước. Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hi sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta.

Việt Nam độc lập và thống nhất muốn năm!

Kháng chiến thắng lợi muôn năm!

Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1946

Hồ Chí Minh

(In trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995)

Xác định mục đích, đối tượng mà tác giả hướng đến và hoàn cảnh khi viết lời kêu gọi trên đây. Cho biết mục đích, đối tượng, hoàn cảnh đó đã tác động như thế nào đến nội dung của văn bản và cách viết của tác giả.

Xem đáp án » 15/11/2024 317

Câu 6:

Chỉ ra và nêu tác dụng của thao tác nghị luận chứng minh sử dụng trong phần từ “Mùa thu năm 1940” đến “Dân tộc đó phải được độc lập!”.

Xem đáp án » 15/11/2024 280

Câu 7:

Nhận xét về hoàn cảnh “ngắm trăng” và tâm trạng, cảm xúc của chủ thể trữ tình trong hai dòng thơ đầu. Tâm trạng, cảm xúc đó được thể hiện qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biệp pháp tu từ như thế nào?

Xem đáp án » 15/11/2024 241

Bình luận


Bình luận