Khi thực hiện bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội, cần lưu ý điều gì về hoàn cảnh giao tiếp và ngôn ngữ, giọng điệu của bài phát biểu?
Khi thực hiện bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội, cần lưu ý điều gì về hoàn cảnh giao tiếp và ngôn ngữ, giọng điệu của bài phát biểu?
Quảng cáo
Trả lời:
- Người được mời phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội có thể là tấm gương tiêu biểu, đại diện ban tổ chức, đại diện cộng đồng thụ hưởng lợi ích từ phong trào/ hoạt động xã hội đó, do vậy, người phát biểu không đại diện cho tiếng nói của cá nhân mình mà còn đại diện cho một tập thể, một cộng đồng. Do đó, người viết cần lưu ý điều này để đảm bảo tính nghiêm túc, trang trọng trong nội dung, hình thức trình bày và ngôn ngữ của bài viết.
- Mặc dù được soạn thảo trước (dưới dạng viết), bài phát biểu chủ yếu là để đọc trong buổi lễ, trước mọi người. Vì vậy, tính chất đối thoại của kiểu bài này là rất cao, người viết cần hình dung đến đối tượng người nghe để lựa chọn cách viết phù hợp. Tính chất đối thoại thể hiện trong bài viết thông qua lời chào, những kiểu câu có tính chất đối thoại, cách lựa chọn từ ngữ hướng đến đặc điểm tâm lí của người nghe.
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
- 30 đề thi tốt nghiệp môn Ngữ Văn (có đáp án chi tiết) ( 38.000₫ )
- Sổ tay Ngữ Văn 12 (chương trình mới) ( 18.000₫ )
- Sổ tay lớp 12 các môn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa, KTPL (chương trình mới) ( 36.000₫ )
- Tuyển tập 30 đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội, TP Hồ Chí Minh (2 cuốn) ( 150.000₫ )
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Lời giải
Chủ thể trữ tình trong bài thơ là người tù được xưng là “nhân” (người) ở dòng thơ thứ ba và “thi gia” (nhà thơ) ở dòng thơ thứ tư.
Bố cục của bài thơ gồm hai phần:
1. Cảnh ngộ ngắm trăng và tâm trạng của người tù (hai dòng đầu);
2. Người và trăng đành lặng lẽ ngắm nhau qua song sắt nhà tù (hai dòng cuối).
Hai dòng đầu đặt ra tình huống trở ngại, hai dòng sau bất ngờ đưa ra một giải pháp: trăng và người nói chuyện bằng tâm hồn, bằng sự tương giao lặng lẽ (đối diện đàm tâm).
Lời giải
Hoàn cảnh, mục đích, đối tượng |
Tác động đến nội dung văn bản |
Tác động đến cách viết của tác giả |
- Hoàn cảnh: Cuối năm1946, trước âm mưu khiêu khích, tái xâm lược nước ta của thực dân Pháp. - Mục đích: Kêu gọi toàn quốc kháng chiến, bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc. - Đối tượng hướng đến: Toàn thể nhân dân Việt Nam. |
- Cơ sở của lời kêu gọi: Âm mưu xâm lược của Pháp và quyết tâm bảo vệ nền độc lập của dân tộc Việt Nam. - Lời kêu gọi: Toàn dân bằng mọi giá, quyết hi sinh tất cả để bảo vệ nền độc lập, khẳng định quyết tâm kháng chiến giành thắng lợi. |
Văn bản ngắn gọn, lập luận chặt chẽ, rõ ràng, giọng văn hùng hồn, tha thiết, sử dụng hợp lí ngôn ngữ biểu cảm, kết hợp với các biện pháp tu từ, đa dạng kiểu câu để khẳng định, nhấn mạnh quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. |
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.