Câu hỏi:

15/11/2024 147

Thực hiện đề bài sau:

Tình huống: Câu lạc bộ Văn học của trường bạn phát động phong trào quyên góp 300 đầu sách thiếu nhi để xây dựng thư viện cho một mái ấm tình thương.

Nhiệm vụ: Là chủ nhiệm của câu lạc bộ, bạn hãy viết bài phát biểu trong lễ phát động phong trào trên.

Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).

Sách đề toán-lý-hóa Sách văn-sử-địa Tiếng anh & các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Bước 1: Chuẩn bị viết

- Đề tài: Ý nghĩa, vai trò của phong trào quyên góp sách, lời kêu gọi mọi người tích cực tham gia phong trào.

- Mục đích: Lan toả ý nghĩa của hoạt động, kêu gọi mọi người tham gia phong trào để đạt được mục tiêu 300 đầu sách thiếu nhi giúp xây dựng thư viện cho một mái ấm tình thương.

- Người nghe: Chủ yếu là học sinh, thầy có, công nhân viên chức nhà trường, các nhà hảo tâm trong xã hội,...

- Thu thập tư liệu: Tư liệu về ý nghĩa, vai trò của việc lan toả văn hoá đọc; tư liệu về mái ấm tình thương mà phong trào giúp đỡ; tư liệu về việc xây dựng thư viện cho trẻ em...

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

Học sinh tìm ý bằng cách trả lời những câu hỏi sau:

- Phong trào quyên góp 300 đầu sách xây dựng thư viện cho mái ấm tính thương đã ra đời như thế nào? Ai là người khởi xướng! Lịch sử hoạt động của phong trào ra sao? Ý nghĩa của phong trào là gi?

- Vì sao mọi người nên tham gia phong trào này? (ích lợi đối với trẻ em ở mái ấm, ích lợi đối với người tham gia quyên góp,...)

- Mọi người sẽ tham gia quyên góp bằng cách nào?

Từ các ý tìm được, học sinh chọn lọc, sắp xếp để tạo thành dàn ý hoàn chỉnh.

Bước 3: Viết bài

Trước khi viết bài, học sinh xem Bảng kiểm kĩ năng viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội để nắm được các yêu cầu đối với kiểu bài. Khi viết, căn cứ vào dàn ý đã lập, chú ý đến giọng điệu, ngôn ngữ của bài phát biểu. Hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, thuyết phục.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa

Học sinh có thể trao đổi bài viết với bạn để xem lại, chỉnh sửa dựa vào Bảng kiểm kĩ năng viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội. Ghi lại những kinh nghiệm bản thân rút ra được sau khi viết bài phát biểu.

* Bài mẫu tham khảo:

Quý thầy cô và các bạn học sinh thân mến!

Xã hội ta hiện nay còn nhiều gia đình ở diện nghèo, nên việc học tập văn hóa của thế hệ trẻ cũng gặp nhiều điều khó khăn, thử thách. Khắp nơi, các tổ chức thiện nguyện thường ra tay hỗ trợ cho các em học sinh nghèo, hiếu học, có đạo đức được đến trường. Thiết nghĩ, mỗi chúng ta cũng cần có một chút trách nhiệm với thế hệ trẻ, với non sông và đất nước.

 

Vâng, người nhỏ làm việc nhỏ! Chúng tôi nhận thấy, hằng năm học sinh tốn một khoản tiền không nhỏ để mua sách giáo khoa, cùng với các dụng cụ học tập.  Số tiền này cùng với các phụ phí đầu năm học không phải là điều dễ dàng với nhiều gia đình. Mặt khác, trước đây các gia đình đông con thường để dành sách giáo khoa của anh chị lại các năm sau cho em mình học. Nhưng hiện nay, đất nước ta đang trong tiến trình cải cách, nhằm đưa đất nước thoát nghèo, tiến bộ hơn, nên sách giáo khoa cũng thường được cập nhật, sửa đổi khá nhanh. Do vậy, sách giáo khoa gần như khó tận dụng lại sau vài năm để dành như trước. Kết quả là sau mỗi năm học, sách giáo khoa của các em được khuyến mãi "cân ký" cho ve chai với giá rất rẻ, dù còn khá mới. Đó cũng là một sự phí phạm và góp phần làm đất nước ta chậm thoát nghèo hơn, xã hội ta chậm tiến bộ hơn.

Vì vậy, với vai trò là chủ nhiệm Câu lạc bộ Văn học của trường, tôi xin được làm trung gian để vận động quyên góp, kêu gọi mọi người tham gia phong trào và chuyển những bộ sách giáo khoa, dụng cụ học sinh đã qua sử dụng, đến tay những em học sinh đang cần với mục tiêu 300 đầu sách thiếu nhi giúp xây dựng thư viện cho một mái ấm tình thương.

Cũng nhân dịp này, như thường lệ hàng năm, vào khoảng thời gian này trường chúng ta lại tổ chức Ngày hội đọc sách. Năm nay, thời gian dự kiến sẽ tổ chức vào ngày 11 tháng 4 năm 2025.

Chắc chắn trong ngày hội đọc sách, tất cả các em sẽ có cơ hội được đọc rất nhiều những cuốn sách, cuốn truyện hay, bổ ích và lý thú, giúp các em tăng thêm kiến thức về nhiều lĩnh vực tri thức khác nhau.

Để các em có được thật nhiều cuốn truyện hay để đọc trong ngày hội đọc sách và sau ngày hội đọc sách, tôi xin phát động tới toàn thể các thầy, cô giáo và các bạn phong trào ủng hộ sách như sau:        

* Mục đích: tận dụng sách giáo khoa đã qua sử dụng và dụng cụ học tập nhằm tránh lãng phí cho xã hội, và hỗ trợ các gia đình tương đối khó khăn khi chuẩn bị cho các em học sinh đến trường đầu năm học tới.

* Đối tượng quyên góp: sách giáo khoa, sách tham khảo các lớp 1- 5; dụng cụ học sinh đi kèm các lớp (tình trạng còn dùng học lại được);báo; truyện thiếu nhi (chỉ nhận truyện dành cho tuổi thiếu nhi, truyện giáo dục, không nhận truyện có nội dung bạo lực, tình cảm).

* Đối tượng được thụ hưởng: Tất cả các thầy cô giáo và các bạn học sinh trong trường.

* Thời gian quyên góp: từ ngày ra thông báo đến hết ngày 09/4/2025

* Thành phần tham gia quyên góp và nội dung quyên góp cụ thể là:

- Tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường đều tham gia ủng hộ. Phụ huynh học sinh tham gia ủng hộ tùy tâm.

- Số lượng sách, báo, truyện mang ủng hộ không hạn chế, tối thiểu là 2 quyển/ người.

- Cán bộ, giáo viên, nhân viên ủng hộ truyện tại Thư viện. Cán bộ Thư viện lập danh sách và theo dõi việc thực hiện.

- Học sinh ủng hộ sách tại lớp học. Giáo viên chủ nhiệm lập danh sách và theo dõi việc thực hiện.

- Sách, báo, truyện mang ủng hộ phải còn sử dụng được, không bị rách, bẩn, nhàu nát.

- Sách, báo, truyện có nội dung tốt, phù hợp lứa tuổi học sinh tiểu học.

- Kết thúc đợt phát động ủng hộ, Thư viện sẽ tổng hợp và công bố số lượng sách, báo, truyện thiếu nhi đã thu nhận được và danh sách những cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh tích cực tham gia ủng hộ thông qua Ngày hội đọc sách.

Tôi rất mong nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của toàn thể các bậc phụ huynh học sinh, các thầy, cô giáo và các bạn học sinh.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Chủ nhiệm Câu lạc bộ

Mai Lan Hương

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

VĂN BẢN 2

Đọc bài thơ Vọng nguyệt (trích Nhật kí trong tù và thực hiện các yêu cầu bên dưới.

VỌNG NGUYỆT

(Ngắm trăng)

Nguyễn Ái Quốc

Phiên âm

Ngục trung và tửu diệc vô hoa

Đối thử lương tiêu nại nhược hà?

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Dịch nghĩa

Trong tù không rượu cũng không hoa,

Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thể nào?

Người hướng ra trước song, ngắm trăng sáng,

Từ ngoài khe cửa, trăng ngắm nhà thơ.

Dịch thơ

Trong tù không rượu cũng không hoa,

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Nam Tràn dịch

(In trong Hồ Chí Mình toàn tập, tập 3, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995)

Xác định chủ thể trữ tình, bố cục và mối quan hệ giữa các phần của bài thơ.

Xem đáp án » 15/11/2024 620

Câu 2:

Nếu chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Xem đáp án » 15/11/2024 412

Câu 3:

Xác định và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về biện pháp tu từ, từ ngữ, sự kết hợp giữa câu khẳng định, phủ định trong văn bản.

Xem đáp án » 15/11/2024 362

Câu 4:

Phân tích nhân vật Khải Định và cho biết những lời bàn tán của đội thanh niên về một ông vua “đi chơi vi hành” có tác dụng gì trong việc khắc hoạ nhân vật này.

Xem đáp án » 15/11/2024 355

Câu 5:

VĂN BẢN 3

Đọc văn bản Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19/12/1946 và thực hiện các yêu cầu bên dưới.

LỜI KÊU GỌI TOÀN CUỐC KHÁNG CHIẾN

CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH NGÀY 19/12/1946

Hỡi đồng bào toàn quốc!

Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

Hỡi đồng bào!

Chúng ta phải đứng lên!

Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân

Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hi sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước. Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hi sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta.

Việt Nam độc lập và thống nhất muốn năm!

Kháng chiến thắng lợi muôn năm!

Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1946

Hồ Chí Minh

(In trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995)

Xác định mục đích, đối tượng mà tác giả hướng đến và hoàn cảnh khi viết lời kêu gọi trên đây. Cho biết mục đích, đối tượng, hoàn cảnh đó đã tác động như thế nào đến nội dung của văn bản và cách viết của tác giả.

Xem đáp án » 15/11/2024 317

Câu 6:

Chỉ ra và nêu tác dụng của thao tác nghị luận chứng minh sử dụng trong phần từ “Mùa thu năm 1940” đến “Dân tộc đó phải được độc lập!”.

Xem đáp án » 15/11/2024 280

Câu 7:

Nhận xét về hoàn cảnh “ngắm trăng” và tâm trạng, cảm xúc của chủ thể trữ tình trong hai dòng thơ đầu. Tâm trạng, cảm xúc đó được thể hiện qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biệp pháp tu từ như thế nào?

Xem đáp án » 15/11/2024 241

Bình luận


Bình luận