Câu hỏi:
18/11/2024 29Viết bài văn miêu tả một cảnh đẹp ở quê hương em.
* Gợi ý:
1. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp mà em yêu thích: Cảnh gì? ở đâu? Em đến vào dịp nào?
2. Thân bài:
a) Tả bao quát:
Màu sắc, mùi vị chung của toàn cảnh (rộng, hẹp...) như thế nào?
b) Tả chi tiết:
- Cảnh miêu tả cụ thể qua không gian, thời gian, màu sắc, hương vị…
- Sinh hoạt của con người trong cảnh,…
3. Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với cảnh đẹp đã tả (yêu mến, nhiều kỉ niệm gắn bó, mong có dịp trở lại...)
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Mỗi lần về quê ngoại chơi, em đều rất thích được theo bà ra bờ sông ở cuối làng chơi. Với em, đó là khung cảnh đẹp nhất ở quê hương mình.
Con sông dài lắm, em không rõ nó chảy từ đâu và sẽ đi qua những miền đất nào nữa. Đứng ở bờ sông, nơi có bãi đất trống bà con tu sửa để tiện chờ thuyền, ghe ghé lại, em chỉ nhìn thấy hai đầu sông xa tít tắp không có điểm cuối. Nước sông hơi đùng đục, không phải là bẩn đâu, mà là do chở đầy phù sa đó. Nhờ vậy, cây cối, vườn rau hai bên bờ sông lúc nào cũng tươi xanh mướt mắt. Trên mặt sông, lúc nào cũng có những chùm lục bình trôi dạt, mỗi lần em về đều có thể nhìn thấy từng tảng xanh xanh với các đóa hoa tim tím xinh không tả xiết. Thích nhất, là hình ảnh những chiếc thuyền, ghe chở hàng hóa qua lại tấp nập. Họ như những gánh chợ di động, ai gọi là tấp vào bán hàng. Rồi cả những người chài lưới, đi bắt cua, bắt ốc ở ven bờ, rồi ra lòng sông bắt cá. Dòng sông như một người mẹ dịu hiền, bao dung cho người dân quê em vậy.
Chiều chiều gió mát, người dân trong làng thường ra bờ sông mua đồ trên các thuyền ghe. Con nít thì chơi trò tắm sông, thi nhau nhảy rồi bơi lội. Tiếng cười, tiếng nói huyên náo cả một vùng sông. Chính nét đẹp bình dị của cuộc sống đời thường ấy, đã khiến em mê mẩn vẻ đẹp của con sông quê hương mình.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 3:
Đọc các thông tin về từ đọc trong từ điển dưới đây và trả lời câu hỏi.
Đọc: đgt. 1. Phát thành lời những điều đã được viết ra theo đúng trình tự. Đọc bài thơ. Đọc thuộc lòng. 2. Tiếp nhận nội dung của một tập hợp kí hiệu bằng cách nhìn vào các kí hiệu: Đọc bản thiết kế. 3. Thu lấy thông tin từ một thiết bị lưu trữ của máy tính (như đĩa từ, đĩa CD, v.v.): Đĩa bị lỗi nên không đọc được. 4. Hiểu rõ điều gì bằng cách nhìn vào những biểu hiện bên ngoài: Đọc được suy nghĩ của người khác.
a. Từ đọc là danh từ, động từ hay tính từ?
.........................................................................................................................................
b. Nghĩa gốc của từ đọc là gì?
.........................................................................................................................................
c. Từ đọc có mấy nghĩa chuyển?
.........................................................................................................................................
d. Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ đọc được sắp xếp như thế nào?
.........................................................................................................................................
Câu 4:
Sắp xếp các bước sau theo trình tự tra cứu nghĩa của từ đọc trong từ điển.
a. Tìm từ đọc.
b. Tìm mục từ bắt đầu bằng chữ Đ.
c. Chọn từ điển phù hợp.
d. Đọc ví dụ để hiểu thêm ý nghĩa và cách dùng từ đọc.
e. Đọc nghĩa của từ đọc.
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 10)
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 KNTT Tuần 14 có đáp án
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 4)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 7)
Đề thi Tiếng Việt 5 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra cuối học kì 2 Tiếng Việt 5 có đáp án (Đề 8)
về câu hỏi!