Câu hỏi:
18/11/2024 12Các từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật thường là từ đa nghĩa. Hãy tìm một số ví dụ về nghĩa chuyển của các từ sau: cổ, miệng, răng, tay, mắt
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Cổ:
Nghĩa gốc: Phần nối giữa đầu và thân của con người hoặc động vật (bướu cổ, cổ cò,…)
Nghĩa chuyển: Phần hẹp nhất hoặc phần trên cùng của một vật thể (cổ chai, cổ lọ,…).
- Miệng:
Nghĩa gốc: Phần của cơ thể dùng để ăn và nói (nhiệt miệng, miệng cá,…)
Nghĩa chuyển: Lối vào, lối ra hoặc phần mở của một vật thể (miệng giếng, miệng túi,…).
- Răng:
Nghĩa gốc: Bộ phận trong miệng dùng để nhai thức ăn (đau răng, niềng răng,…)
Nghĩa chuyển: Phần nhọn, cứng của một công cụ hoặc máy móc (răng cưa, răng lược,…).
- Tay:
Nghĩa gốc: Bộ phận của cơ thể dùng để nắm, cầm hoặc chạm vào vật (bàn tay, gãy tay,…)
Nghĩa chuyển: Người giúp việc, người làm thuê (ví dụ: tay sai,…).
- Mắt:
Nghĩa gốc: Bộ phận của cơ thể dùng để nhìn, quan sát (đau mắt đỏ, sưng mắt,…)
Nghĩa chuyển: Bộ phận giống hình những con mắt ở ngoài vỏ một số loại quả (mắt na, mắt dứa,…)
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Trong những câu nào dưới đây, các từ mặt, xanh, chạy mang nghĩa gốc? Trong những câu nào, chúng mang nghĩa chuyển?
a) Mặt
a1. Một buổi sáng, chúng tôi đến chỗ bác Tâm – mẹ của Thư – làm việc... Bác đội mũ, khăn trùm gần kín mặt, chỉ để hở mỗi cái mũi và đôi mắt.
Nguyễn Thị Xuyến
a2. Tôi và Thư ngắm mãi không biết chán những miếng vá trên mặt đường.
Nguyễn Thị Xuyến
b) Xanh
b1. Hoa càng đỏ, lá càng xanh.
Xuân Diệu
b2. Chấm ước ao có một mái tóc cho thật dài, thật xanh. Nhưng tóc Chấm từ thuở bé cứ đỏ quạch và không sao dài được.
Đào Vũ
c) Chạy
c1. Xa xa, mấy chiếc thuyền đang chạy ra khơi, cánh buồm lòng vút cong thon thả.
Bùi Hiển
c2. Sáng sớm hôm ấy, Mây dậy sớm hơn mọi ngày. Không kịp chải đầu, rửa mặt, em chạy vội ra phía bờ sông.
Kim Viên
Câu 3:
Những thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói lên bài học mà các môn sinh nhận trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu? (Đánh dấu ü vào ô trống)
☐ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
☐ Uống nước nhớ nguồn.
☐ Tôn sư trọng đạo.
☐ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư (Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy).
Câu 4:
Đặt một câu với động từ cho, một câu với động từ biếu. Rút ra nhận xét về cách dùng mỗi từ đó.
Câu 5:
Viết bài văn tả cảnh mà em yêu thích.
* Gợi ý
1. Mở bài:
Giới thiệu về cảnh đẹp thiên nhiên mà em định tả (Cảnh cánh đồng)
2. Thân bài:
- Cánh đồng rộng lớn.
- Xa xa là những hàng tre xanh mướt.
- Buổi sáng trên cánh đồng không gian thoáng đãng, mát mẻ.
- Hương lúa mới thoang thoảng trong không khí.
- Những tia nắng mới phủ lên cánh đồng sắc màu nhàn nhạt.
- Những người nông dân bắt đầu ra đồng thăm lúa.
- Bông lúa trĩu nặng, hạt tròn mẩy.
- Đàn cò trắng bay rập rờn.
3. Kết bài: Cảm nghĩ của em.
về câu hỏi!