Câu hỏi:
18/11/2024 31Viết bài văn tả cảnh mà em yêu thích.
* Gợi ý
1. Mở bài:
Giới thiệu về cảnh đẹp thiên nhiên mà em định tả (Cảnh cánh đồng)
2. Thân bài:
- Cánh đồng rộng lớn.
- Xa xa là những hàng tre xanh mướt.
- Buổi sáng trên cánh đồng không gian thoáng đãng, mát mẻ.
- Hương lúa mới thoang thoảng trong không khí.
- Những tia nắng mới phủ lên cánh đồng sắc màu nhàn nhạt.
- Những người nông dân bắt đầu ra đồng thăm lúa.
- Bông lúa trĩu nặng, hạt tròn mẩy.
- Đàn cò trắng bay rập rờn.
3. Kết bài: Cảm nghĩ của em.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Sáng nào em cũng đi trên con đường quen thuộc để đến trường. Hai bên đường có nhiều cảnh đẹp, nhưng em thích nhất là được ngắm cánh đồng lúa quê em vào buổi sáng.
Cánh đồng quê em rộng mênh mông. Mãi tít phía xa mới nhìn thấy màu xanh rì của những luỹ tre làng viền quanh cánh đồng. Sáng sớm, trên cánh đồng, không gian thật thoáng đãng, mát mẻ. Mọi cảnh vật im lìm như còn chìm trong giấc ngủ. Thỉnh thoảng mới nghe thấy tiếng kêu thảng thốt của một chú vạc đi ăn đêm, lạc đàn gọi bạn. Tiếng kêu như xé rách khoảng không yên tĩnh. Một làn gió nhẹ thoảng qua, cả cánh đồng xào xạc một âm thanh dịu nhẹ. Hương lúa thoang thoảng lan theo trong gió. Những tia nắng đầu tiên phớt nhẹ đây đó trên các thửa ruộng còn chìm trong màn sương bàng bạc làm cả biển lúa xao động tạo thành những làn sóng nhẹ xô đuổi nhau chạy mãi ra xa. Lác đác đã có bóng người đi thăm đồng, thỉnh thoảng họ lại cúi xuống xem xét. Thời kì này lúa đang vào mẩy. Từng khóm lúa trĩu xuống vì bông lúa vừa dài lại vừa to. Em bước xuống bờ ruộng, nâng trong tay bông lúa nặng hạt, em thầm nghĩ: Năm nay chắc được mùa to.
Nắng đã lên cao, cánh đồng lúa bây giờ ánh lên màu xanh pha vàng tươi sáng. Xa xa, đàn cò trắng bay rập rờn càng làm tăng thêm vẻ đẹp của đồng quê.
Ngắm nhìn đồng lúa quê mình hứa hẹn một vụ mùa bội thu lòng em lâng lâng một niềm vui khó tả.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Các từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật thường là từ đa nghĩa. Hãy tìm một số ví dụ về nghĩa chuyển của các từ sau: cổ, miệng, răng, tay, mắt
Câu 3:
Những thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói lên bài học mà các môn sinh nhận trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu? (Đánh dấu ü vào ô trống)
☐ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
☐ Uống nước nhớ nguồn.
☐ Tôn sư trọng đạo.
☐ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư (Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy).
Câu 4:
Trong những câu nào dưới đây, các từ mặt, xanh, chạy mang nghĩa gốc? Trong những câu nào, chúng mang nghĩa chuyển?
a) Mặt
a1. Một buổi sáng, chúng tôi đến chỗ bác Tâm – mẹ của Thư – làm việc... Bác đội mũ, khăn trùm gần kín mặt, chỉ để hở mỗi cái mũi và đôi mắt.
Nguyễn Thị Xuyến
a2. Tôi và Thư ngắm mãi không biết chán những miếng vá trên mặt đường.
Nguyễn Thị Xuyến
b) Xanh
b1. Hoa càng đỏ, lá càng xanh.
Xuân Diệu
b2. Chấm ước ao có một mái tóc cho thật dài, thật xanh. Nhưng tóc Chấm từ thuở bé cứ đỏ quạch và không sao dài được.
Đào Vũ
c) Chạy
c1. Xa xa, mấy chiếc thuyền đang chạy ra khơi, cánh buồm lòng vút cong thon thả.
Bùi Hiển
c2. Sáng sớm hôm ấy, Mây dậy sớm hơn mọi ngày. Không kịp chải đầu, rửa mặt, em chạy vội ra phía bờ sông.
Kim Viên
Câu 5:
Đặt một câu với động từ cho, một câu với động từ biếu. Rút ra nhận xét về cách dùng mỗi từ đó.
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 10)
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 KNTT Tuần 14 có đáp án
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 4)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 7)
Đề thi Tiếng Việt 5 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra cuối học kì 2 Tiếng Việt 5 có đáp án (Đề 8)
về câu hỏi!