Câu hỏi:
19/11/2024 531Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
CÁC ĐIỆU MÚA NỔI TIẾNG TRÊN THẾ GIỚI
1. Múa rồng bắt nguồn từ thời nhà Hán tại Trung Quốc. Để thực hiện điệu múa, nhóm vũ công khoảng 9 người sẽ cầm theo hình nộm rồng và nhảy múa trên nền nhịp trống, chũm choẹ và chiêng. Những chuyển động mạnh mẽ, dứt khoát, linh hoạt của vũ công mô phỏng hình tượng rồng uy nghi, dũng mãnh, có ý nghĩa xua đuổi ma quỷ và mang lại may mắn, thịnh vượng.
2. Điệu nhảy Ti-ni-clinh là điệu nhảy ống tre truyền thống của người dân Phi-líp-pin. Điệu nhảy mô phỏng động tác nhảy lên của loài chim Ti-ni-clinh để thoát khỏi những chiếc bẫy bằng tre. Vì vậy, nó thể hiện tinh thần kiên cường, lạc quan và khát vọng vượt qua gian khổ của người dân Phi-líp-pin. Điệu múa được dạy phổ biến trong các trường học tại đất nước này.
3. Điệu múa Áp-sa-ra được mệnh danh là “điệu múa của tiên nữ". Các vũ công sẽ khoác lên mình bộ trang phục nặng khoảng 10 kg vô cùng cầu kì. Năm 2003, điệu múa này được UNESCO công nhận là “Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại". Điệu múa là niềm tự hào của người dân Cam-pu-chia, mang ý nghĩa ngợi ca cuộc sống bình yên, sung túc.
4. Múa cung đình có nguồn gốc từ thời Tiền Lê. Trải qua thăng trầm lịch sử, đến thời nhà Hồ, múa cung đình được khôi phục. Cho đến thời Nguyễn, các điệu múa này đạt tới độ hoàn mĩ. Ngày nay, chúng thường được gọi là múa cung đình Huế. Các điệu múa này ca ngợi và phản ánh mong ước về một triều đại hưng thịnh, giàu mạnh. Việt Nam tự hào khi múa cung đình Huế được UNESCO công nhận là “Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại".
(Thu Vy tổng hợp)
Nhà Hán: một triều đại trong lịch sử Trung Quốc. Chũm choẹ (chập cheng, cymbal): một nhạc cụ bộ gõ phổ biến, tạo bởi những tấm hợp kim mỏng, hình tròn.
Ti-ni-clinh: tên của một loài chim chân dài, có mặt trên hầu khắp các đồng lúa của Phi-líp-pin.
Điệu múa nào có ý nghĩa xua đuổi ma quỷ và mang lại may mắn?
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
C. Múa rồng
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Thông tin nào dưới đây nói về điệu nhảy Ti-ni-clinh?
Lời giải của GV VietJack
B. Được dạy tại các trường học
Câu 3:
Điệu múa Áp-sa-ra của đất nước nào?
Lời giải của GV VietJack
B. Cam-pu-chia
Câu 4:
Điệu múa Áp-sa-ra và múa cung đình Huế có điểm gì giống nhau?
Lời giải của GV VietJack
C. Được công nhận là “Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại”.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Viết đoạn văn thể hiện tình cảm cảm xúc về câu chuyện “Từ những câu chuyện thơ ấu”
Câu 2:
Sử dụng từ điển tiếng Việt để tra nghĩa của các từ sau:
- vui vẻ: …………………………………………………………………………………
- vui tính: …………………………………………………………………………………..
- vui mừng: ………………………………………………………………………………...
Câu 3:
Trong bài thơ sau, từ Việt Nam được nhắc lại mấy lần? Việc lặp lại đó nhằm nhấn mạnh tình cảm gì của tác giả?
Việt Nam Việt Nam đẹp khắp trăm miền, Bốn mùa một sắc trời riêng đất này. Xóm làng, đồng ruộng, rừng cây, Non cao gió dựng, sông đầy nắng chang. Sum sê xoài biếc, cam vàng, Dừa nghiêng, cau thẳng, hàng hàng nắng soi, Có nơi đâu đẹp tuyệt vời, Như sông, như núi, như người Việt Nam! Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang Cà Mau mũi đất mỡ màng phù sa. Trường Sơn: chí lớn ông cha Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào Mặt người sáng ánh tự hào, Dáng đi cũng lấp lánh màu tự do. Bốn ngàn năm dựng cơ đồ, Vạn năm từ thuở ấu thơ loài người. Ơi Việt Nam! Việt Nam ơi! Việt Nam! Ta gọi tên Người thiết tha. (Lê Anh Xuân, Trích Trường ca Nguyễn Văn Trỗi) |
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 10)
Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 KNTT có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 4)
Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 CTST có đáp án ( Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 7)
Đề thi Tiếng Việt 5 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 2)
về câu hỏi!