Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 KNTT có đáp án ( Đề 4 )

98 người thi tuần này 4.6 2.9 K lượt thi 7 câu hỏi 45 phút

🔥 Đề thi HOT:

3632 người thi tuần này

Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)

52.6 K lượt thi 13 câu hỏi
1325 người thi tuần này

Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 1)

42.9 K lượt thi 12 câu hỏi
1174 người thi tuần này

Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 10)

42.7 K lượt thi 12 câu hỏi
614 người thi tuần này

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 KNTT Tuần 14 có đáp án

1.3 K lượt thi 8 câu hỏi
504 người thi tuần này

Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 4)

42 K lượt thi 12 câu hỏi
449 người thi tuần này

Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 7)

42 K lượt thi 12 câu hỏi
363 người thi tuần này

Đề thi Tiếng Việt 5 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 2)

30 K lượt thi 12 câu hỏi
362 người thi tuần này

Đề kiểm tra cuối học kì 2 Tiếng Việt 5 có đáp án (Đề 8)

17.3 K lượt thi 11 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Đoạn văn 1

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

CÁC ĐIỆU MÚA NỔI TIẾNG TRÊN THẾ GIỚI

1. Múa rồng bắt nguồn từ thời nhà Hán tại Trung Quốc. Để thực hiện điệu múa, nhóm vũ công khoảng 9 người sẽ cầm theo hình nộm rồng và nhảy múa trên nền nhịp trống, chũm choẹ và chiêng. Những chuyển động mạnh mẽ, dứt khoát, linh hoạt của vũ công mô phỏng hình tượng rồng uy nghi, dũng mãnh, có ý nghĩa xua đuổi ma quỷ và mang lại may mắn, thịnh vượng.

2. Điệu nhảy Ti-ni-clinh là điệu nhảy ống tre truyền thống của người dân Phi-líp-pin. Điệu nhảy mô phỏng động tác nhảy lên của loài chim Ti-ni-clinh để thoát khỏi những chiếc bẫy bằng tre. Vì vậy, nó thể hiện tinh thần kiên cường, lạc quan và khát vọng vượt qua gian khổ của người dân Phi-líp-pin. Điệu múa được dạy phổ biến trong các trường học tại đất nước này.

3. Điệu múa Áp-sa-ra được mệnh danh là “điệu múa của tiên nữ". Các vũ công sẽ khoác lên mình bộ trang phục nặng khoảng 10 kg vô cùng cầu kì. Năm 2003, điệu múa này được UNESCO công nhận là “Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại". Điệu múa là niềm tự hào của người dân Cam-pu-chia, mang ý nghĩa ngợi ca cuộc sống bình yên, sung túc.

4. Múa cung đình có nguồn gốc từ thời Tiền Lê. Trải qua thăng trầm lịch sử, đến thời nhà Hồ, múa cung đình được khôi phục. Cho đến thời Nguyễn, các điệu múa này đạt tới độ hoàn mĩ. Ngày nay, chúng thường được gọi là múa cung đình Huế. Các điệu múa này ca ngợi và phản ánh mong ước về một triều đại hưng thịnh, giàu mạnh. Việt Nam tự hào khi múa cung đình Huế được UNESCO công nhận là “Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại".

(Thu Vy tổng hợp)

Nhà Hán: một triều đại trong lịch sử Trung Quốc. Chũm choẹ (chập cheng, cymbal): một nhạc cụ bộ gõ phổ biến, tạo bởi những tấm hợp kim mỏng, hình tròn.

Ti-ni-clinh: tên của một loài chim chân dài, có mặt trên hầu khắp các đồng lúa của Phi-líp-pin.

Câu 1:

 Điệu múa nào có ý nghĩa xua đuổi ma quỷ và mang lại may mắn?

Xem đáp án

Câu 2:

Thông tin nào dưới đây nói về điệu nhảy Ti-ni-clinh?

Xem đáp án

Câu 3:

Điệu múa Áp-sa-ra của đất nước nào?

Xem đáp án

Câu 4:

Điệu múa Áp-sa-ra và múa cung đình Huế có điểm gì giống nhau?

Xem đáp án

4.6

586 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%