Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 KNTT Tuần 34 có đáp án

7 người thi tuần này 4.6 45 lượt thi 9 câu hỏi 60 phút

🔥 Đề thi HOT:

988 người thi tuần này

Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)

46.7 K lượt thi 13 câu hỏi
574 người thi tuần này

Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 1)

39.8 K lượt thi 12 câu hỏi
485 người thi tuần này

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 KNTT Tuần 14 có đáp án

1.1 K lượt thi 8 câu hỏi
450 người thi tuần này

Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 10)

39.6 K lượt thi 12 câu hỏi
253 người thi tuần này

Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 7)

39.4 K lượt thi 12 câu hỏi
220 người thi tuần này

Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 4)

39.4 K lượt thi 12 câu hỏi
179 người thi tuần này

Đề thi Tiếng Việt 5 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 2)

29.4 K lượt thi 12 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1:

Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:

BIỂN ĐẸP

Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.

Lại đến một buổi chiều gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên.

Khi nào thì: “Biển lặng đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền  (ảnh 1)

Rồi ngày mưa rào. Mưa giăng giăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu : xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc,... Có quãng biển thâm xì, nặng trịch. Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ưót đẫm, thẫm lại, khoẻ nhẹ, bồi hồi, như ngực áo bác nông dân cày xong ruộng về bị ướt.

Có buổi sớm nắng mờ, biển bốc hơi nước, không nom thấy núi xa, chỉ một màu trắng đục. Không có thuyền, không có sóng, không có mây, không có sắc biếc của da trời.

Một buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm. Những núi xa màu lam nhạt pha màu trắng sữa. Không có gió, mà sóng vẫn đổ đều đều, rì rầm. Nước biển dâng đầy, quánh đặc một màu bạc trắng, lăn tăn như bột phấn trên da quả nhót.

Chiều nắng tàn, mát dịu. Biển xanh veo màu mảnh chai. Núi xa tím pha hồng. Những con sóng nhè nhẹ liếm lên bãi cát, bọt sóng màu bươi đào.

Mặt trời xế trưa bị mây che lỗ đỗ. Những tia nắng dát vàng một vùng biển tròn, làm nổi bật những cánh buồm duyên dáng như ánh sáng chiếc đèn sân khấu khổng lồ đang chiếu cho các nàng tiên biển múa vui.

Thế đấy, biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ,... Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng. Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng có một điều ít ai chú ý là : vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc ấy phần rất lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên.

(Vũ Tú Nam)

Khi nào thì: “Biển lặng đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên.” ?

Xem đáp án

Câu 2:

Khi nào thì “Nước biển dâng đầy, quánh đặc một màu bạc trắng, lăn tăn như bột phấn trên da quả nhót.” ?

Xem đáp án

Câu 3:

Trong bài, sự vật nào được so sánh với “ngực áo của bác nông dân” ?

Xem đáp án

Câu 4:

Trong bài, sự vật nào được so sánh với “ánh sáng chiếc đèn sân khấu” ?

Xem đáp án

Câu 5:

Theo tác giả Vũ Tú Nam, vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc của biển phần lớn do những gì tạo nên ?

Xem đáp án

Câu 9:

Viết bài văn tả người thân mà em yêu quý nhất.

* Gợi ý

1. Mở bài: Giới thiệu về người định tả.

2. Thân bài:

- Giới thiệu chung về người định tả (tuổi tác, công việc,…) 

- Tả ngoại hình: Vóc dáng, chiều cao, nước da, khuôn mặt, mái tóc, cách ăn mặc…

- Tả các hoạt động, tính cách, sở thích,…

- Kể về kỉ niệm, ấn tượng với người đó (yếu tố gây hấp dẫn cho bài viết).

+ (Lưu ý: Nếu yêu cầu đề bài là tả cụ thể chân dung hay hoạt động, ta sẽ tập trung trọng tâm ở nội dung đó).

+ (Chọn lọc chi tiết miêu tả và kể về kỉ niệm với nhân vật được tả)

3. Kết bài: Tình cảm, cảm xúc với người được tả.

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….


4.6

9 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%