Câu hỏi:
21/11/2024 33Tìm hiểu một số biện pháp để khắc phục hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Liên tục theo dõi tình hình và xây dựng công trình thủy lợi chống mặn: Các cơ sở môi trường thực hiện quan sát và kiểm soát thường xuyên nồng độ muối trong nước và trong đất. Đặc biệt chú trọng ở các khu vực cửa biển, tại các công trình thủy lợi. Đồng thời cập nhật các kết quả và khuyến cáo người dân chuẩn bị các công tác phòng chống, ứng phó kịp thời. Kết hợp xây dựng các hệ thống thủy lợi, tăng cường dự trữ nước ngọt và ngăn chặn nước biển xâm nhập, xây đập nước ngăn mặn, đắp đê vùng ven biển. Xây dựng hệ thống đê biển, đê sông dọc theo biển Đông và biển Tây để ứng phó với mực nước biển dâng cao.
- Chống mặn cho cây trồng và thủy sản, nuôi trồng các giống thủy sản: Cần chủ động thực hiện các biện pháp chống mặn cho cây trồng (giữ ẩm, tránh thoát hơi nước cho cây bằng cách ủ rơm rạ ở gốc). Nên trồng các loại cây thời vụ có thể chịu được mức độ mặn cao. Khuyến cáo người dân chuyển đổi cơ cấu con giống phù hợp, cần có những biện pháp chăm sóc chu đáo để hạn chế những thiệt hại do hạn hán gây ra. Đối với các hộ nuôi trường thủy sản, phải thực hiện quan trắc theo dõi độ mặn môi trường nuôi. Từ đó xác định khoảng thời gian bắt đầu nuôi và thời điểm kết thúc phù hợp với hiện trạng xâm nhập mặn.
- Lưu trữ và tiết kiệm nước ngọt: Các cơ sở sản xuất và hộ gia đình cần phải thực hiện quá trình tiết kiệm tối đa nguồn nước ngọt có sẵn. Áp dụng việc tái sử dụng nước cho các việc khác nhau. Nhằm phục vụ cho các mục đích sinh hoạt và tưới tiêu hợp lý. Bắt đầu thực hiện việc dự trữ nước ngọt từ các nguồn nước mưa và bảo quản tốt, tránh bị bốc hơi vào mùa khô.
- Lắp đặt hệ thống lọc nước mặn: Bên cạnh việc lưu trữ và tiết kiệm, người dân cần phải lắp đặt các hệ thống lọc nước mặn để đảm bảo tốt nhất lượng nước cho sử dụng sinh hoạt và tưới tiêu. Hệ thống lọc nước mặn được xem là biện pháp sử dụng trực tiếp nguồn nước mặn hiện tại. Thông qua hệ thống lọc xử lý các thành phần muối hòa tan trong nước, mang lại nguồn nước có độ ngọt hợp lý. Đặc biệt nước sau lọc có thể sử dụng để uống trực tiếp. Hoặc tưới tiêu cho các loại cây có khả năng chịu mặn thấp.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho bảng số liệu sau:
DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG VÀ SẢN LƯỢNG CÂY LƯƠNG THỰC CÓ HẠT CỦA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ CẢ NƯỚC NĂM 2010 VÀ NĂM 2021
Chỉ số |
Năm 2010 |
Năm 2021 |
||
Cả nước |
Đồng bằng sông Cửu Long |
Cả nước |
Đồng bằng sông Cửu Long |
|
Diện tích (triệu ha) - Trong đó: lúa |
8,61 7,48 |
3,98 3,92 |
8,14 7,23 |
3,92 3,89 |
Sản lượng (triệu tấn) - Trong đó: lúa |
44,6 40,0 |
21,7 21,5 |
48,3 43,8 |
24,4 24,3 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2011, 2022)
a) Hãy tính tỉ lệ diện tích gieo trồng, sản lượng lúa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước năm 2010 và năm 2021.
b) Rút ra nhận xét.
Câu 2:
Cho bảng số liệu sau:
MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ XÃ HỘI Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2010 VÀ NĂM 2021
Năm Chỉ tiêu |
2010 |
2021 |
Tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo (%) |
7,8 |
14,6 |
Tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ (%) |
92,9 |
93,9 |
Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành (triệu đồng) |
1,2 |
3,7 |
Tuổi thọ trung bình (năm) |
74,1 |
75,0 |
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Nhận xét một số chỉ tiêu về xã hội ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2010 và năm 2021.
Câu 3:
Trình bày sự phát triển và phân bố nông nghiệp, thuỷ sản ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 4:
Cho biết các thế mạnh về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển kinh tế – xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu sau.
|
Đặc điểm |
Thế mạnh |
Địa hình và đất |
|
|
Khí hậu |
|
|
Nguồn nước |
|
|
Tài nguyên sinh vật |
|
|
Tài nguyên biển |
|
|
Câu 5:
Lựa chọn đáp án đúng.
a) Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích khoảng bao nhiêu km²?
A. 21 nghìn km². B. 40 nghìn km².
C. 45 nghìn km². D. 54 nghìn km².
Câu 6:
b) Ý nào dưới đây không phải là điều kiện để phát triển ngành công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Nhu cầu thức ăn cho nuôi trồng thuỷ sản.
B. Nguồn nguyên liệu dồi dào của ngành nông nghiệp và thuỷ sản.
C. Nhu cầu thức ăn cho chăn nuôi.
D. Nguồn nước dồi dào.
Câu 7:
b) Vùng Đồng bằng sông Cửu Long tiếp giáp với
A. Tây Nguyên và Lào.
B. Đông Nam Bộ và Cam-pu-chia.
C. biển và Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.
30 câu Trắc nghiệm Địa 9 Kết nối tri thức Bài 11 có đáp án
25 câu Trắc nghiệm Địa 9 Kết nối tri thức Bài 9 có đáp án
30 câu Trắc nghiệm Địa 9 Kết nối tri thức Bài 12 có đáp án
25 câu Trắc nghiệm Địa 9 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
25 câu Trắc nghiệm Địa 9 Chân trời sáng tạo Bài 6 có đáp án
Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 17 (có đáp án): Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
30 câu Trắc nghiệm Địa 9 Chân trời sáng tạo Bài 9 có đáp án
25 câu Trắc nghiệm Địa 9 Kết nối tri thức Bài 7 có đáp án
về câu hỏi!