Câu hỏi:
22/12/2024 56Anh/ chị hãy viết một bài văn nghị luận phân tích đánh giá về hai nhân vật Rô-mê-ô và Giu-li-ét trong đoạn trích đã cho.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài giới thiệu được vấn đề cần nghị luận
Thân bài triển khai được chi tiết về vấn đề nghị luận có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.
Kết bài nêu khái quát lại vấn đề
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: viết một bài văn nghị luận phân tích đánh giá về hai nhân vật Rô-mê-ô và Giu-li-ét trong đoạn trích đã cho
c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:
MỞ BÀI
– Giới thiệu đoạn trích: “Rô-mê-ô và Giu-li-ét” là vở bi kịch nổi tiếng của nhà soạn kịch tài danh nước Anh W. Shakespeare. Đoạn trích ở phần Đọc hiểu được trích ra từ vở kịch này, kể về việc Rô-mê-ô lẻn đến vườn nhà Mông-ta-ghiu để gặp gỡ Giu-li-ét.
– Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá: Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi vào phân tích hai nhân vật chính: Rô-mê-ô và Giu-li-ét trong đoạn trích trên.
THÂN BÀI
1. Nhân vật Rô-mê-ô:
– Rô-mê-ô là một chàng trai si tình, điều đó được thể hiện qua thái độ say đắm của chàng đối với Giu-li-ét, qua hành động dám bất chấp nguy hiểm để lẻn đển vườn nhà Mông-ta-ghiu để gặp người yêu.
– Rô-mê-ô là một chàng trai có tâm hồn lãng mạn. Điều đó được thể hiện qua những lời nói mà chàng dành cho Giu-li-ét. Đắm say trước sắc đẹp diễm kiều của người mình yêu, chàng đã nói ra những lời vô cùng bay bổng, để ca ngợi sắc đẹp tuyệt thế của Giu-li-ét: chàng thấy như một sứ giả nhà trời có cánh, đang cưỡi những áng mây lững lờ lướt nhẹ trên không trung, khiến những kẻ trần tục phải cố ngước đôi mắt trắng dã lên mà chiêm ngưỡng. Trong mắt Rô-mê-ô, Giu-li-ét còn đẹp hơn cả Hằng Nga. chàng so sánh Giu-li-ét như là mặt trời; chàng miêu tả đôi mắt nàng còn đẹp hơn cả những ngôi sao; đôi gò má của nàng cũng mang vẻ rực rỡ đến nỗi những ngôi sao trời phải thẹn thùng. Tất nhiên, những cảm nhận lãng mạn đó cũng đến từ một tình yêu say đắm mà chàng dành cho Giu-li-ét.
– Rô-mê-ô cũng là một chàng trai có khát vọng được tự do yêu đương và không chấp nhận bất cứ bức tường nào ngăn cách giữa chàng với người mình yêu, kể cả đó là mối thâm thù của hai dòng họ.
2. Nhân vật Giu-li-ét:
– Qua lời thoại của Rô-mê-ô, ta có thể thấy Giu-li-ét là một nàng tiểu thư vô cùng xinh đẹp. Nhan sắc của nàng lộng lẫy, diễm kiều như một nàng tiên.
– Giu-li-ét cũng là một cô gái sinh tình. Nàng đã yêu Rô-mê-ô ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên. Khi nhận ra sự xuất hiện của Rô-mê-ô ngay dưới cửa sổ phòng mình, nàng lo lắng cho người yêu, điều đó chứng tỏ Giu-li-ét cũng yêu Rô-mê-ô say đắm.
– Giu-li-ét cũng là một cô gái có khát vọng tự do yêu đương. Nàng yêu Rô-mê-ô dù biết chàng là con của dòng họ Cam-piu-lét, dòng họ có mối thâm thù với gia đình nàng. Tình yêu đã mạnh hơn thù hận, vượt qua mọi thứ ràng buộc đến từ bên ngoài.
=> Rô-mê-ô và Giu-li-ét là hiện thân của vẻ đẹp tình yêu, hiện thân của khát vọng tự do yêu đương, nhưng cũng là nạn nhân của những định kiến trong xã hội cũ. Bằng tình yêu trong sáng và mãnh liệt của mình, họ đã bất chấp tất cả để được đến với nhau.
3. Nghệ thuật:
– Lời văn hoa mĩ, giàu hình ảnh, sử dụng nhiều so sánh, thậm xưng.
– Các nhân vật đặc điểm của văn học lãng mạn: đó là những con người có cái tôi mạnh mẽ, có khát vọng yêu đương mãnh liệt, giàu khát vọng tự do.
KẾT BÀI
– Khẳng định khái quát những nét đặc sắc về chủ đề và nghệ thuật của đoạn trích: Đoạn trích đã khắc họa thành công hai hình tượng nhân vật Rô-mê-ô và Giu-li-ét, những con người đại diện cho tuổi trẻ, cho khát vọng tự do yêu đương.
– Nêu ý nghĩa của đoạn trích đối với bản thân và người đọc: Đoạn trích trên cho ta thấy được sức mạnh kì diệu của tình yêu đôi lứa; thấy được những bó buộc về tư tưởng trong xã hội phong kiến phương Tây, qua đó ta thêm quý trọng quyền tự do yêu đương trong xã hội hiện đại.
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 3:
Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Đấy là phương đông, và nàng Giu-li-ét là mặt trời!”?
Câu 6:
Sức mạnh nào đã khiến Rô-mê-ô bất chấp nguy hiểm, lẻn đến vườn nhà Giu-li-ét?
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 5
Bộ 10 đề thi cuối kì 2 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 6
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Cánh diều có đáp án - Đề 1
Đề thi giữa kì 1 lớp 11 môn Ngữ Văn có đáp án (Đề 1)
Bộ 15 đề thi giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Cánh diều có đáp án - Đề 3
Bộ 10 đề thi cuối kì 2 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 3
về câu hỏi!